Đánh bại Genoa, AC Milan yên tâm đến Nou Camp
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".Tết đến cảnh giác với sự nguy hiểm của bình gas mini
Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh về vi phạm giao thông sẽ được thưởng đến 5 triệu đồng một vụ việc. Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, người dân có thể gửi trực tiếp clip vi phạm cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc hoặc gửi qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu. Một trong những ứng dụng được khuyến nghị là VNeTraffic - Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam.Dù đã được phát hành nhiều năm trước, nhưng mới đây VNeTraffic mới được nhiều người chú ý và đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam, trên App Store. Trên kho ứng dụng của Google, ứng dụng đang có hơn 100.000 lượt tải xuống. Bản cập nhật mới nhất của VNeTraffic là hai tuần trước, bổ sung các tính năng mới như: Tra cứu vi phạm giao thông; Phản ánh vi phạm; Bản đồ giao thông. Sau khi tải ứng dụng VNeTraffic về máy, người dùng cần đăng ký tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân, xác thực bằng số điện thoại. Ứng dụng có chức năng đăng nhập bằng tài khoản VNeID nhưng hiện tại chưa khả dụng. Người dùng cần đăng nhập bằng số căn cước hoặc số định danh công dân.Tại màn hình chính của ứng dụng, người dùng chọn Tạo phản ánh hoặc ấn vào biểu tượng dấu + ở cạnh dưới màn hình, sau đó điền các thông tin về loại vi phạm giao thông, thời gian, địa điểm, nội dung. Sau đó chọn tải ảnh hoặc video. Ứng dụng cho phép tải tối đa 3 ảnh hoặc video, không quá 20 MB.Một số lưu ý khi gửi clip vi phạm là nội dung phản ánh phải dùng tiếng Việt. Thông tin của người phản ánh sẽ được cơ quan chức năng bảo mật. Người dân có thể kiểm tra trạng thái, thống kê các phản ánh trong mục Danh sách phản ánh. Ở đây ngoài những nội dung đã gửi, hệ thống còn cập nhật về trạng thái của những phản ánh đã tiếp nhận, đã trả lời.Một tính năng hữu dụng trên VNeTraffic là Tra cứu vi phạm. Tại đây người dùng có thể kiểm tra nhanh vi phạm phạt nguội bằng cách nhập biển số xe ô tô, xe máy. Tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng chọn mục Tra cứu vi phạm, sau đó nhập biển số xe, ấn kiểm tra. Nếu không bị phạt nguội, ứng dụng sẽ thông báo biển số chưa từng vi phạm. Nếu đã bị phạt nguội, ứng dụng sẽ hiển thông tin chi tiết về màu biển số xe, loại phương tiện, lỗi, thời gian, địa điểm vi phạm, trạng thái xử lý, đơn vị phát hiện, đơn vị xử lý, địa chỉ. Nếu vi phạm nhiều hơn một lần, ứng dụng cũng liệt kê cả những lần vi phạm trước đó để người dùng theo dõi. Người dùng cần lưu ý khi nhập thông tin biển số xe thì viết liền cả dãy chữ và số, không viết cách, không dùng dấu chấm.Mặc dù đang đứng top đầu ứng dụng được tải nhiều trên App Store nhưng VNeTraffic vẫn đang ở bản thử nghiệm 1.1.7. Nhiều người dùng phản ánh ứng dụng vẫn khó đăng nhập, không tạo được tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân. Ngoài ra dù được giới thiệu là dịch vụ công, thuộc bản quyền của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), VNeTraffic vẫn chưa được Google cấp chứng nhận là ứng dụng công quốc gia như VNeID hay VssID.
