Tư vấn sức khỏe
Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn - Tổng biên tập Báo Thanh Niên phát biểu tại lễ ra mắtĐịnh hình sự phân tuyến
Từ 1.4 - 31.8, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội - USTH (Trường ĐH Việt Pháp) sẽ có 2 đợt tuyển sinh cho chương trình thạc sĩ quốc tế, trong đó có 5 chương trình cấp song bằng Việt - Pháp, 1 chương trình cấp đơn bằng. Điểm khác biệt của các chương trình này là học viên có cơ hội thực tập tại nước ngoài, trong đó nhiều học viên sẽ được thực tập hưởng lương tại Pháp. TS Nguyễn Thanh Hiền, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Việt Pháp, cho biết năm nay nhà trường tuyển 120 chỉ tiêu chương trình thạc sĩ quốc tế, gồm: công nghệ sinh học (thực vật, y sinh, dược học), công nghệ thông tin - truyền thông, khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano, vũ trụ (viễn thám, công nghệ vệ tinh và vật lý thiên văn), khoa học môi trường ứng dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.Học viên theo học các chương trình song bằng sẽ được ghi danh tại cả USTH và một trường đại học đối tác tại Pháp, đồng thời nhận 2 bằng tốt nghiệp. Một của Trường đại học Việt Pháp, một của trường đối tác đối tác, là một trong số nhiều trường đại học và viện nghiên cứu danh tiếng trong lĩnh vực khoa học - công nghệ của Pháp.TS Nguyễn Thanh Hiền cũng cho biết, tất cả học viên của chương trình thạc sĩ quốc tế đều có cơ hội thực tập tốt nghiệp (6 tháng) tại các trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm ở Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản... Đặc biệt, nếu được nhận thực tập tại Pháp, theo quy định của luật pháp nước này, tất cả học viên thực tập đều có lương."Có tìm được vị trí thực tập ở nước ngoài hay không là do sự năng động của mỗi học viên cùng với sự hỗ trợ của các thầy (là giảng viên của các trường đối tác). Theo kinh nghiệm của các khóa trước thì hơn một nửa số học viên tìm được vị trí thực tập tại nước ngoài, trong đó phần lớn là ở Pháp. Trải nghiệm thực tập ở nước ngoài không chỉ giúp học viên rèn luyện kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp mà còn là bước đệm vững chắc cho học viên tự tin gia nhập thị trường lao động toàn cầu hóa hiện nay", TS Nguyễn Thanh Hiền nói. Xem đầy đủ thông tin về tuyển sinh chương trình thạc sĩ quốc tế của Trường ĐH Việt Pháp ở đây.
Lần đầu tiên TP.HCM có quảng trường hơn 100.000m2
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
"Chúng tôi đã chứng kiến sự trưởng thành của nhiều VĐV. Môn taekwondo cần sự bền bỉ, kiên trì cùng tinh thần thể thao. Chúng tôi mong muốn các VĐV cố gắng để mang lại thành tích tốt cho taekwondo Việt Nam, đặc biệt là tại ASIAD 19 và Olympic Paris 2024. Đây là hai võ đài lớn, hy vọng các VĐV mang về vinh quang cho đất nước. Chúng tôi mong rằng dù có thất bại, các VĐV cũng không nản chí, mà luôn hướng tới mục tiêu phía trước. Chúng tôi hiểu rằng các VĐV luôn rất vất vả, phải đổ mồ hôi nước mắt. Nhưng chúng tôi khuyên các VĐV đừng lo lắng, hãy tập trung vào mục tiêu trước mắt", ông Han Tae Young, đại diện Tập đoàn CJ chia sẻ.
