Học sinh đầu cấp giảm, TP.HCM có 'hạ nhiệt' áp lực trường lớp?
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan 3-2 ở lượt về chung kết và vô địch ASEAN cup với tỷ số chung cuộc 5-3, hàng chục ngàn người dân Quảng Nam vỡ òa hạnh phúc, nhiều người đổ ra đường ăn mừng.Tại các tuyến đường như Hùng Vương, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và đặc biệt là khu vực quảng trường 24.3 ở TP.Tam Kỳ, biển người nối đuôi nhau diễu hành ăn mừng Việt Nam chiến thắng. Tiếng kèn vang lên khắp nơi, xen lẫn với những tiếng hô vang "Việt Nam vô địch". Anh Bùi Lê Hoàng Việt Tuấn (37 tuổi, ở P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết anh rất hạnh phúc khi chứng kiến trận đấu lượt về đầy quả cảm và không kém phần kịch tính của đội tuyển Việt Nam."Đội tuyển chúng ta vô địch là quá xứng đáng. Nhưng điều đáng tiếc đi kèm với niềm hạnh phúc ấy là sự mất mát quá lớn khi nhiều cầu thủ phải dính chấn thương nặng, thương nhất là tiền đạo Nguyễn Xuân Son. Nhưng mình tin, chức vô địch là món quà xứng đáng chúng ta dành cho Xuân Son", anh Tuấn nói.Chuẩn bị cho 132.000 học sinh lớp 1 TP.HCM có học bạ số
Thành công của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 khiến cuộc đua cho các hạng mục danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam thêm hấp dẫn. Trong đó, tâm điểm tập trung vào tiền đạo Nguyễn Xuân Son. Chân sút sinh năm 1997 tỏa sáng rực rỡ với 7 bàn thắng, chỉ cần 5 trận đấu để đoạt ngôi vua phá lưới và cầu thủ hay nhất AFF Cup 2024. Không quá khi nói, Xuân Son là 50% sức mạnh đội tuyển Việt Nam, khi sự đa năng, toàn diện và đẳng cấp của cầu thủ mang áo số 12 đã giúp toàn đội chinh phục đỉnh cao. Tuy nhiên thời điểm anh chính thức trở thành công dân Việt Nam là ngày 15.10.2024. Và theo quy định về pháp lý cũng như chuyên môn, Xuân Son chỉ được FIFA cho phép thi đấu cho đội tuyển Việt Nam là vào ngày 21.12.2024 (đúng thời điểm gặp đội Myanmar ở vòng bảng AFF Cup 2024).Ở thời điểm ban tổ chức hoàn thành danh sách đề cử, Xuân Son chỉ mới vừa có quốc tịch Việt Nam."Rafaelson, anh ấy đã hoàn thành nhập tịch Việt Nam với tên Việt Nam là Xuân Son, nhưng thời gian thi đấu trước khi nhập tịch với tư cách ngoại binh nên để tên Rafaelson ở hạng mục Cầu thủ xuất sắc nước ngoài. Nếu đưa vào danh sách Quả bóng vàng nam thì không hợp lý. Có thể sang năm, Quả bóng vàng Việt Nam 2025, nếu bạn ấy xứng đáng thì có thể có tên trong danh sách cầu thủ nam xuất sắc", Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Anh Tú chi biết. Xuân Son được đề cử cho danh hiệu "Ngoại binh hay nhất năm". Với 31 bàn thắng sau 26 trận để đưa CLB Nam Định lên ngôi vô địch V-League, cùng màn thể hiện chói sáng tại đội tuyển Việt Nam, Xuân Son gần như chắc chắn chinh phục danh hiệu này, vượt qua những đối thủ như Hendrio Araujo, Leo Artur hay Rimario Gordon. Nhìn trên tổng thể màn trình diễn, cuộc đua cho danh hiệu cầu thủ nam xuất sắc nhất sẽ diễn ra giữa Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Quang Hải. Tiến Linh có năm 2024 đáng nhớ với 15 bàn thắng cho CLB Bình Dương. Ở V-League 2024 - 2025, Tiến Linh đang chơi tốt với 7 bàn sau 9 trận, dẫn đầu danh sách vua phá lưới. Tại AFF Cup 2024, dù Tiến Linh ngồi dự bị cho Xuân Son, nhưng anh cũng có 4 bàn thắng, chỉ đứng sau người đồng đội trong danh sách lập công cho đội tuyển Việt Nam. Trong các bàn thắng của Tiến Linh, có những khoảnh khắc quan trọng như tình huống đá phạt đền thành công vào lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi trên sân Jalan Besar, hay bàn thắng cũng trước Singapore ở trận lượt về, giúp đội nhà thắng chung cuộc 3-1.Hoàng Đức cũng là ứng viên rất nặng ký, khi anh là trụ cột tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Tiền vệ sinh năm 1998 chơi nổi bật ở bán kết và chung kết với những pha xử lý và che chắn bóng đẳng cấp, giúp toàn đội trụ vững trước sức ép của Thái Lan và Singapore. Dù không in dấu giày vào bàn thắng, nhưng đóng góp của Hoàng Đức rất có giá trị.Song, điểm trừ của Hoàng Đức là phong độ chỉ ở mức tạm ổn tại Thể Công Viettel trong nửa đầu năm, trước khi anh xuống hạng nhất chơi cho CLB Ninh Bình. Tại đây, Hoàng Đức góp công giúp đội đứng đầu bảng, nhưng chất lượng giải hạng nhất kém xa V-League, nơi Tiến Linh đang tranh tài.Còn với Quang Hải, những bàn thắng và kiến tạo quan trọng dù chỉ vào sân từ ghế dự bị tại AFF Cup giúp anh cũng là một ứng viên sáng giá.
Không gian mở trong ngôi nhà có thiết kế hiện đại tràn đầy sự thân thiện
Chiều 31.12, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo công bố, cung cấp thông tin về 3 nghị định vừa được Chính phủ thông qua về chế độ chính sách với cán bộ thôi việc, thu hút người tài.Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, thời gian qua, Bộ Nội vụ đã triển khai đồng loạt, xây dựng các nghị định theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị. Hôm nay 31.12, Chính phủ đã thông qua, ban hành 3 nghị định, gồm:Nghị định 177 quy định chế độ chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ nghỉ hưu theo nguyện vọng.Nghị định 179 về trọng dụng, thu hút người có tài năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, MTTQVN, tổ chức chính trị - xã hội.Nghị định 178 về chế độ chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong sắp xếp bộ máy. Thông tin về Nghị định 177, ông Nguyễn Tuấn Ninh, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ), cho biết các chính sách liên quan trực tiếp đến cán bộ trước thềm đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc.Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến các ban Đảng T.Ư và các địa phương để xác định những nội dung cần trong xây dựng nghị định, bám sát Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị. Nghị định chia 3 nhóm đối tượng: Nhóm 1 là không đủ điều kiện tái cử (không đủ 30 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu); nhóm 2 là còn đủ điều kiện tái cử (còn 30 - 60 tháng); nhóm 3 là đối tượng thuộc Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý.Theo đó, bổ sung thêm cơ sở pháp lý giải quyết với các trường hợp vi phạm nghỉ hưu sớm, quy định với các trường hợp không vi phạm nhưng có nguyện vọng nghỉ hưu sớm… để giải quyết vướng mắc với các trường hợp đã nghỉ hưu vừa qua.Về chế độ, chính sách gồm 2 chế độ: nghỉ hưu trước tuổi và chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi hưu. Với nhiều trường hợp không đủ tuổi tái cử vẫn lựa chọn ở lại công tác rất khó sắp xếp vị trí việc làm, nên có chế độ chính sách khuyến khích nghỉ hưu ngay. Với Nghị định 179 về trọng dụng thu hút người có tài năng, ông Ninh cho biết, đã tham khảo kinh nghiệm thu hút, trọng dụng người tài của Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Thái Lan..., vừa đảm bảo cơ chế chính sách vượt trội, phù hợp thực tiễn. Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức có tài năng, phát hiện những người có tài năng đang làm trong bộ máy để trọng dụng. "Rất nhiều người thi tuyển công chức, nhưng qua vài năm rèn luyện phát huy vai trò, có năng lực nổi trội, nòng cốt cho các cơ quan, đơn vị. Philippines làm rất tốt việc này, phát hiện các công chức tài năng để bồi dưỡng. Ngoài ra, có các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, nhà quản lý...", ông Ninh nói và cho biết đây là những đối tượng cần tập trung thu hút để tạo thành lực lượng dẫn dắt. Cụ thể, về chính sách tiền lương thu hút người tài, theo ông Ninh, với sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng, ngoài được hưởng 100% tiền lương tập sự còn được hưởng phụ cấp bằng 150% mức lương trong thời hạn 5 năm từ ngày tuyển dụng. Đây là cơ chế rất mạnh, vượt trội, ông Ninh nói. Mức tiền lương cơ bản chưa bao gồm phụ cấp hưởng khoảng 13,7 triệu đồng/tháng, thạc sĩ khoảng 15,6 triệu đồng/tháng, tiến sĩ 17,5 triệu đồng/tháng. Dù so với mặt bằng chưa quá cao nhưng cũng là nỗ lực của Chính phủ.Đối với chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành được bổ nhiệm vào ngạch viên chức, được hưởng phụ cấp bằng 300% mức tiền lương thưởng. Mức tiền lương cơ bản thấp nhất (chưa bao gồm phụ cấp công vụ 25%) với người được bổ nhiệm chuyên viên chính hoặc tương đương hưởng 41,1 triệu đồng/tháng, người được bổ nhiệm chuyên viên cao cấp hưởng hơn 58 triệu đồng/tháng. Trường hợp chuyên gia, nhà quản lý, khoa học đầu ngành ký hợp đồng lao động, cho phép người đứng đầu bộ, ngành, địa phương được quyết mức tiền lương. Một số địa phương đã thực hiện rất tốt như TP.HCM, Đà Nẵng, Hưng Yên...
Ngày 20.1, Bộ Công thương cho biết, ngày 17.1 vừa qua, tại Washington (Mỹ), Bộ Công thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam.Trước đó, ngày 8.1.2020, Việt Nam chính thức khởi kiện Mỹ vi phạm các quy định của WTO khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gọi tắt là vụ việc DS536.Đến năm 2020, sau khi ban hội thẩm WTO có dự thảo phán quyết vụ việc gửi cho các bên liên quan trước khi công bố chính thức, phía Mỹ đã đề xuất Việt Nam cùng đề nghị hoãn ban hành báo cáo của ban hội thẩm để thương lượng một giải pháp song phương, nhằm giải quyết vụ việc DS536Như vậy, sau 7 năm khởi kiện và gần 5 năm thương lượng, với thỏa thuận đã ký, Mỹ và Việt Nam đã đạt được giải pháp song phương, chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO.Cũng theo thỏa thuận được ký kết, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đủ điều kiện dỡ bỏ thuế theo quy định của Mỹ. Đây cũng là nhà xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ. Bộ Công thương cho biết, đây là lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận song phương nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp tại WTO, trước đó là vụ việc về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm (DS429), đã ký năm 2016.Bộ Công thương đánh giá, việc đạt được giải pháp song phương giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả hai phía Việt Nam - Mỹ. Việt Nam hoan nghênh tinh thần xây dựng, thái độ thiện chí và nỗ lực tìm kiếm giải pháp song phương của phía Mỹ, đặc biệt là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR). Mỹ thực thi phán quyết của WTO góp phần quan trọng trong việc thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ, khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đạt 345 triệu USD, tăng 27% so với năm 2023.
Mỹ chạy đua tăng viện cho lữ đoàn chủ lực của Ukraine
Thành tích của Trường đại học Thủy Lợi