VN-Index lập đỉnh lịch sử, tài sản ông chủ Vingroup và Hòa Phát tăng thêm tỉ USD
Chia sẻ với Thanh Niên câu chuyện kinh doanh vàng năm qua, bà Bùi Hồng Tâm, Tổng giám đốc Công ty CP Ancarat Việt Nam, cho biết kinh tế khó khăn nên buôn bán cũng ảnh hưởng. Dịp gần tết tình hình khả quan hơn, song không có nhiều đơn hàng lớn như mọi năm. Số lượng đơn hàng vàng trang sức tăng lên nhưng giá trị từng đơn cũng như tổng giá trị thu về lại giảm đi."Năm nay, doanh nghiệp chỉ chuẩn bị hơn 10 mẫu vàng linh vật, ít hơn khá nhiều con số khoảng 30 mẫu của mọi năm. Chúng tôi cũng không sản xuất vàng miếng mới", bà Tâm nói.Một trong những vấn đề được bà Tâm và nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác rất trăn trở là khan hiếm vàng nguyên liệu. Từ trước tới nay, vàng nguyên liệu chủ yếu được doanh nghiệp mua từ nguồn vàng trong dân, nhưng hiện nay các quy định siết chặt hơn, mua vàng phải đảm bảo chứng từ đầy đủ. Cạnh đó, nguồn vàng trong dân cũng không dồi dào.Chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, hiện nguồn vàng nguyên liệu đầu vào rất căng thẳng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)... làm đúng quy trình thủ tục, có đầu vào mới có vàng cung ứng đầu ra.Trước đây, khi chưa siết chặt các quy định, doanh nghiệp có thể mua các loại vàng trôi nổi trên thị trường, nguồn cung tương đối dồi dào. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp thường mua vào vàng của chính họ hoặc các loại vàng thương hiệu khác mà người dân đem bán có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng."Thời gian qua, người dân cũng chủ yếu mua vào chứ không nhiều người bán ra. Các yếu tố này làm cho vàng nguyên liệu ngày càng khan hiếm", ông Phương lý giải.Trao đổi với Thanh Niên, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng T.Ư toàn cầu tại Hội đồng Vàng thế giới, cho biết gần đây ông đến thăm PNJ, một trong những công ty trang sức lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp hiện có hai nhà máy sản xuất, sẽ có nhà máy thứ ba trong tương lai gần. "Đại diện PNJ chia sẻ, công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến các khách hàng từ 15 quốc gia trên thế giới. Nhưng vì không thể mua đủ vàng nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước, lượng sản phẩm trang sức dành cho xuất khẩu của PNJ rất ít", ông Shaokai Fan nói.Dẫn thông tin từ Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam và nghiên cứu từ Metal Focus, ông Shaokai Fan nhận định, nhu cầu vàng trang sức ở Việt Nam dao động từ 15 - 20 tấn mỗi năm. Vì vậy, Việt Nam phải nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất số trang sức này."Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã gửi kiến nghị về việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tới Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi vẫn đang đợi câu trả lời, hy vọng rằng kiến nghị sẽ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong năm nay", ông Shaokai Fan nhấn mạnh.Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Shaokai Fan tính toán: năm 2024, xuất siêu của Việt Nam là 24 tỉ USD, tổng vốn FDI là 25 tỉ USD và kiều hối là 16 tỉ USD. Do đó, năm ngoái Việt Nam đã thu về lượng ngoại tệ là 65 tỉ USD .Nếu ngành thương mại Việt Nam yêu cầu nhập khẩu vàng thì nhu cầu vàng nguyên liệu thô tối đa chỉ khoảng 20 tấn vàng, trị giá khoảng 1,7 tỉ USD. Với thu ngoại tệ 65 tỉ USD, Việt Nam chi gần 2 tỉ USD nhập 20 tấn vàng là hợp lý.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu phân tích, Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm tới tính thanh khoản của nền kinh tế. Phải đảm bảo có đủ dự trữ quốc gia, trong đó có vàng, ngoại tệ, những tài sản định nghĩa bằng đồng ngoại tệ, ít nhất dự trữ phải bằng số tiền quốc gia chi để nhập khẩu trong 3 tháng. Bởi vậy, lo ngại đổ quá nhiều tiền để nhập khẩu vàng cũng dễ hiểu.Tuy nhiên, theo ông Hiếu, cả năm chi khoảng 1,7 - 2 tỉ USD để nhập vàng và chia ra thành nhiều đợt khác nhau thì không đáng lo ngại. Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện để nguồn cung vàng dồi dào hơn, cho phép nhập khẩu vàng ở mức phù hợp.Nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước nên có giải pháp, lộ trình hợp lý để giải quyết vấn đề vàng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, ông Phương nói, mỗi năm chi khoảng 1,7 tỉ USD để nhập 20 tấn vàng là đủ để giải tỏa một phần "cơn khát" vàng nguyên liệu."Nếu cho phép nhập khẩu 20 tấn vàng mỗi năm, không cần nhập một lần mà chia thành nhiều đợt trong năm. Có thể chia thành 5 - 6 đợt, canh thời điểm giá vàng thấp để nhập khẩu, số tiền chi ra cho mỗi đợt nhập vàng khoảng 200 - 300 triệu USD là không đáng kể", ông Phương nhìn nhận.
Kết quả trên được đưa ra bởi Ookla - đơn vị phát triển công cụ đo tốc độ mạng Speedtest. Theo dữ liệu ghi nhận được, tốc độ mạng internet di động của Việt Nam đã tăng 7,7% so với tháng trước, xếp hạng 19 thế giới, vượt qua các quốc gia như Ấn Độ, Pháp và Phần Lan. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ ba, chỉ sau Malaysia (168,94 Mbps, vị trí 12 thế giới) và Singapore (160,56 Mbps, vị trí 15). UAE tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu toàn cầu với tốc độ mạng di động lên đến 543,91 Mbps.Mạng internet cố định tại Việt Nam cũng có sự cải thiện, đạt tốc độ trung bình 164,77 Mbps, xếp hạng 35 thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách đáng kể so với những quốc gia dẫn đầu trong khu vực như Singapore (345,33 Mbps) hay Thái Lan (238,41 Mbps).Trước đó, báo cáo tháng 1.2025 từ Ookla cho thấy tốc độ mạng di động tại Việt Nam đã đạt mức 134,19 Mbps, tăng 54%, từ 86,96 Mbps của tháng 12.2024 và cách Top 20 khoảng 3 Mbps.Với tốc độ phát triển hiện tại, Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các quốc gia hàng đầu thế giới về mạng internet di động, đặc biệt trong việc triển khai 5G. Dự kiến, khi MobiFone gia nhập cuộc đua 5G và các nhà mạng tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng, tốc độ mạng di động của Việt Nam có thể tiếp tục tăng cao trong năm 2025.Việc thương mại hóa 5G trong những tháng cuối năm 2024 được xem là động lực chính giúp tốc độ internet di động tại Việt Nam tăng trưởng đột biến. Trước thời điểm này, vào tháng 9.2024, Ookla ghi nhận tốc độ internet di động trung bình của Việt Nam chỉ đạt 54,17 Mbps và đứng thứ 51 thế giới. Sau gần 6 tháng triển khai 5G, con số này đã tăng gần ba lần, giúp Việt Nam thăng hạng 32 bậc.Cùng lúc, dữ liệu từ iSpeed - công cụ đo tốc độ mạng của Bộ Khoa học và Công nghệ - cũng cho thấy sự bứt phá của 5G tại Việt Nam. Trong tháng 2.2025, tốc độ tải xuống trung bình của mạng 5G đạt 187,58 Mbps, nhanh gần gấp ba lần mức 65,61 Mbps của mạng internet di động thông thường.Dữ liệu của Ookla cho thấy khả năng sử dụng 5G tại Việt Nam tăng mạnh từ gần 0% vào tháng 9.2024 lên 31,9% vào tháng 2.2025, phản ánh sự mở rộng nhanh chóng của phạm vi phủ sóng.Cùng với việc mở rộng hạ tầng, các nhà mạng lớn tại Việt Nam cũng triển khai các gói cước ưu đãi để thu hút người dùng chuyển đổi sang 5G. Hiện tại, người dùng có lựa chọn gói cước rẻ nhất là 10.000 đồng/ngày để sử dụng 5G. Tổng số thuê bao 5G trên cả nước hiện ước đạt hơn 8 triệu và con số này có thể tăng nhanh hơn nữa khi trong quý 1, đầu quý 2 có thêm một nhà mạng triển khai công nghệ mạng mới.Sự cải thiện này không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng cá nhân mà còn tạo ra động lực lớn cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào kết nối tốc độ cao như thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và thành phố thông minh, sản xuất thông minh. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc đầu tư và phát triển hạ tầng 5G sẽ giúp Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Kanye West bị điều tra sau khi đánh người đàn ông tấn công tình dục vợ mình
Yêu cầu trên đối với lực lượng CSGT được nêu trong văn bản của UBND TP.HCM gửi Công an TP.HCM và Sở TT-TT về việc tăng cường hiệu quả việc triển khai thực hiện Nghị định 168/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.Theo UBND TP.HCM, Nghị định 168/2024 có nhiều điểm mới, với nhiều hành vi tăng nặng mức xử phạt với các hình thức phạt bổ sung (trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe) đã thu hút đông đảo người dân và dư luận quan tâm, theo dõi.Sau hơn 1 tháng, tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, xử phạt đã giảm so với tháng liền kề.Tuy nhiên, việc tăng cao mức phạt hành chính, sự chưa kịp thời, đồng bộ trong nâng cấp hạ tầng kỹ thuật giao thông tại thời gian đầu áp dụng Nghị định 168/2024 cũng tạo ra những ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.Tình trạng không chấp hành hiệu lệnh, chống người thi hành công vụ còn xảy ra, cá biệt có trường hợp cán bộ CSGT có hành vi thiếu chuẩn mực, vi phạm các quy định về tư thế, tác phong, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.Lợi dụng tình hình trên, các tổ chức phản động nước ngoài, trang cá nhân của số chống đối chính trị đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, lan truyền thông tin sai lệch, đã tạo ra những luồng thông tin, dư luận xấu, ảnh hưởng đến việc thực thi Nghị định 168/2024.Trước tình hình trên, UBND TP.HCM giao Công an TP.HCM chỉ đạo các đơn vị CSGT chấn chỉnh tư thế, tác phong, văn hóa giao tiếp, ứng xử khi thi hành công vụ, chấp hành nghiêm các quy định, quy trình công tác và điều lệnh công an nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ."Nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc lợi dụng nhiệm vụ được giao để trục lợi, nhũng nhiễu, bỏ qua lỗi vi phạm. Việc phát hiện, xử lý các vi phạm phải khách quan, công tâm, đúng vụ việc, đúng hành vi vi phạm và tăng cường xử lý đối với các hành vi là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông", văn bản nêu rõ.Bên cạnh đó, Công an TP.HCM tiếp tục phân công cán bộ tiếp nhận phản ánh của người dân trên ứng dụng CSGT, VNeID, VNeTraffic, 1022, Công dân số TP.HCM TTGT, Help 114... để kịp thời giải quyết theo đúng quy định và thẩm quyền.Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với các cán bộ và lãnh đạo, chỉ huy thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết tin báo, phản ánh của người dân về tình hình giao thông trên địa bàn đảm trách.Song song đó, ngành công an phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các nội dung, trang web, đường dẫn, hội, nhóm, tài khoản cá nhân trên không gian mạng xuyên tạc, bóp méo sự thật, lan truyền thông tin sai lệch, kịp thời xử lý nghiêm để răn đe chung. UBND TP.HCM cũng giao Sở TT-TT chủ trì, trao đổi các cơ quan báo, đài trên địa bàn đăng tải thông tin chính xác, tích cực về tình hình trật tự, an toàn giao thông và hướng dẫn người dân phản ánh các vấn đề liên quan trên các ứng dụng (nêu trên) hoặc các trang Fanpage do Công an TP.HCM quản lý.Người dân tránh đăng tải các thông tin, hình ảnh chưa rõ nguyên nhân, nội dung vụ việc trên các trang mạng xã hội để các đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc gây mất an ninh trật tự.