Nghị lực của nữ sinh có biệt danh 'Thị Nở'
“Những ngày nghỉ lễ như này là một khoảng dừng đủ để mình nghỉ ngơi thư giãn, gạt bớt những cảm xúc tiêu cực, thay vào đó là thời gian sum vầy với gia đình. Mặc dù có chút nuối tiếc nhưng sau kỳ nghỉ còn rất nhiều việc để mình phải chú tâm vào nên buộc phải nhanh chóng quay trở lại bắt nhịp với công việc”, Quỳnh chia sẻ.Canada 'hạ chuẩn' điểm IELTS, rộng cửa đón du học sinh Việt
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ điểm cầu Trung ương ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội; kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu, với 978.532 đại biểu tham dự. Trong khuôn khổ sự kiện, Tập đoàn FPT giới thiệu 1 số hệ thống phục vụ chuyển đổi số quốc gia tại triển lãm Đổi mới sáng tạo về Khoa học Dữ liệu phục vụ Chuyển đổi số quốc gia.Nghị quyết 57-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 22.12.2024, nhấn mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho biết: Nghị quyết 57 là nghị quyết trụ cột cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Những ưu tiên mà FPT muốn phụng sự đất nước là đóng góp vào những lĩnh vực quan trọng nhất. Là tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, FPT sẽ tích cực thực hiện Nghị quyết này bằng các cam kết:Thứ nhất là: Khai thác dữ liệu, - Khai thác hiệu quả dữ liệu của Chính phủ để phục vụ người dân và doanh nghiệp, cụ thể là các mảng: Y tế, Giáo dục, Lao động, Thuế, Ngân hàng và bảo mật.Thứ hai là: Chia sẻ dữ liệu - Đóng góp, chia sẻ dữ liệu của mình cho Trung tâm dữ liệu quốc gia.Thứ ba là: Đào tạo nguồn lực số: Đẩy mạnh hoạt động giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ phục vụ chuyển đổi số ở các cấp: phổ thông, đào tạo nghề, đại học, sau đại học; Đào tạo 10.000 kỹ sư bán dẫn.Thứ tư là: Ngoại giao công nghệ - Đồng hành cùng Chính phủ thúc đẩy ngoại giao công nghệ: thu hút đầu tư bán dẫn vào Việt Nam, liên kết xuyên biên giới, đa quốc gia; Đưa lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, dịch vụ chuyển đổi số của Việt Nam ra thế giới; xây dựng thương hiệu Công nghệ Việt Nam.Thứ năm là: Liên doanh với các doanh nghiệp lớn trong khu vực và thế giới để xây dựng các trung tâm dữ liệu (Data Center) quy mô lớn, trên 50MW, tại Việt Nam.Thứ sáu là: Chuyển đổi số toàn quốc - Triển khai chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương.Thứ bảy là: Thành phố thông minh chuẩn quốc tế - Triển khai 3 thành phố thông minh đạt các tiêu chuẩn quốc tế.Thứ tám là: Nghiên cứu phát triển Công nghệ lõi - Đầu tư mạnh vào nghiên cứu, phát triển, mua bán và sáp nhập (M&A) quốc tế các công nghệ lõi nhằm làm chủ các công nghệ: AI, IOT, Big data, an ninh mạng, điện toán đám mây, chuỗi khối, bán dẫn, công nghệ lượng tử,…"Trong mấy chục năm qua, Việt Nam đã đi ra thế giới về phần mềm, chúng ta cần thế giới. Từ nay, vài thập kỷ tới, thế giới sẽ cần Việt Nam vì chúng ta có thể vươn lên số một ở lĩnh vực AI, bán dẫn - những công nghệ lõi, mọi quốc gia đề cần, đó là tương lai của Việt Nam", ông Trương Gia Bình khẳng định.Thứ nhất là hệ thống Tap & Go vé tàu bằng căn cước công dân (CCCD). Đây là mô hình trưng bày mô phỏng hệ thống FPT triển khai cho tuyến Metro Bến Thành, TP HCM. Lần đầu tiên, người dân có thể dùng CCCD đã đăng ký trên ứng dụng (app) để quét trực tiếp trên hệ thống soát vé ra vào mà không cần phải xếp hàng hay mua vé cứng. Ngoài ra, hệ thống có các hình thức soát vé khác như quét mã QR trên app, quét trực tiếp bằng thẻ ngân hàng, thẻ VISA, các