Biển đảo Tây Nam: Nơi 'cuốn theo chiều gió'
"Chúng ta xác định, nuôi biển nằm trong tổng thể 3 trụ cột của kinh tế biển, bao gồm: giảm khai thác, tăng nuôi trồng, tạo ra sự hài hòa trong kinh tế biển… Khi có mục tiêu, chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn này. Mục tiêu của chúng ta xa lắm, sâu lắm, trách nhiệm của chúng ta hôm nay để làm giàu cho biển, một khi chúng ta làm giàu cho biển thì biển làm giàu cho chúng ta", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.
Ghim ngay 5 mẹo đơn giản để có làn da không tuổi, trong suốt như sương mai
Ngày 20.1, Bộ Công thương cho biết, ngày 17.1 vừa qua, tại Washington (Mỹ), Bộ Công thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam.Trước đó, ngày 8.1.2020, Việt Nam chính thức khởi kiện Mỹ vi phạm các quy định của WTO khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gọi tắt là vụ việc DS536.Đến năm 2020, sau khi ban hội thẩm WTO có dự thảo phán quyết vụ việc gửi cho các bên liên quan trước khi công bố chính thức, phía Mỹ đã đề xuất Việt Nam cùng đề nghị hoãn ban hành báo cáo của ban hội thẩm để thương lượng một giải pháp song phương, nhằm giải quyết vụ việc DS536Như vậy, sau 7 năm khởi kiện và gần 5 năm thương lượng, với thỏa thuận đã ký, Mỹ và Việt Nam đã đạt được giải pháp song phương, chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO.Cũng theo thỏa thuận được ký kết, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đủ điều kiện dỡ bỏ thuế theo quy định của Mỹ. Đây cũng là nhà xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ. Bộ Công thương cho biết, đây là lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận song phương nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp tại WTO, trước đó là vụ việc về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm (DS429), đã ký năm 2016.Bộ Công thương đánh giá, việc đạt được giải pháp song phương giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả hai phía Việt Nam - Mỹ. Việt Nam hoan nghênh tinh thần xây dựng, thái độ thiện chí và nỗ lực tìm kiếm giải pháp song phương của phía Mỹ, đặc biệt là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR). Mỹ thực thi phán quyết của WTO góp phần quan trọng trong việc thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ, khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đạt 345 triệu USD, tăng 27% so với năm 2023.
Sâm 'quốc bảo' Việt đi về đâu?: Kỳ vọng phiên bản sâm Việt tốt hơn
Phim kinh dị tâm linh Tiệm ăn của quỷ do Hàm Trần đạo diễn phát hành đúng dịp Tết Nguyên đán trên nền tảng Netflix, nhanh chóng lên vị trí top đầu các phim được yêu thích, với câu chuyện khai thác các mặt tối của con người như tham, sân, si, mạn và nghi. Bên cạnh dàn diễn viên thực lực như Lê Quốc Nam, Kiều Trinh, bộ phim còn quy tụ những gương mặt trẻ đầy tiềm năng, trong đó đáng chú ý là nữ diễn viên Phạm Nguyễn Lan Thy.Trong Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy vào vai Vy, một bartender cá tính tại quán rượu, xuất hiện trong tập 5 của loạt phim. Sau một biến cố về sức khỏe, cô gặp và được Ân (Võ Điền Gia Huy thủ vai) cứu giúp. Cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm, đắm chìm vào một mối tình mãnh liệt nhưng ngắn ngủi, với những cảnh quay nồng cháy và táo bạo. Có thể thấy vai Vy đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng của Lan Thy trên màn ảnh. Khác xa với hình ảnh ngọt ngào, nhẹ nhàng trước đây, Vy là một nhân vật nổi loạn, mạnh mẽ với những hình xăm phủ kín cơ thể. Không chỉ thay đổi ngoại hình, nữ diễn viên còn thử thách bản thân với những cảnh nóng, điều mà trước đây cô chưa từng thể hiện trên màn ảnh rộng.Với vai diễn này, Lan Thy thể hiện tốt phần cảm xúc, nhưng cách thoại của cô trong phim bị đánh giá là chưa thực sự tự nhiên, khiến một số đoạn hội thoại chưa đủ sức truyền tải cảm xúc mạnh mẽ. Tuy nhiên, với những cảnh yêu đương, Lan Thy lại cho thấy sự nhập vai trọn vẹn, đặc biệt là trong cách thể hiện tình cảm của nhân vật Vy dành cho Ân.Bên cạnh những lời khen về ngoại hình, phong cách diễn xuất đổi mới, một số khán giả cho rằng vai Vy của Lan Thy chưa có nhiều đất diễn để cô thể hiện chiều sâu tâm lý. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Tiệm ăn của quỷ đã giúp nữ diễn viên tạo dấu ấn mạnh mẽ với hình ảnh gai góc, nổi loạn.Trước khi tham gia Tiệm ăn của quỷ, Phạm Nguyễn Lan Thy từng góp mặt trong một số dự án điện ảnh như Em và Trịnh. Gần đây nhất, cô xuất hiện trong bộ phim Công tử Bạc Liêu. Ngoài ra cô còn tham gia đóng MV ca nhạc của một số ca sĩ, đồng thời là một gương mặt được yêu thích trong giới người mẫu ảnh. Sở hữu ngoại hình thanh tú, mái tóc dài và nét đẹp đậm chất điện ảnh, Lan Thy nhanh chóng trở thành cái tên lọt vào mắt xanh của các đạo diễn. Tuy nhiên, so với nhiều diễn viên cùng thời, cô vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một vai diễn bứt phá để khẳng định tài năng thực sự của mình.Phạm Nguyễn Lan Thy sinh năm 1998, từng theo học ngành y nhưng sau đó quyết định bảo lưu con đường học vấn để theo đuổi đam mê nghệ thuật. Cô chia sẻ về đam mê diễn xuất: "Tôi đã quyết định bảo lưu việc học để theo đuổi đam mê nghệ thuật bởi tôi thích làm việc tự do, thoải mái. Và mình cứ thử khi có cơ hội thôi".Phạm Nguyễn Lan Thy đang dần trở thành một cái tên đáng chú ý trong làng phim Việt, đặc biệt sau vai Vy trong Tiệm ăn của quỷ. Dù diễn xuất vẫn còn hạn chế, nhưng sự đầu tư, lột xác về hình ảnh và sự dũng cảm thử sức với những cảnh táo bạo đã giúp cô tạo dấu ấn mạnh mẽ. Trên trang cá nhân nữ diễn viên thường chia sẻ những hình ảnh khoe nhan sắc nổi bật, gu thời trang cá tính trong một số sự kiện của làng giải trí và cả đời thường.
"Thế là tôi mở từng website, ứng dụng của hầu hết các hãng bay và cũng lực bất tòng tâm. Tôi vào app các ngân hàng để mua vé, cũng được thông báo "không tìm thấy chuyến bay nào". Tôi gọi điện thoại theo số hotline của một số hãng, thì được khuyên nên đến sân bay trực tiếp, để… chờ có ai hủy bỏ vé thì mới có cơ hội. Thế là tôi… mua vé xe khách để chiều 18.2 vào lại TP.HCM".
Học bổng Chính phủ Úc năm 2023 ưu tiên các lĩnh vực nào?
Theo thạc sĩ Phạm Quang Trường, thực tế sinh viên kinh tế rất “sợ” các môn toán cao cấp, kinh tế - luật và xác suất thống kê. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Trường, sinh viên không nhất thiết phải quá giỏi môn toán khi học các ngành liên quan kinh tế vì đây chỉ là một phần để tư duy. Có những môn học khác cần thiết như: ngoại ngữ, tin học... Bên cạnh đó, những bạn học luật thì cần trang bị kiến thức về lịch sử, văn, xã hội học.

Người Dao Phìn Ngan ăn lễ lớn
Đà Nẵng: Khởi tranh giải bóng đá của cán bộ gây quỹ từ thiện
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Một mình nuôi vợ bị suy thận và con trai liệt giường
Khoảng 4 giờ 30 ngày 22.1, một xe đầu kéo container lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (hướng TP.HCM đi Đồng Nai), khi qua nút giao với quốc lộ 51 khoảng 8 km (thuộc địa phận xã Bình Sơn, H.Long Thành, Đồng Nai) thì bất ngờ bốc cháy ở đầu xe.Phát hiện sự việc, tài xế đã cho phương tiện dừng ở làn khẩn cấp và điện báo cơ quan chức năng. Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Đồng Nai đã điều 3 xe chữa cháy cùng hơn 15 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Vụ cháy không bị thương vong về người, còn xe đầu kéo hư hại nặng. Vụ cháy gây ùn tắc giao thông nhiều cây số, kéo dài đến đoạn đầu đường vào cao tốc ở TP.Thủ Đức. Đến khoảng 7 giờ cùng ngày, trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cũng gần vị trí trên lại xảy ra một vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 ô tô (theo hướng TP.HCM - Đồng Nai). Rất may, không gây thiệt hại về người.Vụ tai nạn khiến giao thông trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tiếp tục ùn ứ nghiêm trọng, kẹt xe kéo dài về hướng TP.HCM.
alo789
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư