Vĩnh Long và Trà Vinh: Nhiều mô hình hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT
Thống kê cho thấy có hơn 5.000 văn bản quy phạm pháp luật của T.Ư chịu tác động trực tiếp từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong số này, hơn 3.800 văn bản liên quan đến việc thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức; hơn 700 văn bản có nội dung cần xử lý ngay, có tính chất chung giữa các bộ.Bộ Tư pháp nhận định nếu sửa đổi, bổ sung hàng ngàn văn bản nêu trên sẽ là khối lượng công việc rất lớn, phát sinh chi phí và khó khả thi, có thể tạo khoảng trống pháp lý do không thể ban hành đúng thời hạn. Trong khi đó, Quốc hội có thể khái quát để quy định theo nguyên tắc chung và vẫn bảo đảm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo lộ trình.Cơ quan soạn thảo do đó đề xuất xây dựng nghị quyết với 2 chính sách lớn, nhằm kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước diễn ra liên tục, thông suốt sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Chính sách 1 là xử lý những vấn đề chung, có tính nguyên tắc nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.Các nội dung thuộc chính sách này bao gồm: việc sử dụng tên cơ quan, tổ chức do chuyển giao, tiếp nhận, hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các cơ quan, đơn vị do tiếp nhận, chuyển giao hoặc sáp nhập.Ngoài ra còn giải quyết một số vướng mắc, khó khăn khi các cơ quan thay đổi mô hình tổ chức; việc xử lý các vấn đề chuyển tiếp liên quan đến sử dụng con dấu, trụ sở làm việc, tài sản, kinh phí của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; các giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp trước khi có sự sắp xếp tổ chức bộ máy…Chính sách 2 là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý đối với các vấn đề khác phát sinh sau khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng chưa dự liệu được hết trong nghị quyết nhằm không làm gián đoạn hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, người dân, doanh nghiệp và việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan sau khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.Núi Bà Đen - thánh địa hành hương dịp cuối năm
Khu vực phía tây Bắc bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Nghệ An, mưa có khả năng kéo dài từ chiều tối ngày 19.5 đến sáng 20.5; có nơi mưa vừa, mưa to và giông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40 - 80mm, thậm chí trên 150mm.
Hương Tràm dọa kiện kẻ tung tin đồn sinh con
Ngày 1.1, diễn ra kỳ họp thứ nhất HĐND H.Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026, bầu các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND, Hội thẩm TAND huyện, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Tại kỳ họp đã tiến hành bầu bà Lê Thị Ngọc Hạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Long Điền giữ chức Chủ tịch HĐND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Ông Nguyễn Minh Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất, đại biểu HĐND H.Long Đất được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Kỳ họp cũng tiến hành bầu bà Đỗ Thị Hồng, Phó bí thư Huyện ủy Long Đất giữ chức Chủ tịch UBND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trước khi sáp nhập H.Long Điền và H.Đất Đỏ thành H.Long Đất, bà Hồng là Chủ tịch UBND H.Đất Đỏ.Ông Trần Kim Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất; ông Hồng Như Vàng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất; ông Võ Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ H.Long Đất; ông Lê Hữu Hiền, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ H.Long Đất được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND H.Long Đất, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Kỳ họp cũng bầu 14 Ủy viên UBND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026; bầu 38 Hội thẩm TAND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Kỳ họp đã biểu quyết thông qua các nghị quyết xác nhận kết quả bầu; nghị quyết thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND H.Long Đất (12 cơ quan).
