Dòng người xếp hàng ở tiệm bánh trung thu hơn 70 năm tuổi, cả tiếng chưa tới lượt
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng các yếu tố lối sống vẫn có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, vì vậy mọi người nên theo một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh thuốc lá và uống rượu vừa phải.Những nơi có hiện tượng trả mặt bằng đồng loạt từ đầu năm, giờ ra sao?
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Bình Thuận: Bắt khẩn cấp nghi phạm đâm chết học sinh lớp 11
Đến với giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 (TNSV THACO cup 2025) với tư cách đương kim hạng ba, nhưng đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã trở thành đội đầu tiên phải dừng cuộc chơi, với hai trận toàn thua ở bảng C.Đây là cái kết có phần nghiệt ngã với thầy trò HLV Lê Hữu Phát. Ở trận đầu tiên gặp Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã chơi tốt hơn, tạo ra nhiều cơ hội ăn bàn nhưng bỏ lỡ đáng tiếc, để rồi bị trừng phạt bởi sai lầm của thủ môn ở phút cuối cùng. Đến trận thứ hai gặp Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đại diện đến từ Đồng Nai vẫn chơi nhỉnh hơn, song lại phung phí thời cơ định đoạt trận đấu, rồi thủng lưới trong phút giây lơ là. Sở hữu lực lượng cầu thủ tốt và lối chơi tấn công rực lửa, nhưng việc không duy trì được sự tập trung đã khiến đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai dừng chân. Đây là bài học mà HLV Lê Hữu Phát cùng học trò sẽ nhớ kỹ.Trước khi rời giải, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai còn trận đấu cuối cùng với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM để có lời chia tay đẹp. Khác với đối thủ từ Đồng Nai, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã có vé vào tứ kết với 4 điểm sau 2 trận. Ở bảng C, Nguyễn Minh Trí cùng đồng đội đã thắng đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (đội được mệnh danh là "hiện tượng" khi đã loại đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM) với tỷ số 2-1 trong trận ra quân nhờ thế trận phản công chặt chẽ và tận dụng tối đa cơ hội.Đến trận thứ hai gặp đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, ứng viên hàng đầu cho chức vô địch, các chàng trai HUTECH dù hòa 0-0, nhưng đã để lại ấn tượng đậm nét. Đội bóng của HLV Nguyễn Quốc Nam tổ chức phòng ngự khoa học và kín kẽ, khiến đối thủ có rất ít cơ hội tiếp cận cầu môn. Đồng thời ở khâu phản công, Nguyễn Minh Trí, Trần Hữu Bình và Roãn Trung Đức lại mang đến những mảng miếng phối hợp đặc sắc và hiệu quả đến mức... dân chuyên có lẽ cũng phải đánh giá cao.Mấu chốt của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là tinh thần đoàn kết. Không ngôi sao nào quan trọng hơn lối chơi tập thể. Chính sự gắn kết giữa các tuyến, cách vận hành khoa học và kỷ luật đã giúp thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam từng bước vượt khó.Với nhuệ khí đang lên cao độ, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ không để đối thủ dễ dàng có 3 điểm trong trận hạ màn bảng C, diễn ra lúc 17 giờ 45 hôm nay (9.3).
Sinh ra và lớn lên tại Quảng Bình, một miền quê nổi tiếng với truyền thống hiếu học nhưng đầy khó khăn, Đàm Văn Hùng đã sớm nuôi dưỡng ước mơ trở thành một luật sư giỏi. Chính những trải nghiệm tại quê nhà đã thôi thúc anh theo đuổi con đường luật học, vượt qua mọi trở ngại để thi đỗ vào Trường Đại học Luật, Đại học Huế.Tại ngôi trường danh tiếng này, Hùng không chỉ học tập chăm chỉ mà còn tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu, thực tập và hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng. Sau những năm tháng nỗ lực không ngừng, Luật sư Đàm Văn Hùng tốt nghiệp Khoa Luật Hình sự với thành tích xuất sắc, mở ra con đường trở thành một luật sư giỏi như hiện tại.Gia nhập Công ty Luật TNHH Lập Phương, Luật sư Đàm Văn Hùng đã mang theo kinh nghiệm 8 năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng. Anh chuyên sâu trong các lĩnh vực như: tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp dân sự, đất đai, lao động, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình và đặc biệt là án hình sự. Luật sư Hùng được biết đến với khả năng phân tích sâu sắc và cách tiếp cận vấn đề linh hoạt, sáng tạo. Anh đã giải quyết thành công nhiều vụ việc phức tạp giúp khách hàng xây dựng các chiến lược pháp lý hiệu quả, đảm bảo quyền lợi tối đa.Với tư cách là Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Lập Phương, Luật sư Đàm Văn Hùng được biết đến như một người gánh vác trọng trách trong các vụ việc pháp lý phức tạp nhất. Với sự tận tâm và nhạy bén, anh luôn đặt bản thân vào trạng thái nỗ lực hết mình để tháo gỡ những khó khăn pháp lý cho khách hàng. Đặc biệt, đối với những trường hợp yếu thế, anh không chỉ là người đại diện pháp lý mà còn là người đồng hành, kiên định đấu tranh để giành lại công lý và quyền lợi chính đáng cho họ. Chính sự tận tụy và trách nhiệm ấy đã khiến khách hàng luôn đặt trọn niềm tin nơi anh.Một trong những trường hợp tiêu biểu thể hiện sự tận tâm và năng lực của Luật sư Đàm Văn Hùng là vụ việc của bà P.C.H, một người mẹ đơn thân tại Quảng Bình, bị lừa đảo trong một giao dịch đất đai. Với toàn bộ số tiền tích góp suốt nhiều năm dành cho tương lai của con, bà H đã rơi vào cảnh trắng tay khi phát hiện mảnh đất mình mua đã bị thế chấp bởi người bán. Trong tình cảnh tuyệt vọng, bà tìm đến Công ty Luật TNHH Lập Phương với hy vọng cuối cùng.Nhận thấy đây là một trường hợp đặc biệt khó khăn, Luật sư Đàm Văn Hùng đã không ngần ngại dành nhiều thời gian để tìm hiểu chi tiết vụ việc, thu thập chứng cứ và xây dựng chiến lược pháp lý vững chắc. Với sự quyết đoán và kinh nghiệm dày dặn, anh đã đưa vụ việc ra tòa, chứng minh hành vi lừa đảo và đòi lại toàn bộ số tiền cho bà H. Không chỉ vậy, anh còn hỗ trợ bà H. hoàn thành các thủ tục cần thiết để tránh rủi ro trong tương lai. "Nếu không có anh Hùng, tôi không biết mình phải làm sao để vượt qua giai đoạn tồi tệ ấy", bà H. chia sẻ."Tận tâm và chính trực" là những giá trị cốt lõi mà Luật sư Đàm Văn Hùng luôn đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp của mình. Anh không xem công việc là một nghề mà anh coi công việc như sứ mệnh để anh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội công bằng hơn.Với phương châm "Kiên định dẫn lối, vững bước trên hành trình pháp lý", anh không ngừng học hỏi và cập nhật các quy định pháp luật mới nhất để mang đến dịch vụ pháp lý chất lượng nhất cho khách hàng. Trong tương lai, Luật sư Đàm Văn Hùng đặt mục tiêu trở thành người luật sư được nhiều người tin tưởng hơn nữa, mở rộng khả năng bảo vệ các vụ án phức tạp và hỗ trợ nhiều khách hàng yếu thế vượt qua những bất công pháp lý. Anh hy vọng có thể mang lại công lý cho nhiều cá nhân, gia đình và doanh nghiệp, đồng thời lan tỏa giá trị tích cực của ngành luật đến cộng đồng.Từ một cậu sinh viên đến từ miền quê nghèo Quảng Bình, vượt qua mọi thử thách để trở thành luật sư giỏi, Luật sư Đàm Văn Hùng chính là minh chứng sống động cho sự nỗ lực và tận tụy. Anh không chỉ là niềm tin của khách hàng mà còn là niềm tự hào của Công ty Luật TNHH Lập Phương. Với hành trình và những đóng góp nổi bật, Luật sư Hùng tiếp tục truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ và khẳng định vai trò quan trọng của mình trong ngành luật pháp tại Việt Nam.Liên hệ với Luật sư Đàm Văn Hùng - Luật sư tại Công ty Luật TNHH Lập Phương để giải quyết những vấn đề pháp lý phức tạp!
Mang thai hộ - Phép màu tìm con: Hành trình ươm mầm sự sống
Ngày 20.1, Bộ Công thương cho biết, ngày 17.1 vừa qua, tại Washington (Mỹ), Bộ Công thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam.Trước đó, ngày 8.1.2020, Việt Nam chính thức khởi kiện Mỹ vi phạm các quy định của WTO khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gọi tắt là vụ việc DS536.Đến năm 2020, sau khi ban hội thẩm WTO có dự thảo phán quyết vụ việc gửi cho các bên liên quan trước khi công bố chính thức, phía Mỹ đã đề xuất Việt Nam cùng đề nghị hoãn ban hành báo cáo của ban hội thẩm để thương lượng một giải pháp song phương, nhằm giải quyết vụ việc DS536Như vậy, sau 7 năm khởi kiện và gần 5 năm thương lượng, với thỏa thuận đã ký, Mỹ và Việt Nam đã đạt được giải pháp song phương, chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO.Cũng theo thỏa thuận được ký kết, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đủ điều kiện dỡ bỏ thuế theo quy định của Mỹ. Đây cũng là nhà xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ. Bộ Công thương cho biết, đây là lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận song phương nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp tại WTO, trước đó là vụ việc về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm (DS429), đã ký năm 2016.Bộ Công thương đánh giá, việc đạt được giải pháp song phương giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả hai phía Việt Nam - Mỹ. Việt Nam hoan nghênh tinh thần xây dựng, thái độ thiện chí và nỗ lực tìm kiếm giải pháp song phương của phía Mỹ, đặc biệt là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR). Mỹ thực thi phán quyết của WTO góp phần quan trọng trong việc thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ, khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đạt 345 triệu USD, tăng 27% so với năm 2023.