Charlie - điểm cao lịch sử
Từ ngày 6.2, Thông tư 86/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về đăng ký thuế sẽ chính thức có hiệu lực, thay thế Thông tư 105/2020/TT-BTC. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sẽ sử dụng tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập để thực hiện thủ tục đăng ký thuế theo quy định trên môi trường điện tử. Riêng đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân sẽ sử dụng mã số thuế là số định danh cá nhân do Bộ Công an cấp. Số định danh cá nhân do Bộ Công an cấp là số căn cước công dân gồm 12 chữ số được sử dụng thay cho mã số thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân, người phụ thuộc; tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Quy định nêu rõ, những cá nhân, hộ kinh doanh đã được cấp mã số thuế trước đây được thực hiện đến hết ngày 30.6. Từ ngày 1.7, người nộp thuế sẽ sử dụng số căn cước công dân thay cho mã số thuế. Trường hợp hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân đã được cấp mã số thuế trước 1.7 nhưng thông tin đăng ký thuế không khớp đúng với thông tin cá nhân được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc không đầy đủ thì cơ quan thuế cập nhật trạng thái mã số thuế của hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân sang trạng thái "Mã số thuế chờ cập nhật thông tin số định danh cá nhân". Người nộp thuế phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế để đảm bảo thông tin khớp đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi sử dụng số căn cước công dân làm mã số thuế.Trường hợp người nộp thuế thu nhập cá nhân đã được cấp nhiều hơn một mã số thuế, người nộp thuế phải cập nhật thông tin số căn cước công dân cho các mã số thuế đã được cấp để cơ quan thuế tích hợp các mã số thuế vào số định danh cá nhân, hợp nhất dữ liệu thuế của người nộp thuế theo số định danh cá nhân. Khi mã số thuế đã được tích hợp vào số định danh cá nhân thì các hóa đơn, chứng từ, hồ sơ thuế, giấy tờ có giá trị pháp lý khác đã lập có sử dụng thông tin mã số thuế của cá nhân tiếp tục được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính về thuế mà không phải điều chỉnh thông tin mã số thuế trên hóa đơn, chứng từ, hồ sơ thuế sang số định danh cá nhân. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tra cứu thông tin đăng ký thuế đã được cơ quan thuế đối chiếu khớp đúng hoặc không khớp đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://www.gdt.gov.vn, hoặc trên trang Thuế điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: thuedientu.gdt.gov.vn, hoặc trên tài khoản giao dịch thuế điện tử của cá nhân tại ứng dụng icanhan hoặc eTaxMobile (nếu cá nhân đã được cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế). Trường hợp thông tin có sai sót, người nộp thuế liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú để cập nhật thông tin chính xác.
Cảnh thương tâm của 4 bà cháu
NEU League hướng đến các giá trị cốt lõi là chuyên nghiệp trong công tác tổ chức; trách nhiệm và đồng hành với sinh viên, với nhà tài trợ; tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên thỏa mãn đam mê; nêu cao tinh thần thi đấu trung thực fair-play.
Gìn giữ và bảo dưỡng rừng
Khoảng 11 giờ 30, tại đường Điện Biên Phủ phương tiện đi lại tăng đột biến làm kẹt xe. Đoạn từ cầu Điện Biên Phủ hướng về ngã tư Hàng Xanh chật kín xe cộ, nối đuôi nhau và di chuyển rất chậm. Ở chiều đi này có đến 6 làn xe nhưng đoạn gần cầu vượt Hàng Xanh lại bị dồn ứ xe cộ rất đông. Một phần do các xe dừng đèn đỏ, tạo thành nút thắt cổ chai. Ở chân cầu vượt Hàng Xanh, nhiều xe đi ở 2 làn phía trong dường như "chết đứng", rất khó di chuyển lên phía cầu vượt. Do đó, phía trên cầu vượt mặt đường thông thoáng, dễ di chuyển nhưng rất ít xe có thể tiến lên được. Đến điểm nút giao thông ngã tư Hàng Xanh có đèn tín hiệu, xe cộ dừng thẳng tắp, không có tình trạng chạy vượt hay lấn làn. Nơi đây cũng cho phép các phương tiện rẽ phải nhưng theo ghi nhận rất ít xe cộ chọn rẽ trong thời gian nói trên. Do kẹt xe quá nhiều nên CSGT phải đứng phân luồng, điều chỉnh đèn tín hiệu bằng tay. Anh Hưng, một tài xế xe tải cho biết từ khi chạy xe đến đoạn đường này đã mất đến 30 phút nhưng vẫn chưa vượt qua được ngã tư Hàng Xanh để đi tiếp. Chỉ vài phút, xe tải của anh chỉ di chuyển được đoạn ngắn khi đèn chuyển sang xanh rồi lại "nằm" chờ rất lâu khi đèn tín hiệu chuyển sang đỏ. "Đèn đỏ ở đây rất lâu nhưng đèn xanh rất ít thời gian. Tôi chạy xe đến đây lúc 11 giờ 30 nhưng 12 giờ rồi tôi vẫn chưa đến được đoạn đèn xanh, đèn đỏ nữa", anh Hưng bày tỏ. Trong khi đó, tại đường Bạch Đằng tình trạng xe cộ ùn ứ kéo dài giữa trưa cũng làm người đi đường mệt mỏi. Đoạn ùn ứ trên đường Bạch Đằng dài khoảng 1 km từ đường Phan Chu Trinh đến tận Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ghi nhận vào 12 giờ 15, xe cộ phải mất khoảng 20 phút mới có thể vượt qua được đoạn đường này. Đồng thời người dân đã tuân thủ đúng luật giao thông dừng đèn đỏ, không leo lề, không rẽ phải vào đường Đinh Bộ Lĩnh khi đèn đỏ. Cùng thời điểm 12 giờ 15, tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng chật kín xe cộ. Nhiều xe đi đến đây phải di chuyển chậm, tốn rất nhiều thời gian.
Duy trì cân nặng hợp lý
'Kỳ lân' ô tô điện Trung Quốc sắp gia nhập thị trường Việt Nam
Giải đi bộ từ thiện Đinh Thiện Lý lần thứ 20 đã diễn ra sáng 11.1.2025 tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM). Hành trình kéo dài hai thập kỷ này đã thu hút hơn 239.000 lượt người tham gia, quyên góp hơn 51 tỉ đồng để hỗ trợ hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện năm nay quy tụ hơn 7.000 người đi bộ, góp phần quyên góp 3,4 tỉ đồng cho Quỹ Vì Người nghèo của Quận 7, Quận 8, Nhà Bè và Bình Chánh. Nguồn lực này được sử dụng vào các hoạt động ý nghĩa như xây nhà tình nghĩa, trao quà Tết và phương tiện mưu sinh. Từ sáng sớm, những bước chân háo hức đã làm bừng sáng khu vực Hồ Bán Nguyệt. Ông Nguyễn Nam Nhân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, đã bắn súng khai mạc, khởi đầu một ngày hội ý nghĩa. Bà Nguyễn Thị Bách Tuyết (54 tuổi, H. Nhà Bè) chia sẻ: "Năm nào cô cũng tham gia. Cảm xúc luôn hân hoan khi được đóng góp cho cộng đồng." Tương tự, học sinh Đỗ Phúc Khang (Quận 7) tham gia với niềm vui: "Đi bộ giúp em xả stress và ý nghĩa hơn khi giúp người khó khăn”. Hành trình 20 năm giải đi bộ từ thiện không chỉ lan tỏa tinh thần yêu thương mà còn tạo nên nét văn hóa độc đáo của Phú Mỹ Hưng. Từ sự kiện đầu tiên năm 2003 mang tên “Giải Việt dã Phú Mỹ Hưng”, đến nay, đây là biểu tượng gắn kết cộng đồng, như ông Phan Chánh Dưỡng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Đinh Thiện Lý, xúc động nói: "Hồn đô thị được xây từ những bước chân đầy nghĩa tình”.

Bị mất kiện hàng, công ty trừ thẳng lương của 111 công nhân ở TP.HCM
Vợ chồng Việt khởi nghiệp đạp xe bán xôi chè, nay có 4 quán ăn ở Nhật
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.
Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị gỡ bỏ ngưỡng kháng sinh Doxycycline từ Nhật Bản
Đây là lần đầu tiên CLB phóng viên thể thao TP.HCM (trực thuộc Hội nhà báo TP.HCM) tổ chức giải pickleball nhằm tạo sân chơi vui, khỏe cho các VĐV là phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí, các khách mời...Giải đấu diễn ra với 3 nội dung gồm đôi nam khách mời (8 đôi), đôi nam phóng viên (16 đôi) và đôi nữ (8 đôi). Đáng chú ý ở nội dung khách mời có diễn viên Huy Khánh vốn rất đam mê môn thể thao đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Anh đứng cặp với diễn viên Thái Chí Hùng thi đấu đầy ăn ý, đánh bại hàng loạt các đối thủ, giành quyền vào chung kết. Tuy nhiên Huy Khánh đành hài lòng với chiếc cúp bạc bởi đôi Xuân Cường/Lý Chánh (HTV) thi đấu hiệu quả hơn và lên ngôi vô địch. Cũng ở nội dung khách mời, 4 đôi không giành vé vào bán kết được xuống chơi "serie B". Cuộc đua giành ngôi vô địch serie B cũng hấp dẫn không kém. Nỗ lực của Đình Phú/Võ Hoàng Sơn (Báo Thanh Niên) giúp cặp đôi này giành ngôi vô địch. Ở nội dung đôi nam phóng viên, 2 đôi xếp nhì ở vòng đấu bảng là Ngọc Quảng/Lê Tuấn (Báo Công an TP.HCM), Phú Trường/Xuân Vy (HTV) bất ngờ giành chiến thắng ở bán kết. Ở chung kết, đôi Phú Trường/Xuân Vy đồng đều hơn đã giành chiến thắng để lên ngôi vô địch. Đồng hạng ba là đôi Trần Thành/Đức Thuận (VTV), Độc Lập/Hoàng Quỳnh (Báo Thanh Niên). Ở nội dung đôi nữ, Phan Thương/Lệ Thu (Báo Thanh Niên) xuất sắc giành quyền vào chung kết chạm trán đôi Mỹ Duyên/Ngọc Uyên. Trước đối thủ mạnh hơn, đôi Phan Thương/Lệ Thu không thể gây bất ngờ nên giành ngôi á quân. Giải pickleball CLB phóng viên thể thao nằm trong chuỗi sự kiện thể thao Ngày hội mừng xuân 2025 do CLB phóng viên thể thao TP.HCM tổ chức. Các môn khác như bóng đá, bắn súng, cầu lông, billiards sẽ diễn ra trong những ngày tới.
mb66
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (Báo Thanh Niên số ra ngày 4, 5.9.2024), Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 4 người làm việc tại Mái ấm Hoa Hồng (Q.12). Cụ thể, khởi tố bị can, lệnh tạm giam Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (47 tuổi, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (48 tuổi, quê Sóc Trăng); khởi tố cho tại ngoại đối với bảo mẫu Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11). 4 bị can này đều bị khởi tố để điều tra về tội hành hạ người khác do trước đó đã bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng.Theo điều tra của công an, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh và Cẩm, Tuyền đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh hàng chục cháu bé và lặp đi lặp lại nhiều lần.Theo công an, đến nay đủ cơ sở xác định trong lúc chăm sóc trẻ, bị can Giáp Thị Sông Hương và một số bảo mẫu thường xuyên dùng tay xách người, ném lật úp lên nệm, đánh vào tay, chân… các bé. Bảo mẫu còn ngồi lên người trẻ sơ sinh, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp. Có bé bị đánh đến chảy máu miệng.Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin của PV Báo Thanh Niên trình báo về sự việc một số bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng địa chỉ tại L50, đường Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12 có hành vi đánh đập, ngược đãi đối với trẻ đang được nuôi dưỡng tại mái ấm này, Giám đốc Công an TP.HCM và Phó giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an Q.12 khẩn trương kiểm tra, xác minh nguồn tin; phối hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra trực tiếp. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố tổng cộng 4 bị can nêu trên.Trước đó, tháng 10.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM có văn bản thông báo tìm nhân chứng, người đã nhận con nuôi từ Mái ấm Hoa Hồng hoặc từ bà Giáp Thị Sông Hương, người gửi hoặc cho con, người từng ủng hộ tiền hoặc vật chất khác và người có tài liệu liên quan đến việc hành hạ trẻ em của Mái ấm Hoa Hồng; đề nghị đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra, làm rõ vụ việc.Theo Công an TP.HCM, Mái ấm Hoa Hồng được Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cấp phép hoạt động từ tháng 7.2023, do bà Giáp Thị Sông Hương là người đại diện pháp luật và trực tiếp quản lý. Cơ sở có 12 nhân viên bảo mẫu và 2 nhân viên lái xe. Tại thời điểm kiểm tra, có 86 cháu bé thuộc diện trẻ em mồ côi (từ 2 tháng - 3 tuổi) đang được nuôi dưỡng tại cơ sở, vượt quá số lượng cấp phép là 47 trẻ.Theo giấy phép hoạt động, đây là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí có chức năng trợ giúp, nuôi dưỡng các trẻ em cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị mồ côi, sống lang thang. Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cho biết, dù chỉ được cấp giấy phép hoạt động chỉ 39 trẻ nhưng tại thời điểm kiểm tra ngày 4.9, cơ sở này có đến 86 trẻ, vượt 47 trẻ.Sau vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng, Phòng LĐ-TB-XH Q.12 đã thu hồi giấy phép hoạt động của mái ấm này. Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm đăng trên Báo Thanh Niên, đến nay, hơn 80 trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa về các mái ấm công lập thuộc Sở LĐ-TB-XH để chăm sóc, nuôi dưỡng (gồm Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình; Làng Thiếu niên Thủ Đức; Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp).Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời rà soát, làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội đề kiến nghị cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương khắc phục, không để xảy ra vụ việc tương tự.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư