TP.HCM công bố kết quả tuyển bổ sung lớp 10 chuyên, tích hợp
Nhận được phản ánh của người dân, vào những ngày cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2025, PV Thanh Niên đã có mặt tại TT.Lăng Cô để ghi nhận thực trạng bờ biển vịnh Lăng Cô bị rác bủa vây. Theo đó, tại đoạn bờ biển tại tổ dân phố Loan Lý (TT.Lăng Cô) xuất hiện rất nhiều rác, đây là khu vực có nhiều hàng quán kinh doanh, nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Đi dọc bờ biển, hàng tá rác là túi ni lông, bao tải, vỏ chai nhựa, chai thủy tinh… dạt vào dày đặc, kéo dài nhiều km. Nhiều người dân sống trong khu vực cho biết, tình trạng này xuất hiện nhiều năm nay, nhất là vào thời điểm không khí lạnh, triều cường cao đẩy rác từ biển vào.Mỗi ngày, các chủ hộ kinh doanh hàng quán ven biển đều dọn rác, nhưng chỉ sau một đêm rác lại dạt vào, chất thành từng đống lớn.Tại các khu vực không có hộ kinh doanh, rác xuất hiện càng nhiều, gây ảnh hưởng đến cảnh quan của khu du lịch nổi tiếng."Hàng ngày quán chúng tôi phải cử ra một người để dọn rác nhưng vẫn không xuể, khối lượng rác quá nhiều, trôi từ biển vào nên dọn rồi đâu lại vô đấy. Có thể số lượng rác này từ các con sông đổ ra biển, sau đó theo sóng dạt vào bờ", một chủ một cơ sở kinh doanh ở bãi biển vịnh Lăng Cô nói.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hoàng Trọng Huy, Phó chủ tịch UBND TT.Lăng Cô, cho biết tình trạng rác trôi vào bờ biển thường xuất hiện vào thời điểm không khí lạnh, triều cường cao. Số lượng rác quá lớn và trôi vào liên tục nên địa phương không thể xử lý thường xuyên."Thời điểm này biển động, không khí lạnh nên lượng khách đến với vịnh Lăng Cô không nhiều, trước khi thời tiết chuyển biến tốt, nắng lên chúng tôi sẽ huy động lực lượng dọn dẹp, làm sạch bờ biển để đón du khách", ông Huy nói.Vịnh Lăng Cô nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa bàn TT.Lăng Cô, H.Phú Lộc (TP.Huế), từng được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn là "Vịnh đẹp nhất thế giới" vào năm 2009. Với vẻ đẹp hoang sơ, bãi cát trắng mịn, nước biển xanh… hàng năm, địa điểm này thu hút số lượng lớn du khách nghỉ dưỡng, lưu trú. Việc rác "tấn công" các bãi tắm gây mất mỹ quan, làm xấu đi hình ảnh của vịnh biển này.
Ngày hội Việt phục 'Tóc xanh vạt áo' lần 4 có gì mới?
Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Bồ - Đức Cơ nằm sát tuyến quốc lộ 19, cách trung tâm TP.Pleiku khoảng 60 km và cách cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh khoảng 20 km, rất thuận lợi cho những hoạt động tìm hiểu lịch sử - văn hóa, thăm viếng, tri ân. Tuy nhiên, mặt trước nhà bia di tích lại nằm sau một khu dân cư.
Chồng mất sớm, người vợ được hưởng tài sản thừa kế gì từ nhà chồng?
Quân cho biết trong quá trình thực hiện bộ ảnh rất vất vả vì thời tiết nóng. Tuy nhiên, các thành viên trong lớp đều rất vui vẻ, đồng lòng để động viên nhau hoàn thành bộ ảnh kỷ yếu: “Mình xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả thành viên của lớp. Hy vọng rằng tình bạn này sẽ mãi mãi bền vững”.
Phó bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc trực tiếp mời lãnh đạo của Sở VH - TT TP.HCM, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM và đại biểu khách mời lên sân khấu, thực hiện nghi thức đánh trống khai hội Ngày thơ Việt Nam tại TP.HCM lần thứ 22, với chủ đề Thành phố này tôi đến tôi yêu.
Doanh nghiệp có lao động là người nước ngoài cần lưu ý quy định mới nào?
Số liệu cập nhật từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 1 năm nay (ngày 1 - 15.1), Việt Nam nhập khẩu 1,08 triệu tấn xăng dầu và dầu thô với giá trị 0,66 tỉ USD, tăng lần lượt 35% về lượng và 25% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.Cụ thể, nhập khẩu 690.566 tấn dầu thô với kim ngạch 381 triệu USD, tăng 26% về lượng và 17% về giá trị so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu 398.193 tấn xăng dầu với tổng trị giá trị 284 triệu USD, tăng lần lượt gần 54% về lượng và 37,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.Trước đó, trong năm 2024, nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu của Việt Nam cũng tăng mạnh. Tính chung nhóm hàng nguyên nhiên liệu gồm than các loại, dầu thô, xăng dầu và khí đốt hóa lỏng, Việt Nam nhập đến 90,8 triệu tấn, tăng hơn 21% so năm 2023 (tương ứng tăng gần 16 triệu tấn). Trong đó, nhập khẩu dầu thô các loại đạt 13,44 triệu tấn, tăng gần 25% và lượng nhập khẩu khí đốt hóa lỏng là 3,11 triệu tấn, tăng 24%. Năm 2023, Việt Nam nhập 120.455 tấn dầu thô với kim ngạch 89,2 triệu USD.Về thị trường, năm 2024, Việt Nam nhập khẩu dầu thô từ 3 thị trường chính là Kuwait (thị trường nhập khẩu dầu lớn nhất) với 11,7 triệu tấn, đạt xấp xỉ 7 tỉ USD, tăng 29,5% về lượng và 25,7% về kim ngạch so với cùng kỳ. Kế đó là thị trường Nigeria với 699.599 tấn, kim ngạch 433 triệu USD. Đáng lưu ý, kim ngạch và sản lượng dầu thô được nhập khẩu từ 2 thị trường trên trong năm 2024 tăng trưởng đến... 3 con số, tăng gần 400% về kim ngạch và tăng 480% về lượng so với năm trước. Về xăng dầu, trong năm 2024, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ 6 thị trường chính. Trong đó, nhập từ Hàn Quốc là nhiều nhất với 3,19 triệu tấn, kim ngạch 2,33 tỉ USD, giảm lần lượt 18,5% về lượng và 27,5% về giá trị so với năm trước.

Nhà bên sông - nét đẹp thân thương khi đến miền Tây
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Cách học môn vật lý
Trong đơn gửi 2 bộ và Văn phòng Chính phủ, nhóm doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi đã kiến nghị về bất cập trong thực hiện Nghị định 144/2024/NĐ-CP ngày 1.1.12024. Nghi định này quy định, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khô dầu đậu tương có mã số hàng hóa 23040090 được giảm từ 2% xuống 1%. Nhưng từ khi nghị định này có hiệu lực từ ngày 16.12.2024 đến nay, các doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.Cụ thể, từ đầu tháng 12.2024, các chi cục hải quan TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu áp mã số hàng hóa đối với mặt hàng này là 23040029, có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%. Trong khi đó, từ trước tháng 12.2024, bao gồm cả thời gian sau khi Thông tư 31/2022/TT-BTC có hiệu lực, các doanh nghiệp luôn khai báo khô dầu đậu tương nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi theo mã số hàng hóa 23040090 (có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1%) trên hệ thống VNACC/VCIS của Tổng cục Hải quan và hệ thống đăng ký kiểm tra chuyên ngành của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT).Sự khác biệt, chưa thống nhất về mã số hàng hóa này không chỉ làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh thêm chi phí mà còn dẫn đến tâm lý hiểu nhầm hoặc nghi ngờ của doanh nghiệp đối với chủ trương, chính sách và tính đồng bộ, khách quan trong các quy định của cơ quan quản lý.Ngoài ra, từ khi Nghị định 144/2024/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, chỉ trong nửa tháng giá khô dầu đậu tương trên thị trường thế giới và trong nước bất ngờ tăng mạnh hơn 12% do những biến động về cung cầu.Cũng theo các doanh nghiệp, hiện tại đang có sự chênh lệch về thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng này giữa các nước xuất khẩu có các hiệp định tự do thương mại với Việt Nam như: Ấn Độ, ASEAN...được hưởng thuế suất 0%. Các doanh nghiệp trong ngành vì thế bị giới hạn về phạm vi nguồn gốc hàng hóa và khó tiếp cận các quốc gia có sự ổn định nhiều hơn về sản lượng và chất lượng khô dầu đậu tương: Mỹ, Argentina, Brazil... Ngoài ra, nếu thuế suất thuế nhập ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi đều được áp dụng ở mức 1% thì có thể góp phần tăng sản lượng nhập khẩu và hài hòa cán cân thương mại với Mỹ, tránh nguy cơ bị chính quyền mới của tổng thống đắc cử D.Trump áp dụng các biện pháp giám sát và tự vệ thương mại gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Qatar vs Ecuador: 'The Maroon' tận hưởng những thử thách
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.
app chỉnh mặt theo tỷ lệ vàng
Ngày 1.1, thông tin từ Công an TP.Vinh (Nghệ An) cho biết đơn vị này vừa thực hiện lệnh bắt giữ và khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của ông Nguyễn Trọng Nghĩa (48 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần Tài nguyên môi trường Thành Vinh), Nguyễn Đình Sơn (27 tuổi, kỹ thuật viên) và Võ Yên Phi (31 tuổi, nhân viên Công ty cổ phần Tài nguyên môi trường Thành Vinh). Cả 3 người này bị bắt giữ để điều tra hành vi làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức. Bước đầu, cơ quan công an xác định từ năm 2022 đến 2024, Công ty cổ phần Tài nguyên môi trường Thành Vinh (có trụ sở tại TP.Vinh, Nghệ An) không đảm bảo năng lực về nhân sự trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã cùng 2 nhân viên cấp dưới đã làm giả các báo cáo đánh giá tác động môi trường cho một số dự án đầu tư xây dựng để hưởng lợi. Cơ quan công an xác định với cách thức làm giả con dấu, tài liệu này, các nghi phạm nói trên đã làm thất thoát ngân sách của Nhà nước hơn 700 triệu đồng. Vụ án đang được mở rộng điều tra.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư