Những tấm lòng vàng 21.2.2024
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 2, tại miền Bắc và khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 6 - 7.2, 16 - 20.2 và 22 - 26.2; các tỉnh Quảng Bình - Phú Yên xảy ra 3 đợt mưa diện rộng xảy ra vào các ngày 3 - 5.2, 7 - 14.2 và 18 - 26.2. Trong đó đợt mưa từ ngày 18 - 26.2 xuất hiện nhiều ngày mưa vừa, mưa to tại các trạm: Trà My (Quảng Nam) 92 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 93 mm... Khu vực Tây nguyên và Nam bộ xảy ra mưa trái mùa vào ngày 12 - 14.2 và 18 - 24.2. Đáng lưu ý, đợt mưa ngày 12 - 14.2, tại Nam bộ có một số trạm có lượng mưa vượt giá trị lịch sử như: Thủ Dầu Một (Bình Dương) 132 mm, Nhà Bè 120 mm.Trong thời kỳ này, tại trạm khí tượng An Nhơn (Bình Định) đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày 33,5 độ C, vượt giá trị lịch sử là 33 độ C cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trên khu vực Tây Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30 mm. Trong đó, tại khu vực Trung và Nam Trung bộ, miền Đông Nam bộ cao hơn từ 30 - 70 mm, có nơi cao hơn 200 mm; các nơi khác phổ biến thấp hơn từ 10 - 30 mm so với TBNN cùng thời kỳ.Cơ quan khí tượng dự báo, trong tháng 3, nắng nóng sẽ gia tăng ở khu vực Nam bộ (tập trung ở các tỉnh miền Đông) và xuất hiện cục bộ ở khu Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có giông. Nam bộ có thể xuất hiện mưa giông trái mùa.Tại miền Bắc và Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 10 - 20 mm, riêng Trung Trung bộ và Nam Tây nguyên cao hơn từ 20 - 40 mm, có nơi cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Theo bản tin dự báo dài ngày của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 3, TP.HCM dao động ở mức nhiệt 25 - 33 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là 33 độ C rơi vào các ngày 4 - 6.3 và 6 - 8.3.Tại TP.Cần Thơ, nhiệt độ dao động từ 24 - 34 độ C, trong đó, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C vào ngày 5.3.'Insidious' được chiếu lại tại rạp
Sau quá trình nâng cấp vắt qua 2 mùa bóng, CLB Quảng Nam hân hoan trở lại sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB Bình Dương lúc 17 giờ ngày 9.2. Như để bù lại cho cơn khát bóng đá người hâm mộ xứ Quảng dồn nén suốt bao lâu qua, sân Tam Kỳ sẽ hoạt động hết công suất sau lời đề nghị của CLB Đà Nẵng.Được biết trong suốt quá trình nâng cấp sân Tam Kỳ, CLB Quảng Nam của HLV Văn Sỹ Sơn vừa tập ở TP.Tam Kỳ, thuê tập thêm ở sân Quân khu 5 và mượn sân Hòa Xuân của người hàng xóm Đà Nẵng làm sân nhà.Nay khi nhà cửa đã được cải tạo khang trang hiện đại, hoàn cảnh bóng đá giữa 2 người anh em Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ đổi chỗ cho nhau. Dự kiến CLB Đà Nẵng sẽ chọn sân Tam Kỳ làm sân nhà mỗi khi đội chủ nhà Quảng Nam hành quân đến đất khách.Như Báo Thanh Niên từng thông tin hồi tháng 9.2024, kế hoạch thay mặt cỏ sân Hòa Xuân đã sớm được lãnh đạo TP.Đà Nẵng lên kế hoạch trong cảnh chất lượng mặt cỏ đã xuống cấp trầm trọng sau gần 10 năm đi vào hoạt động.Một lãnh đạo CLB Đà Nẵng chia sẻ: "Mặt cỏ sân Hòa Xuân đã xuống cấp quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chơi bóng của các cầu thủ, thể hiện rõ trong trận đấu giữa CLB Đà Nẵng và CLB Hà Nội ở vòng 10 ngày 19.1 vừa qua.Sau trận đấu, VPF và BTC V-League 2024 - 2025 đã có văn bản khuyến cáo CLB Đà Nẵng không sử dụng sân Hòa Xuân làm sân nhà vì không đủ tiêu chuẩn.Do vậy, theo yêu cầu của BTC giải, CLB Đà Nẵng đã có tờ trình gửi lên Sở VH-TT TP.Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Theo tôi được biết, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ và nhận được phản hồi tích cực.Về tinh thần lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ủng hộ chuyện này, như cách CLB Quảng Nam từng mượn sân Hòa Xuân trong lúc chờ sửa sân Tam Kỳ. Nhưng đầu tuần tới lãnh đạo CLB, lãnh đạo TP.Đà Nẵng có cuộc họp chính thức với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chúng tôi mới có thể có câu trả lời chính thức".Nếu không có gì thay đổi, CLB Đà Nẵng sẽ có trận đấu đầu tiên trên sân Tam Kỳ với tư cách "sân nhà" vào ngày 14.2 tới, khi tiếp đón đội bóng trong nhóm đầu Thể Công Viettel ở vòng 13.Cũng theo lãnh đạo CLB Đà Nẵng: "Mọi thủ tục chuẩn bị nâng cấp sân Hòa Xuân đã sẵn sàng, thực tế đã tiến hành cải tạo một phần hệ thống cấp thoát nước. Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam "bật đèn xanh" cho CLB Đà Nẵng mượn sân Tam Kỳ làm sân nhà, sân Hòa Xuân sẽ bước vào thực hiện cải tạo ngay".Chuyện các CLB mượn sân của nhau không hiếm. CLB SLNA từng phải mượn sân Hà Tĩnh khi sân Vinh bị VPF "tuýt còi" ở V-League 2021 hay CLB An Giang mượn sân Rạch Giá làm sân nhà ở hạng nhất sau khi tỉnh thu hồi sân Long Xuyên để bán đấu giá.Ở châu Âu, CLB Atalanta trong lúc nâng cấp sân nhà từng mượn sân San Siro của kình địch AC Milan để đá UEFA Champions League (trước đó đá trên sân Mapei của Sassuolo ở Serie A và Europa League nhưng bất tiện vì quá xa, di chuyển gần 200 km).
Loạt giải golf chuyên nghiệp quốc tế sắp về Việt Nam
Ngày 24.2, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND H.Châu Đức nhiệm kỳ 2021 - 2026 cho ông Lê Thanh Liêm, Phó bí thư Huyện ủy Châu Đức nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ông Lê Thanh Liêm (48 tuổi, quê Nam Định) có trình độ chuyên môn là thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, cao cấp lý luận chính trị.Trước khi được bầu chức vụ Chủ tịch UBND H.Châu Đức, ông Liêm từng trải qua các chức vụ là Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó chủ tịch UBND huyện, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Châu Đức.Ông Lê Thanh Liêm làm Chủ tịch UBND H.Châu Đức, thay ông Nguyễn Tấn Ban được điều động về giữ chức vụ Giám đốc Sở y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Cùng ngày, UBND TP.Vũng Tàu đã công bố quyết định về việc hợp nhất Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Trung tâm Phát triển quỹ đất thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất TP.Vũng Tàu.Trong đó, ông Đoàn Hải Linh, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP.Vũng Tàu, được giao quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất. Ngoài ra, bổ nhiệm 6 phó giám đốc gồm các ông Trương Ngọc Long, Quách Thành Long, Quách Tiến Đạo, Nguyễn Tiến Khoa, Lê Mạnh Dương, Vũ Văn Quang.
Bên cạnh tình trạng sức khỏe của Nguyễn Xuân Son, việc chân sút nhập tịch khi nào sẽ có thể trở lại thi đấu cũng là đề tài nhận được sự quan tâm lớn từ đông đảo người hâm mộ bóng đá. Trả lời câu hỏi này, ThS-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc điều hành Motion lad kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Vinmec cho biết: "Tính từ thời điểm phẫu thuật, nếu tuân thủ tốt quá trình phục hồi chức năng, cầu thủ có thể tập luyện với cường độ tối đa sau khoảng 6 tháng. Thời gian quay trở lại thi đấu không thể khẳng định trước mà sẽ phải xác định thông qua các bài kiểm tra phân tích vận động. Theo các nghiên cứu ở các cầu thủ bóng đá, trung bình sẽ mất khoảng 9 tháng để có thể trở lại thi đấu".Theo ThS Nguyễn Quyết Thắng - Kỹ thuật viên trưởng Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học thể thao, Vinmec, lộ trình phục hồi chức năng của Nguyễn Xuân Son kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng. "Trong 1 - 2 tuần đầu, mục tiêu kiểm soát đau, kích hoạt thần kinh cơ và phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng nếu có. Các giai đoạn tiếp theo hướng đến tăng cường sức mạnh, cải thiện tầm vận động, thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Sau 6 tháng tập luyện cường độ tối đa, nếu đạt tiêu chuẩn, Nguyễn Xuân Son sẽ được phép thi đấu trở lại", ông Thắng thông tin.Chưa hết, sau khi hồi phục và trở lại sân cỏ, việc cầu thủ từng dính chấn thương nặng có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như trước hay không là một chuyện khác. Về vấn đề này, ThS-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc điều hành Motion lad kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Vinmec Times City đánh giá, mục tiêu điều trị cao nhất của Y học thể thao là giúp các vận động viên có thể lấy lại được phong độ như trước khi chấn thương. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự phối hợp giữa các bên bao gồm: đội ngũ y tế, bản thân vận động viên và ban huấn luyện tại CLB cũng như đội tuyển quốc gia. Về lý thuyết, với chấn thương dạng này, Xuân Son có đủ khả năng quay trở lại phong độ như trước. Tuy nhiên trên thực tế, việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác""Tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Vinmec, chúng tôi đã phẫu thuật cho rất nhiều VĐV đỉnh cao của bóng đá Việt Nam, đa phần đều là trụ cột của CLB và đội tuyển quốc gia, điển hình như Thái Thị Thảo, Chương Thị Kiều thi đấu ở World Cup sau những chấn thương dây chằng rất nặng, Nguyễn Thị Vạn vô địch cúp quốc gia cũng sau chấn thương đứt dây chằng, Nguyễn Văn Toản bắt chính ở SEA Games sau phẫu thuật khớp vai 6 tháng, Lê Văn Xuân trở lại đội hình của CLB Hà Nội sau 1 năm... và còn rất nhiều trường hợp điều trị không phẫu thuật khác. Vì vậy chúng tôi tin rằng, trường hợp của Xuân Son cũng hoàn toàn có khả năng phục hồi một cách tốt nhất để trở lại cống hiến cho CLB và đội tuyển Việt Nam", ThS-BS Hồ Ngọc Minh nói thêm.
Nhận định Man City - Brentford (2 giờ 45 ngày 10.2): ‘The Citizens’ đặt mục tiêu nới rộng khoảng cách
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do NSND Trà Giang đóng chính đã trở thành một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bộ phim vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, nghệ thuật và chạm đến trái tim của biết bao thế hệ khán giả. Ra mắt vào năm 1972, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do đạo diễn Hải Ninh thực hiện với kịch bản của nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ. Bộ phim tái hiện cuộc sống và cuộc đấu tranh đầy gian khó của người dân hai bờ Hiền Lương trong bối cảnh đất nước bị chia cắt. Nhân vật chị Dịu - do NSND Trà Giang thủ vai là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường, vừa lo toan gia đình vừa dẫn dắt phong trào đấu tranh trước sự đàn áp của kẻ thù.Theo chia sẻ của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt, quá trình quay phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không hề dễ dàng, nhất là với những cảnh đêm trên sông Bến Hải. Một trong những phân đoạn khó nhất với bà là cảnh chị Dịu ôm con vượt sông để tìm chồng. Để ghi hình cảnh này, đoàn phim phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng, chuẩn bị nhiều giờ trước khi quay. Nếu cảnh quay diễn ra vào buổi tối, công tác chuẩn bị phải bắt đầu từ giữa trưa để đảm bảo mọi yếu tố kỹ thuật như ánh sáng, nước sông và hiệu ứng đặc biệt được kiểm soát chặt chẽ.Tại Liên hoan phim Moscow năm 1973, bộ phim đã giành giải Nhất của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới, trong khi NSND Trà Giang nhận huy chương Vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Khi nhớ lại khoảnh khắc này, bà xúc động đến mức không thể cầm được nước mắt: "Tôi không nghĩ mình sẽ đoạt giải. Khi nghe tên mình được xướng lên, tôi run rẩy và xúc động đến mức không thể thốt nên lời".Nữ nghệ sĩ tâm sự thêm: "Dù đóng rất nhiều nhân vật, từ người phụ nữ nông thôn, miền núi, miền biển đến thành phố, nhưng mỗi vai diễn đều mang đến những trải nghiệm đáng quý. Tôi hạnh phúc khi có cơ hội khắc họa vai trò của người phụ nữ trong từng giai đoạn...".Những giọt nước mắt của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt không chỉ là sự xúc động khi nhớ lại một thời gian khó, mà còn là niềm tự hào về một tác phẩm đã sống mãi trong lòng công chúng. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, mà còn là bản hùng ca về lòng yêu nước, về tinh thần bất khuất của những con người ở vùng giới tuyến; và hơn hết, là lời tri ân sâu sắc đến những người phụ nữ Việt Nam đã góp phần làm nên lịch sử.