Các giải bóng đá trên thế giới kiểm soát ma túy thế nào, VFF nên ‘ngó’ tham khảo
Không chỉ bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ và các cáo buộc điều tra về quyền riêng tư tại châu Âu, DeepSeek cũng đang trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Không dừng lại ở đó, ngay cả việc đăng ký nhãn hiệu cũng gặp khó khăn bởi chính công ty có lãnh đạo là người Trung Quốc, ít nhất tại Mỹ.Theo TechCrunch, DeepSeek mới đây nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) với hy vọng bảo vệ các ứng dụng, sản phẩm và công cụ chatbot AI của mình. Tuy nhiên, công ty này đã gặp phải một trở ngại lớn khi chỉ 36 giờ trước đó, một công ty khác có tên Delson Group, có trụ sở tại Delaware (Mỹ), đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu DeepSeek.Delson Group tuyên bố họ đã bắt đầu bán các sản phẩm AI mang thương hiệu DeepSeek từ đầu năm 2020. Trong hồ sơ đăng ký, công ty này cho biết địa chỉ của họ là một ngôi nhà ở tại Cupertino và CEO kiêm người sáng lập là Willie Lu. Đáng chú ý, Willie Lu là cựu sinh viên cùng trường với người sáng lập DeepSeek, Liang Wenfeng, tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc). Ông Lu cũng tự nhận mình là giáo sư tư vấn đã nghỉ hưu tại Đại học Stanford và là nhà tư vấn cho Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), với phần lớn sự nghiệp gắn liền với ngành công nghiệp không dây.Theo luật pháp Mỹ, người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên thường được coi là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó, trừ khi có thể chứng minh rằng nhãn hiệu đã được đăng ký với mục đích xấu. Tranh chấp này có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của DeepSeek tại thị trường Mỹ.Ký kết phát triển căn hộ Flex Home thuộc đô thị biển Libera Nha Trang
Tạp chí Hello hôm 11.2 đưa tin máy bay Boeing 787-9 Dreamliner của Hãng KLM Royal Dutch Airlines chở phái đoàn do Hoàng hậu Vương quốc Bỉ Mathilde dẫn đầu đã buộc phải sử dụng quyền hạ cánh ưu tiên vào thời điểm chuẩn bị đáp xuống sân bay quốc tế San José Juan Santamaria ở Costa Rica hôm 9.2.Quyền hạ cánh ưu tiên được sử dụng khi máy bay xảy ra sự cố khẩn cấp hoặc những tình huống nguy hiểm khác. Phi cơ gặp trục trặc có thể đáp xuống đường băng mà không cần chờ đến lượt.Trong trường hợp này, chiếc Boeing 787-9 Dreamliner đã bị rạn nứt cửa kính ở bên trái buồng lái của phi công. Máy bay đã hạ cánh sớm 15 phút so với dự kiến, nhưng tổ lái không thông báo sự cố cho hành khách mà chỉ yên lặng xử lý.Sau đó, nhà báo Wim Dehandschutter, người có mặt trên chuyến bay, đăng lên tài khoản X rằng: "Máy bay chở Hoàng hậu Vương quốc Bỉ Mathilde hạ cánh xuống Costa Rica với cửa kính bị rạn nứt"."Tôi có mặt trên chuyến bay đó. Hành khách như chúng tôi không nhận ra (điều bất thường gì), và chúng tôi không được thông báo gì cả trong suốt chuyến bay hoặc vào thời điểm máy bay đáp", theo ông Dehandschutter.Ông Dehandschutter nói thêm chuyến bay đã trải qua đợt nhiễu động không khí và quá trình hạ cánh không mấy êm ả, nhưng nhìn chung không có vấn đề gì.Chuyến công du của Hoàng hậu Mathilde kéo dài 3 ngày từ 10-12.2 và bà quay về nước hôm nay.
Sinh viên ngành y 'luyện' viết hồ sơ, kỹ năng phỏng vấn xin việc
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.
Thường trực Chính phủ có ý kiến với cơ chế mua bán điện trực tiếp
Vàng đang được hưởng lợi từ những bất ổn về kinh tế và địa chính trị thế giới. Giá vàng đã có một năm tăng trưởng rất mạnh mẽ trong năm 2024, tăng khoảng 30%, từ 2.000 USD/ounce vào tháng 1 lên mức hiện tại khoảng 2.600 USD/ounce. Về góc độ dài hạn, các động lực tích cực vẫn còn nguyên vẹn - bao gồm việc phân bổ vàng liên tục của các thị trường mới nổi và ngân hàng trung ương châu Á, cũng như nhu cầu vàng vật chất và đồ trang sức mạnh mẽ từ khu vực bán lẻ. Một điểm chung xuyên suốt trong nhu cầu gia tăng từ các ngân hàng trung ương và khu vực bán lẻ vàng. Cả hai đều được thúc đẩy bởi nhu cầu đa dạng hóa để tránh xa những lo ngại và bất ổn địa chính trị gia tăng xung quanh đồng đô la Mỹ, trước các chính sách thương mại và tài khóa gây gián đoạn từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump.UOB giữ quan điểm tích cực của mình đối với vàng vì nhu cầu trú ẩn an toàn dài hạn có khả năng sẽ vẫn mạnh trong bối cảnh rủi ro địa chính trị và kinh tế tiếp tục gia tăng từ nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump. Dự báo vàng sẽ tăng thêm nữa lên mức 3.000 USD/ounce vào cuối năm 2025. Sức mạnh tức thời của đồng đô la Mỹ có thể dẫn đến xu hướng tích lũy trong ngắn hạn đối với vàng trước khi tiếp tục đà tăng khi trong năm 2025.Theo nhận định của UOB, năm 2025 sẽ mang đến những diễn biến khác nhau cho dầu thô Brent, đồng và vàng. Cả dầu thô Brent và đồng có khả năng sẽ bị đè nặng bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế xấu đi của Trung Quốc và châu Âu. Mối lo ngại về những gián đoạn do mức thuế quan thương mại cao hơn dưới thời chính quyền Trump cũng sẽ là tiêu cực đối với hai mặt hàng này. Điều này bất chấp triển vọng chung khá tích cực đối với nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, vàng có khả năng sẽ được hưởng lợi từ sự bất ổn và tiếp tục đà tăng mạnh trong suốt năm 2025.