Phải chấm dứt hoạt động du thuyền, đạp Pedalo ở thắng cảnh hồ Tuyền Lâm
Theo đó, Sở Y tế tỉnh Gia Lai chỉ đạo Trạm y tế xã Kon Thụp tiếp tục nắm bắt toàn bộ thông tin về vụ việc nhóm người hành hung nhân viên y tế xảy ra tại trạm chiều 11.2; tổ chức thăm hỏi động viên cán bộ y tế có liên quan và điều hành đảm bảo hoạt động của trạm trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; tăng cường tuyên truyền giáo dục cho cán bộ y tế về việc thực hiện nghiêm đạo đức nghề y. Đồng thời, động viên tinh thần làm việc vì bệnh nhân phục vụ, không hoang mang dao động trước vụ việc. Sở Y tế tỉnh Gia Lai cũng chỉ đạo Trạm y tế xã Kon Thụp và những người có liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc theo thẩm quyền và xử lý đúng quy định của pháp luật.Ông Nguyễn Hoàng Quân, Trạm trưởng Trạm y tế xã Kon Thụp, cũng có tường trình gửi lãnh đạo Trung tâm y tế H.Mang Giang về vụ việc nhân viên y tế bị hành hung.Theo tường trình, chiều 11.2, ông Quân trực tại Trạm y tế xã Kon Thụp một mình và được phân công nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe cho thanh niên lên đường nhập ngũ lúc 19 giờ cùng ngày (sáng 12.2, các thanh niên lên đường nhập ngũ). Tranh thủ lúc không có bệnh nhân, ông Quân chạy về tắm rửa và lấy máy đo huyết áp ở nhà lên trạm để kiểm tra cho nhanh, do số lượng thanh niên đông.Khi ông Quân vừa về đến nhà, khoảng 17 giờ 53 ngày 11.2, có 2 bệnh nhân (bị ngã cầu thang bên nhà văn hóa xã) có mùi rượu bia được một vị lãnh đạo xã Kon Thụp đưa đến trạm.Do không thấy người, vị lãnh đạo xã này gọi y sĩ L.T.T.T, nhân viên Trạm y tế xã Kon Thụp và sau đó gọi cho ông Quân đến để xử lý vết thương cho bệnh nhân.Khi đến Trạm y tế xã Kon Thụp, ông Quân thấy vị lãnh đạo xã và 3 người khác. Lúc này, vị lãnh đạo xã ra về, ông Quân nói người nhà đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu để xử lý vết thương. Trong thời gian ông Quân đang xử lý vết thương, y sĩ L.T.T.T có đến trạm hỗ trợ ông Quân (chiều 11.2 không phải ca trực của bà T.).Nhận thấy bệnh nhân Lệ có vết thương vùng cằm, kích thước 1cm x 2cm và vết thương vùng sau đầu sưng to, chảy máu, kích thước 5cm x 6cm, ông Quân tiến hành băng ép vùng đầu và giải thích với vết thương vùng đầu nên đi tuyến trên chụp chiếu, kiểm tra, ở tuyến xã chỉ sơ cứu ban đầu. Còn 1 bệnh nhân tên Lê có vết xước vùng mu bàn tay phải cần rửa vết thương.Khi ông Quân băng vết thương và giải thích chuyển tuyến trên để kiểm tra, bệnh nhân Lệ chửi cả ông Quân và bà T.Bà T. cự cãi lại thì hai bên xảy ra xô xát. Một bệnh nhân đạp bà T. ngã xuống đất và 1 người không bị thương cầm cây lau sàn nhà đập vào bà T. Ông Quân can ngăn nên nhóm 3 người lên xe bỏ đi.Đến khoảng 18 giờ 35 ngày 11.2, công an đưa các bệnh nhân nói trên lại Trạm y tế xã Kon Thụp. Lúc này, ông Quân lại giải thích vết thương ở đầu nên đi kiểm tra và băng bó. Các bệnh nhân đồng ý, ông Quân khâu vết thương vùng cằm vùng sau đầu cho một bệnh nhân.Công an xã Kon Thụp cũng đã làm việc với những người liên quan để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. Bước đầu, lực lượng công an xác định nhóm người hành hung nhân viên y tế nói trên là công nhân đang xây dựng một công trình trên địa bàn xã Kon Thụp. Như Thanh Niên thông tin, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh 3 người đàn ông lao vào hành hung một phụ nữ, thu hút nhiều lượt bình luận và chia sẻ. Lãnh đạo Trạm y tế xã Kon Thụp xác nhận người bị hành hung là bà L.T.T.T, nhân viên y tế của đơn vị này.