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Tại cuộc họp báo kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố diễn ra vào chiều ngày 27.2, đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM phản hồi về những hạn chế liên quan đến biển báo giao thông, nhất là tình trạng biển báo bị che khuất, hư hỏng.Cụ thể, theo ông Nguyễn Kiên Giang, Phó trưởng phòng Quản lý bảo trì và khai thác thì hằng ngày, Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị tiếp nhận thông tin phản ánh về vấn đề này thông qua camera quan sát cũng như nguồn tin từ các nhóm phản ứng nhanh, fanpage, lực lượng cảnh sát giao thông và Tổng đài 1022.Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, các đơn vị chức năng sẽ nhanh chóng điều động nhân sự để khắc phục ngay các trường hợp biển báo bị che khuất."1 mét vuông 10 máy ảnh" có lẽ là câu nói phù hợp nhất để miêu tả khung cảnh nhộn nhịp tại Ga An Phú thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.Không còn là một trạm dừng đơn thuần, ga An Phú (TP.Thủ Đức) - đối diện Trung tâm Thương mại Vincom Thảo Điền - đang trở thành điểm "sống ảo" lý tưởng của giới trẻ Sài Gòn.Bên cạnh sân ga, sức hút của ga An Phú còn nằm ở cây cầu đi bộ bắc ngang trên đường Võ Nguyên Giáp, kết nối khu Thảo Điền.Tại đây, bạn có thể ngắm toà Landmark 81 với hình ảnh mặt trời đỏ rực chiếu sáng trên đoàn tàu metro xanh biếc. Cảnh tượng này khiến nơi đây trở thành điểm check-in không thể bỏ lỡ của các bạn trẻ.Thử thách lớn nhất đối với những ai mê chụp ảnh tại ga An Phú chính là... "quá đông". Theo kinh nghiệm từ các nhiếp ảnh gia và hội sống ảo, thời gian lý tưởng để chụp ảnh vắng người tại ga An Phú có lẽ là sáng sớm; nhưng để ảnh lên màu đẹp với ánh nắng dịu nhẹ thì buổi sáng từ 7 giờ đến 10 giờ; còn giờ buổi chiều từ 16 giờ đến 17 giờ. Vào buổi tối, bạn có thể khai thác hiệu ứng đèn đường kết hợp với flash để cho ra những bức ảnh sắc nét mang phong cách đô thị hiện đại.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Vì sao thành công của Ukraine trên chiến trường có thể khiến ông Biden đau đầu?
Phiên tòa vụ án Hạc Thành Tower diễn ra từ ngày 15.1, xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng và 9 bị cáo khác phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự.Theo cáo trạng được công bố tại phiên tòa, Công ty TNHH MTV Sông Mã (sau cổ phần hóa gọi là Công ty CP Sông Mã) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, được giao quản lý 1.733,8 m2 đất tại số 3 đường Phan Chu Trinh, nằm ở ngã tư giao với đường Hạc Thành, cạnh Quảng trường Lam Sơn, có vị trí đắc địa ở TP.Thanh Hóa.Khi đang trong giai đoạn cổ phần hóa, các bị can trên đã xin giao đất, thực hiện giao đất, tính tiền sử dụng đất thấp hơn giá trị thời điểm giao đất (giao đất năm 2013 nhưng tính giá giao đất năm 2009); chuyển nhượng quyền sử dụng dự án Hạc Thành Tower; không xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 55,87 tỉ đồng.Trong 11 bị cáo, HĐXX xác định Đinh Xuân Hướng, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã, chịu trách nhiệm chính và xác định bị cáo này đã hưởng lợi hơn 6 tỉ đồng; Nguyễn Mạnh Sơn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã, được xác định hưởng lợi hơn 3 tỉ đồng; các bị cáo còn lại không hưởng lợi bằng tiền.Quá trình diễn ra phiên tòa, luật sư bào chữa cho các bị cáo và bản thân các bị cáo đề nghị HĐXX xem xét lại mức giá tính thiệt hại tiền của Nhà nước vì áp dụng mức giá hơn 45 triệu đồng/m2 đất để tính mức gây thiệt hại là quá cao; một số bị cáo cũng cho rằng chỉ phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" chứ không phạm tội theo quy định tại điều 219 bộ luật Hình sự như Việt KSND kết luận.Tại phiên tòa, đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, với những chứng cứ, tài liệu có được, đủ cơ sở để truy tố 11 bị cáo vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự.HĐXX cũng đưa ra đánh giá hành vi của các bị cáo là là rất nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm tài sản nhà nước, gây dư luận xấu. Các bị cáo đều là lãnh đạo đứng đầu tỉnh, đứng đầu cơ quan chuyên môn, tuy nhiên, đã tham mưu, xây dựng, đề xuất và đưa ra quyết định gây thiệt hại cho Nhà nước, vì vậy không thể chấp nhận đề xuất miễn hình phạt cho một số bị cáo.Sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ (tất cả 11 bị cáo đều không có tình tiết tăng nặng), HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa; Đinh Cẩm Vân, cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, cùng mức án 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bị tuyên phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.