Công trình để đất đá ngổn ngang lâu ngày
TS Nguyễn Mai Lâm có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục tại các hệ thống công lập, tư thục và được biết đến là một diễn giả, người truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ trước khi về công tác tại Trường đại học Tân Tạo từ năm 2022. Với tầm nhìn và sáng kiến mới, Tiến sĩ đã có nhiều đóng góp, cùng với BGH nhà trường tạo cơ hội cho sinh viên tham dự diễn đàn, hội nghị nghiên cứu khoa học quốc tế; Hiện thực hóa ý tưởng, mô hình khởi nghiệp cùng sinh viên; Nâng cao năng lực tiếng Anh và xây dựng CLB tình nguyện viên quốc tế; Hơn hết là duy trì mối quan hệ hợp tác với hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước; Tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên tại các tập đoàn, bệnh viện lớn; Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp luôn đạt 100%, khẳng định chất lượng đào tạo và sự phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.Quỹ học bổng "ITA - Vì tương lai" cũng được vận hành tốt trong thời gian qua, giúp đỡ hơn 300 sinh viên xuất sắc, giàu nghị lực được học tập trong môi trường giáo dục khai phóng.Sự kiện toàn BGH cùng những chiến lược mới, tin tưởng rằng Trường đại học Tân Tạo sẽ vươn mình với nhiều đột phá trong nhiệm kỳ mới, giữ vững thương hiệu là môi trường giáo dục khai phóng, mang lại cơ hội học tập tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.Người lái ô tô, xe máy phải bật đèn xe từ mấy giờ?
Mới đây, sau khi tiếp nhận phản ánh của bạn đọc (BĐ) thông qua Báo Thanh Niên về tình trạng nút giao lớn nhất khu nam TP.HCM (nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ) đã thông xe nhưng đường vẫn chưa thoáng, các đơn vị chức năng đã có điều chỉnh.Cụ thể, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết cán bộ thuộc Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ của sở đã trực tiếp khảo sát thực tế. Qua ghi nhận sơ bộ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ vừa thông xe đã bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ chủ yếu do hệ thống đèn tín hiệu chưa phù hợp.Trước đó, nhiều BĐ phản ánh sau khi 2 hầm chui hướng Nguyễn Văn Linh đưa vào khai thác, lượng phương tiện lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh qua giao lộ đã giảm rất nhiều, trong khi lượng phương tiện di chuyển trên trục Nguyễn Hữu Thọ vẫn đông như cũ. Tuy nhiên, hệ thống đèn tín hiệu vẫn để thời lượng đèn ưu tiên cho dòng xe chạy từ hướng Nguyễn Văn Linh, dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện trên đường Nguyễn Hữu Thọ phải dừng chờ đèn đỏ rất lâu và không đủ thời gian đèn xanh để vượt qua nút giao, dẫn đến ùn ứ.Trong sáng 7.2, theo quan sát của PV Thanh Niên, hệ thống đèn tín hiệu tại nút giao đã có sự điều chỉnh, giúp tình hình lưu thông qua khu vực này trở nên thông thoáng.Nhận xét về một thao tác điều chỉnh nhỏ thời lượng đèn tín hiệu có thể giúp giao lộ nhanh chóng thông thoáng, BĐ Khải nêu: "Theo tôi, việc này rất đơn giản và dễ làm. Chịu khó đi quan sát, kiểm tra sẽ thấy thôi. Còn nhiều ngã tư kẹt cứng trong việc phân luồng vì đèn giao thông chưa hợp lý". BĐ namnguyen0144 nhận xét thêm: "Không chỉ đèn tín hiệu, tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ việc phân làn đường chưa khoa học cũng tạo nhiều xung đột".Từ những ý kiến trên, BĐ Thủy đặt vấn đề: "Thời lượng đèn tín hiệu giao thông phải căn cứ từ khảo sát thực tế lưu thông". Cùng suy nghĩ, BĐ Thành Phạm nhận xét: "Không chỉ riêng ở nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ mà nhiều nút giao khác cũng cần khảo sát, điều chỉnh sao cho phù hợp thực tế. Các đơn vị quản lý nên chủ động tăng kiểm tra chứ đừng để "con khóc mẹ mới cho bú".Tán thành, BĐ Nguyen Anh Nghi cho rằng: "Rất cần thiết để có thêm những điều chỉnh nhỏ như trên nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo an toàn, thuận lợi lưu thông trên cả nước".