ví điện tử. Thành tựu này có được là nhờ đề án D06, các công nghệ về thanh toán không tiếp xúc, không tiền mặt tối ưu nhất trên thế giới. Người trên 60 tuổi, người có công cách mạng, các đối tượng ưu đãi đặc biệt có thể sử dụng thuận tiện vì dữ liệu đã ghi nhận.Thứ hai, Tập đoàn FPT giới thiệu hệ thống Dữ liệu lớn liên quan đến lịch sử đơn hàng ở FPT Long Châu và những phân tích thông minh với sự "góp sức" của AI. Hệ thống sẽ giúp "Nhà nước lo, Dân khỏe!".Từ ngày 1.1.2025, công dân Việt Nam có thể mua thuốc trực tuyến trên VneID và ngược lại, có thể dùng VneID đăng nhập mua thuốc trên ứng dụng (app) Long Châu. Với việc liên thông dữ liệu thông tin người dân mua thuốc, FPT giúp cơ quan quản lý tra cứu thông tin về top 3 bệnh phổ biến và các dược chất liên quan theo từng địa phương, tỉnh thành. Từ đó, cơ quan quản lý có thể hoạch định kế hoạch dự phòng, phân bổ nguồn lực y tế liên quan, đặc biệt trong các tình huống thiên tai, địch họa... Cũng nhờ phân tích dữ liệu lớn, hệ thống chỉ ra cảnh báo nguy cơ dịch bệnh theo từng địa phương khi có xu hướng tăng đột biến nhóm bệnh trong thời gian ngắn.Để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tập đoàn đầu tư, nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái Made by FPT hơn 200 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp giúp mọi tổ chức ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí. FPT cũng triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm góp phần thay đổi nhận thức về chuyển đổi số của hàng chục nghìn nhà lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, thanh niên tại các tổ chức, tỉnh thành, truyền cảm hứng về một quốc gia hùng cường dựa trên những đổi mới sáng tạo của công nghệ. Hơn 30 tỉnh, thành phố và nhiều bộ ngành đã hợp tác với FPT. Thời gian tới, FPT sẽ tích cực triển khai Nghị quyết số 57/NQ-TW.***Thông tin báo chí chi tiết xin liên hệ
Người Việt mua sắm xe máy đa phần chọn xe Honda
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
Theo cập nhật từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm thêm 8 USD so với cuối năm 2024 và hiện chỉ còn 473 USD. Tương tự, gạo 25% tấm giảm 16 USD còn 438 USD/tấn. Đây đều là mức giá thấp nhất trong khoảng 2 năm qua. Xu hướng này khiến nhiều nông dân ĐBSCL lo lắng khi đang bước vào vụ thu hoạch lúa lớn nhất trong năm.Giá gạo xuất khẩu giảm kéo giá lúa nội địa giảm từ 300 - 500 đồng/kg so với cuối năm 2024. Cụ thể như, lúa giống ĐT8 chỉ còn bình quân từ 8.700 - 8.900 đồng/kg, OM 5451 dao động từ 8.300 - 8.500 đồng/kg, lúa Nhật từ 7.800 - 8.000 đồng/kg…Tương tự Việt Nam, gạo 5% của Thái Lan cũng giảm 1 USD về mức 498 USD/tấn; cao nhất trong số 4 nguồn cung gạo lớn nhất thế giới. Còn gạo cùng phẩm cấp của Pakistan giảm 4 USD xuống còn 450 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Ấn Độ lại ngược chiều thế giới khi tăng 3 USD lên 451 USD/tấn.Theo các doanh nghiệp, không chỉ gạo 5% tấm mà các loại gạo thơm của Việt Nam cũng đang trong giai đoạn giảm giá mạnh và rơi khỏi mốc 600 USD/tấn. Một số loại phổ biến như ĐT8 chỉ còn khoảng 590 USD/tấn và OM 5451 là 570 USD/tấn. Giải thích về tình trạng này, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho biết: Về thị trường, do vừa kết thúc năm 2024, các nước nhập khẩu lớn như Philippines và Indonesia vẫn chưa có kế hoạch cho năm mới 2025. Trong khi đó, vụ đông xuân sớm của Việt Nam đã bắt đầu cho thu hoạch ở một số nơi nên nguồn cung lúa gạo nguyên liệu tăng trở lại. Đông xuân cũng là vụ thu hoạch lớn nhất trong năm của Việt Nam nên các nhà nhập khẩu cũng muốn chần chừ để chờ mức giá tốt hơn. So với cùng kỳ năm 2024 thì năm 2025 nguồn cung gạo trên thế giới có sự quay trở lại của thị trường Ấn Độ; yếu tố này tác động mạnh đến giá gạo xuất khẩu thế giới.