Midu đề nghị xử lý hai kênh đưa tin sai sự thật
Đài CNN ngày 30.1 đưa tin nữ binh sĩ Israel Agam Berger vừa đoàn tụ với gia đình tại một cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) gần biên giới với Dải Gaza, sau khi được lực lượng Hamas trả tự do trong đợt trao trả mới nhất dựa trên lệnh ngừng bắn từ ngày 19.1.Cha mẹ của nữ binh sĩ 20 tuổi này vô cùng vui mừng và hoan hô khi họ xem những hình ảnh con gái được Hamas trao cho tổ chức Chữ thập đỏ tại thành phố Jabalia ở phía bắc Gaza vào sáng 30.1.Trong thông cáo trên Diễn đàn Gia đình các con tin, gia đình của cô Berger cảm ơn lực lượng an ninh và "toàn thể Israel vì sự ủng hộ và cầu nguyện của họ", đồng thời nói "anh hùng của chúng tôi đã trở về sau 482 ngày". Bên cạnh nữ binh sĩ trên, đợt trao trả này còn có 2 công dân Israel khác là ông Gadi Moses (80 tuổi) và cô Arbel Yahud (29 tuổi), bị bắt làm con tin khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7.10.2023.Những hình ảnh do tổ chức Thánh chiến Hồi giáo ở Gaza đưa ra cho thấy ông Moses và cô Yahud ôm nhau trước sự hiện diện của các tay súng mặc đồ đen và che mặt. Theo kế hoạch, họ được trao trả tại thành phố Khan Younis ở phía nam Gaza.Theo thỏa thuận, Israel sẽ trả tự do cho 110 tù nhân Palestine để đổi lấy 3 con tin trên.Israel và Hamas cho biết 5 công dân Thái Lan nằm trong số những người bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel năm 2023 cũng dự kiến sẽ được các tay súng ở Gaza trả tự do theo một thỏa thuận riêng.Khoảng 1.200 người đã thiệt mạng và hơn 250 con tin đã bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel. Chiến dịch quân sự trả đũa của Israel đã khiến hơn 47.000 người Palestine ở Gaza thiệt mạng.Israel cho rằng vẫn còn 89 con tin bị giam giữ ở Gaza, trong đó có khoảng 30 người đã tử vong.Đợt trao đổi trên là đợt thứ 3 trong giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn từ ngày 19.1. Theo AFP, đợt thứ 4 dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, nhưng Hamas cáo buộc Israel gây nguy hiểm cho thỏa thuận bằng cách trì hoãn việc cung cấp viện trợ ở Gaza, một cáo buộc mà Israel bác bỏ là "tin giả".Trong 2 đợt trước đó, Hamas đã thả 7 con tin Israel để đổi lấy 290 tù nhân Palestine.Tỉ phú Trần Đình Long: Không nước nào chấp nhận thép nhập khẩu lớn hơn sản xuất trong nước
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Bất động sản nghỉ dưỡng chậm hồi phục
Kho báu hoàng gia được tìm thấy bên trong Nhà thờ Vilnius thuộc Lithuania và chưa từng được phát hiện kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, theo Đài CNN hôm 9.1 dẫn thông cáo báo chí từ cơ quan quảng bá du lịch Go Vilnius.Trong số các báu vật có thể kể đến vương miện thuộc về Alexander Jagiellon, hoặc Aleksandras Jogailaitis, Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania (1461-1506).Một vương miện, một dây chuyền, một huy chương, một chiếc nhẫn và một tấm bia quan tài thuộc về Hoàng hậu Ba Lan Elizabeth (1436–1505).Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vương miện, quả cầu, trang sức của Hoàng hậu Ba Lan Barbara Radziwiłł (1520-1551), kết hôn với Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania Sigismund II Augustus (1520-1572)."Việc tìm thấy các huy hiệu chôn theo của vua chúa Lithuania và Ba Lan là kho báu vô giá của lịch sử, những biểu tượng cho truyền thống lâu đời của Lithuania trên tư cách nhà nước và là dấu hiệu khẳng định Vilnius là thủ đô", theo Tổng giám mục Vilnius Gintaras Grušas.Các cổ vật biểu tượng cho vương quyền Trung Cổ được đặt bên trong quan tài của các nhà vua và hoàng hậu theo nghi thức bồi táng thời xưa.Kho báu trên lần đầu được tìm thấy năm 1931 khi Nhà thờ Vilnius được sửa chữa sau trận lụt và hé lộ hầm mộ chứa hài cốt của các vị quân chủ thời Trung Cổ.Số cổ vật được trưng bày cho đến khi đệ nhị thế chiến bùng nổ năm 1939. Khi đó kho báu được cất giấu trước khi bị thất lạc. Một số nỗ lực tìm kiếm sau đó đã không thu được kết quả cho đến năm ngoái.Nhờ vào máy ảnh chụp xuyên tường, các nhà nghiên cứu thành công tìm được kho báu xưa vào tháng 12.2024. Vào thời điểm được tìm thấy, các cổ vật vẫn được bọc bên trong những trang báo được phát hành tháng 9.1939.
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 20.2.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Xe tải chạy trên đường Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn) bất ngờ tông dải phân cách cứng bê tông, lật ngang đè xe máy của hai người đàn ông đang chở nhau đi làm.Công an xã Phúc Ứng (tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) vừa nhận được thư cảm ơn từ chị Phạm Thị Hồng Thảo (trú tại thôn Tân Thịnh, xã Phúc Ứng), về việc tìm lại số tiền và vàng bị thất lạc.Theo thông tin từ công an, vào chiều ngày 15/2, chị Thảo phát hiện hòm sắt đựng tiền và vàng của mình đã bị mất. Sau khi hỏi chồng, chị được biết chiếc hòm đã bị bán cho cơ sở thu mua phế liệu của anh Lê Văn Dũng.Trong quá trình phân loại phế liệu, anh Dũng đã phát hiện số tiền, vàng trị giá gần 50 triệu đồng trong hòm và đã chủ động trình báo sự việc với Công an xã Phúc Ứng. Công an xã đã nhanh chóng xác minh và xác định tài sản trên là của chị Thảo. Lực lượng công an đã phối hợp với anh Dũng để bàn giao lại toàn bộ số tài sản cho chị Thảo.Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, sau tết, dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo ATTP.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 21.2.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Đến Thung Nham trải nghiệm sinh thái '3 trong 1'
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.