Đa số BĐ hoan nghênh việc các cơ quan quản lý đã nhanh chóng tiếp nhận, khảo sát, phối hợp xử lý những bất cập trong giao thông được người dân phản ánh. Tuy nhiên, không ít BĐ tỏ ý ngại ngần vì "nhiều lúc muốn phản ánh mà sợ không có ai nghe".BĐ Tuấn An nêu: "Bên cạnh việc khảo sát thực tế thì chính ý kiến từ người dân sử dụng hệ thống giao thông mỗi ngày sẽ giúp thu thập thông tin hiệu quả nhất. Tôi cho rằng cơ quan quản lý hạ tầng giao thông của TP.HCM cần có thêm nhiều kênh tiếp nhận đóng góp của người dân"."Chỉ cần kiểm tra hình ảnh camera giao thông là ngồi nhà cũng có thể nắm bắt tình trạng ra sao, cần gì phải đợi báo chí phản ánh mới biết", BĐ Duc Bui nhận xét. BĐ Huỳnh Khư ý kiến thêm: "Lần trước đọc báo, mình có thấy thông tin về quy trình rườm rà chỉ để xử lý việc thay đổi đếm giờ của đèn tín hiệu. Điều này cũng cần được giải quyết thấu đáo".* Còn nhiều đèn giao thông hoạt động chưa hợp lý trong thành phố. Cần quan tâm thêm.Tân Thanh* Khi cài thời lượng đèn tín hiệu thì cũng phải từ thực tế như thế nào, chứ không phải khi dân phản ánh mới chỉnh sửa.Hieu Doan* Đa phần kẹt xe là do cài đặt thời lượng đèn đỏ nhiều hơn đèn xanh. Hieu Nguyen Duy
Vườn sầu riêng trúng tiền tỉ giữa hạn mặn
Mới đây, tại xã Ia Krăi (H.Ia Grai, Gia Lai), 4 học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái bị thương do tự chế pháo nổ. Cụ thể, sáng 1.1.2025, nhóm học sinh này tụ tập tại nhà em Vũ Đức P. (15 tuổi, ở làng Doch Ia Krót, xã Ia Krăi - học sinh lớp 9) tự chế pháo thì xảy ra vụ nổ.Nghe tiếng nổ lớn, người dân xung quanh chạy đến, phát hiện P. và Nguyễn Thành D., Nguyễn Minh T., Tô Hoài Tr. bị thương. Các cháu được đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Tại hiện trường phát hiện nhiều vết máu, 1 hủ keo dán và giấy dùng để chế tạo pháo.Theo điều tra ban đầu, số nguyên liệu chế tạo pháo được P. lên mạng tìm mua, sau đó rủ 3 học sinh còn lại (các em đang học lớp 6 của Trường THCS Phạm Hồng Thái - PV) về cùng chế tạo pháo thì xảy ra vụ nổ trên.Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Hồng Thái, cho biết ngay khi xảy ra vụ nổ, ban giám hiệu nhà trường đã đến thăm hỏi, nắm tình hình và động viên phụ huynh, học sinh."Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã khuyến cáo học sinh toàn trường, nghiêm cấm việc tự mua nguyên liệu, chế tạo pháo và cũng phối hợp với phụ huynh giáo dục con em nhằm tránh xảy ra những vụ nổ pháo thương tâm", ông Tĩnh nói.Tại TT.Đăk Đoa (H.Đăk Đoa, Gia Lai) cũng xảy ra vụ pháo nổ khiến 2 anh em ruột bị thương. Theo đó, ngày 25.9.2024, em N.A.V. (16 tuổi - học lớp 10, Trường THPT Nguyễn Huệ, H.Đak Đoa) cùng em trai N.A.K. (12 tuổi - học lớp 6, Trường THCS Võ Thị Sáu, TT.Đak Đoa) rủ em P.A.K. (12 tuổi, ở TT.Đak Đoa) chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen (thuốc súng) tại nhà bà nội của V.Trong quá trình chế tạo, em N.A.V. nhồi thuốc nổ vào các cuộn giấy và đốt thử thì xảy ra nổ. Vụ nổ khiến N.A.V. bị dập nát bàn tay trái cùng nhiều thương tích khác. Em P.A.K. bị thương nhẹ ở mặt. Còn em N.A.K. không bị thương tích. Hai anh em V. và K. bị thương được đưa đi cấp cứu. Tại hiện trường, Công anH.Đăk Đoa thu giữ được 1 mảnh vỏ lon sữa bằng kim loại có bám dính thuốc nổ đen và một số dụng cụ như: kéo, dây và giấy cuộn dùng để nhồi pháo.Em V. cho biết đã xem video hướng dẫn cách chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen trên YouTube, sau đó lên mạng đặt mua nguyên liệu rồi về tự chế pháo. Ngày 15.12.2024, trong quá trình đi tuần tra, Công an xã Phú Cần (H.Krông Pa, Gia Lai) phát hiện 7 cháu nhỏ từ 9 - 14 tuổi đang đốt pháo nổ tự chế ở thôn Thắng Lợi (xã Phú Cần). Qua xác minh, công an đã thu giữ 2,9 kg hóa chất và một số vật dụng chế tạo pháo nổ. Em T.H.H.Đ. (ở xã Phú Cần) cho biết số nguyên liệu này được đặt mua trên mạng rồi về tự chế pháo nổ. "Cháu lên TikTok thấy có trang rao bán đồ chế tạo pháo nên đặt mua về. Việc chế tạo pháo cũng học trên mạng. Mua hết gần 500.000 đồng, sau đó rủ các bạn cùng làm", Đ. nói.Theo thống kê của Công an tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 trẻ em bị tai nạn thương tích do chế tạo pháo nổ, trong đó có một cháu 14 tuổi ở xã Dun (H.Chư Sê) bị tử vong khi đang chế tạo pháo thì xảy ra nổ. Cơ quan công an khuyến cáo: "Phụ huynh, nhà trường và xã hội cần chú trọng giáo dục cho các em có nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của việc chế tạo pháo. Việc này vừa nguy hiểm đến tính mạng vừa vi phạm pháp luật. Điều 5 Nghị định 137 năm 2020 của Chính phủ nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán pháo nổ. Mức xử phạt từ xử lý hành chính hoặc phạt tù từ 1 - 15 năm tùy tính chất, mức độ vi phạm".