Đối với thị trường Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, mỗi tháng nước này cần nguồn gạo nhập khẩu khoảng 350.000 tấn để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. "Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, các doanh nghiệp nước này sẽ quay lại thị trường, khi đó đà giảm có thể sẽ bị chặn lại", ông Trọng dự báo.Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2025 Philippines tiếp tục tăng nhập khẩu gạo và đạt con số kỷ lục đến 5,4 triệu tấn. Thị trường Philippines rất thích ăn gạo Việt Nam nhờ chất lượng tốt, giá cả hợp lý và đặc biệt là tính tươi mới của sản phẩm.
Bến Tre là quê hương, là quê hương… thế thôi!
Lần tái xuất này của ông Donald Trump diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đã thay đổi sâu sắc sau đại dịch Covid-19, nhưng sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mới là động lực chính làm thay đổi cách vận hành của quan hệ quốc tế, xoay chuyển thế giới sang một kỷ nguyên mới.Sự xuất hiện và được ủng hộ của ông Trump không phải là ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của những biến động sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thành trì của lý tưởng dân chủ tự do và hệ thống quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng cũng làm sâu sắc thêm các bất bình đẳng xã hội, tạo ra những nhóm yếu thế về kinh tế và xã hội ngay tại các quốc gia phát triển. Chính những người này đã trở thành lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cho những chính trị gia dân túy như ông Trump, người cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn nhập cư và phục hồi kinh tế trên tư duy bảo hộ.Trump 2.0 đánh dấu sự thoái trào mạnh mẽ của lý tưởng dân chủ tự do - nền tảng quan trọng tạo nên sự ổn định toàn cầu suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Hiện tượng này cũng là phản biện mạnh mẽ đối với luận điểm "cáo chung của lịch sử" của Francis Fukuyama, người trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 từng cho rằng dân chủ tự do và kinh tế thị trường là hình thức quản trị cuối cùng và tốt nhất mà nhân loại hướng đến. Thực tế cho thấy lịch sử không những không dừng lại mà còn tiếp tục biến động dữ dội với sự trỗi dậy của mô hình chính trị và các phong trào dân túy, minh chứng rõ ràng rằng các lý tưởng tự do chưa bao giờ thực sự chiến thắng hoàn toàn và không thể là mô hình duy nhất cho một thế giới đầy đa dạng và phức tạp. Cùng lúc đó, thế giới cũng chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tư tưởng hiện thực chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Quan điểm cho rằng bản chất của quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực và bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và chi phối tư duy của các nhà lãnh đạo, từ Moscow đến Bắc Kinh, và hiện nay ngự trị ở Washington. Sau nhiều thập niên theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới để thúc đẩy lý tưởng tự do dân chủ, siêu cường Mỹ cũng đối diện nguy cơ suy vong trong cái bẫy mà GS John Kenedy gọi là "sự quá tải của đế chế". Trên bàn cờ lớn bị thách thức gay gắt từ nhiều phía, Mỹ không thể không thay đổi nếu muốn duy trì bá quyền toàn cầu. Chính quyền Trump không chỉ tìm cách củng cố sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, mà còn tìm cách thay đổi các luật chơi toàn cầu nay không còn lợi cho Mỹ. Trump 2.0 vừa là tiếp biến, vừa là thay đổi cách mạng từ Trump 1.0, cách tiếp cận triệt để hơn, cực đoan hơn và quyết liệt hơn. Dưới thời Trump 2.0, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm có thể dẫn tới khủng hoảng của chủ nghĩa đa phương, giảm cam kết với các tổ chức quốc tế, và gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và bảo hộ đầu tư. Chính sách "nước Mỹ là trên hết", không chỉ gây áp lực mạnh hơn nữa với các đối thủ thương mại lớn như Trung Quốc, mà cả các đồng minh truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước láng giềng thân thiện như Canada, Mexico. Nước Mỹ sẽ vị kỷ hơn, thực dụng hơn, sử dụng quyền lực và lợi thế để tăng cường sức mạnh bản thân, hơn là cung cấp các hàng hóa công (public goods) trên thế giới. Nước Mỹ sẽ rút khỏi các cuộc chiến tranh tốn kém, cô lập với thế giới đầy rẫy xung đột, thu lợi từ chạy đua vũ trang ở quy mô toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên ông Trump đề cập đến xây dựng "Vòm Sắt" (Iron Dome, nay đã đổi tên thành Vòm Vàng) trong khi nước Mỹ đã được bảo vệ bởi hai đại dương. Trật tự đa cực sẽ hỗn loạn, bất định và bất ổn hơn nhiều so với "khoảnh khắc đơn cực" ngắn ngủi trong lịch sử. Có lẽ, điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực ngày nay và các chủ nghĩa hiện thực trước là yếu tố công nghệ. Những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), blockchain và công nghệ lượng tử, đã làm thay đổi sâu sắc tư duy, hành xử và cách xác định sức mạnh quốc gia. Các quốc gia đang tích cực đầu tư vào công nghệ để nâng cao sức mạnh, đồng thời áp dụng các chiến lược an ninh mới nhằm tận dụng ưu thế công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và kiểm soát các nguồn lực chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu mới. Mỹ không thể đứng ngoài cuộc đua này, không thể không kiểm soát khả năng tiếp cận (và ngăn chặn khả năng tiếp cận của đối thủ) đối với các nguồn khoáng sản chiến lược, con át chủ bài cho chạy đua khoa học công nghệ trong 100 năm tới.Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump cũng chỉ kéo dài trong 4 năm nhưng sẽ làm thay đổi căn bản tư duy và chiến lược của Mỹ trong nhiều thập niên tới. Thế giới sẽ đối mặt với thách thức ngày càng lớn về sự thiếu hụt lãnh đạo toàn cầu. Mỹ, một thời được xem là trụ cột của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giờ đây sẽ thoái thác việc gánh vác trách nhiệm quốc tế trong khi đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc và Nga sẽ tích cực tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng theo các cách khác nhau. Các thể chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO hay WHO sẽ ngày càng trở nên yếu kém hơn, thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng cũng theo đó biến động linh hoạt, đa chiều, đa tầng nấc. Một thế giới mới của chủ nghĩa hiện thực trần trụi, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ sẽ chứng kiến bất ổn gia tăng, căng thẳng leo thang và sự phân hóa sâu sắc. Thế giới đó đầy bất ổn và rủi ro, nhưng chắc chắn có không ít những cơ hội mới. Các quốc gia vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam cần sẵn sàng thích ứng nhanh chóng và linh hoạt, thiết kế các "mỏ neo" để sẵn sàng đối phó với sóng dữ, trong khi khéo léo tận dụng các cơ hội để bảo vệ và gia tăng lợi ích trong một trật tự quốc tế đang biến chuyển mạnh mẽ.