Sáng 20.1, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam họp bất thường cho ý kiến công tác nhân sự theo thẩm quyền. Theo tờ trình công tác nhân sự, Ban Thường trực trình Đoàn Chủ tịch về việc hiệp thương cử ông Trần Việt Trường, nguyên Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Tại hội nghị, Đoàn Chủ tịch đã biểu quyết bằng hình thức giơ tay, với 100% ủy viên Đoàn Chủ tịch đồng ý việc hiệp thương cử ông Trần Việt Trường giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.Sau đó, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa X cũng họp hội nghị lần thứ 2 để biểu quyết hiệp thương cử ông Trần Việt Trường tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.Kết quả 100% đại biểu dự hội nghị thống nhất thông qua nghị quyết hiệp thương cử ông Trần Việt Trường giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao mà Đảng, Nhà nước, MTTQ và nhân dân giao phó.Ông Trường cam kết sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tận tụy với công việc, cố gắng, tiếp tục học hỏi, cầu thị, nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ mới. Đồng thời, kế thừa các thành quả, kinh nghiệm quý báu của các lãnh đạo tiền nhiệm, nỗ lực cao hơn nữa hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.Ông Trần Việt Trường sinh năm 1971, quê H.Phụng Hiệp, Hậu Giang. Ông có trình độ tiến sĩ quân sự, thạc sĩ chính trị học chuyên ngành xây dựng Đảng; Đại học Kỹ thuật Điện - Điện tử; trình độ lý luận cao cấp chính trị. Ông Trường từng giữ các chức vụ Bí thư Thành đoàn Cần Thơ, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Cần Thơ khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Trường được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Tới tháng 10.2020, HĐND TP.Cần Thơ bầu ông Trần Việt Trường làm Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ.
Bí quyết làm giàu: Sống khỏe nhờ trồng nấm sạch
Ngày 7.2, UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin, Ban Thường vụ tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất chủ trương tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 trong tháng 1.2026 qui mô cấp tỉnh nhằm góp phần quảng bá hình ảnh, tôn vinh nghề trồng hoa kiểng của địa phương. Đồng thời cũng là dịp để tỉnh thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Theo kế hoạch, thời gian dự kiến tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 diễn ra từ ngày 16.1 đến 25.1.2026 tại TP.Sa Đéc với nhiều hoạt động hấp dẫn như: hội thảo, hội nghị kết nối giao thương ngành hàng hoa kiểng; nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm hoa kiểng; phiên chợ hoa kiểng; không gian sắc hoa Sa Đéc; hội thi và triển lãm kiểng cổ, bon sai quốc tế; không gian chợ hoa Sa Đéc xưa; đại cảnh hoa trên mặt nước sông Tiền…Ngoài ra, Đồng Tháp cũng sẽ tổ chức tuyến đường chiếu sáng nghệ thuật; thi cổng hoa, đường hoa, vườn hoa công sở đẹp; thi tạo hình nghệ thuật từ hoa; tour du lịch trải nghiệm "làng hoa Sa Đéc"; tổ chức đêm nhạc chủ đề về hoa Sa Đéc; tổ chức không gian đờn ca tài tử và hò Đồng Tháp; cùng nhiều hoạt động văn hóa thể thao, trò chơi dân gian hấp dẫn. Để Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 được chỉnh chu, hấp dẫn, tạo ấn tượng đẹp cho du khách, tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu TP.Sa Đéc tập trung đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành tuyến đường N7 để thành tuyến đường hoa mới vào trung tâm làng hoa Sa Đéc; đầu tư chỉnh trang lại Công viên Sa Đéc; chỉnh trang các khu vực cửa ngõ, các tuyến đường nội ô; vận động các điểm du lịch, các hộ dân tham gia trồng hoa kiểng trang trí trước nhà, ban công và trong sân vườn, sắp xếp lại các giàn hoa, chậu hoa trong khu làng hoa để tạo điểm nhấn và mỹ quan…TP.Sa Đéc có diện tích trồng hoa, kiểng khoảng 978 ha là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Đồng Tháp, mỗi năm đón gần một triệu lượt du khách đến tham quan. Hiện nay, hoa kiểng Sa Đéc không chỉ bán khắp cả nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năm 2024, giá trị sản xuất hoa kiểng của TP.Sa Đéc ước khoảng 3.300 tỉ đồng. Chủ trương của TP.Sa Đéc sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn nên hàng năm địa phương đều tổ chức lễ hội hoa vào dịp cuối năm...