Đã mắt, no bụng với Lễ hội văn hóa ẩm thực Việt
Đó là câu chuyện của gia đình anh Jyri Tapio (35 tuổi, người Phần Lan) và vợ, chị Vũ Thị Thúy (31 tuổi, quê Đắk Lắk) "đốn tim" dân mạng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này.TP.HCM: Cầm dao xông vào trụ sở công an đâm 2 người bị thương
"Ai xác nhận rằng vàng không bị đánh cắp tại Fort Knox. Có thể nó ở đó, nhưng cũng có thể không. Vàng đó thuộc sở hữu của công chúng Mỹ. Chúng tôi muốn biết liệu nó có còn ở đó không" - tỉ phú Musk viết nội dung này trên nền tảng X. Bài đăng của ông này đang làm dấy lên nhiều đồn đoán về tính minh bạch của kho vàng Mỹ, đồng thời có thể tác động mạnh đến thị trường tài chính và giá vàng toàn cầu.Tỉ phú Musk chia sẻ trong một bài đăng khác: "Sẽ thật tuyệt nếu công chúng được chứng kiến nhiều vàng như vậy trông như thế nào. Dù gì thì vàng là của người dân". Sau bài đăng trên, Thượng nghị sĩ Mỹ Mike Lee cho hay ông đã nhiều lần bị từ chối quyền vào cơ sở này, đồng thời cũng khuyến khích tỉ phú Musk hãy kiểm tra số vàng tại Fort Knox.Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Paul tại tiểu bang Kentucky, nơi kho dự trữ vàng Fort Knox tọa lạc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng ông đã mời tỉ phú Musk xem xét kho dự trữ vàng sau khi không thể tiếp cận cơ sở này trong một thập niên. "Một số người có thể nghĩ rằng không cần kiểm toán mọi lúc nhưng với tôi, càng minh bạch thì càng tốt, càng nhiều ánh sáng mặt trời càng tốt", ông Paul nói.ZeroHedgec, một tài khoản tài chính nổi tiếng, cũng đăng trên X rằng: "Sẽ thật tuyệt nếu ông Musk có thể kiểm tra bên trong Fort Knox để đảm bảo 4.581 tấn vàng của Mỹ vẫn còn đó. Lần cuối cùng có người kiểm tra là năm 1974".Theo Hội đồng vàng thế giới, với hơn 8.100 tấn tính đến cuối năm 2024, Mỹ có dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Phần lớn vàng thỏi của quốc gia này được lưu trữ tại khu phức hợp Fort Knox, phần còn lại được lưu trữ tại Ngân hàng dự trữ liên bang New York cũng như các xưởng đúc tiền ở West Point và Denver. Tuy nhiên, các báo cáo này cũng không thể đập tan những hoài nghi và chính sách an ninh nghiêm ngặt không cho khách thăm quan cơ sở này chỉ càng khiến mối nghi ngờ gia tăng. Một số nghị sĩ và người dùng mạng xã hội đã bày tỏ nghi ngờ về tính chính xác của những con số này nếu không có một cuộc kiểm toán toàn diện. Hiện tại, chính phủ Mỹ khẳng định Fort Knox vẫn an toàn. Nhưng, hiện chưa rõ áp lực của công chúng có dẫn tới việc các lực lượng phải vào cuộc kiểm toán kỹ hơn bên trong hay không.Vẫn chưa rõ liệu tỉ phú Musk có được phép tiếp cận cơ sở bảo mật tuyệt đối Fort Knox hay không, hoặc liệu một cuộc kiểm toán toàn diện có thực sự diễn ra như nhiều người mong muốn hay không.
Asanzo dùng chiêu gì trốn thuế ?
Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) là nhóm bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và độc tố, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những bệnh này thường không được chú ý và có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.Ngày quốc tế phòng chống NTD 30.1 năm nay, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường đầu tư phòng chống NTD; cần tích hợp các mục tiêu NTD vào các mục tiêu y tế; đồng thời kêu gọi ủng hộ các nguồn lực bền vững để đáp ứng các mục tiêu lộ trình NTD của WHO. Theo lộ trình, WHO hướng tới mục tiêu đến 2030 giảm 90% số người cần điều trị NTD; xóa bỏ ít nhất một NTD khỏi 100 quốc gia, xóa sổ hai căn bệnh (bệnh giun chỉ và bệnh ghẻ cóc) trên toàn cầu.WHO đánh giá, dịch tễ học của NTD rất phức tạp và thường liên quan đến các điều kiện môi trường. Nhiều bệnh thuộc NTD là do véc tơ (vật trung gian) truyền, có vật chủ là động vật và liên quan đến vòng đời phức tạp, khiến việc kiểm soát sức khỏe cộng đồng khó khăn. Các bệnh bị "bỏ quên" vì chúng hầu như không có trong chương trình nghị sự y tế toàn cầu. Tại một số nơi, ngay cả khi triển khai bảo hiểm y tế, NTD chỉ nhận được các nguồn lực hạn chế và hầu như bị các cơ quan tài trợ toàn cầu bỏ qua. Các bệnh này còn liên quan đến sự kỳ thị. Trên toàn cầu, số người cần can thiệp NTD (cả phòng ngừa và chữa bệnh) là khoảng hơn 1 tỉ người.Theo WHO, nhiễm giun sán là bệnh còn khá thường gặp trong nhóm NTD. Trong đó, bệnh sán dây nhỏ, bệnh sán lá truyền qua thực phẩm vẫn còn ghi nhận tại nhiều nơi. Sán dây nhỏ là bệnh do ấu trùng của sán dây hình thành nang, gây bệnh trong các cơ quan của cơ thể người. Người mắc bệnh do ăn phải trứng sán dây thường có trong phân của chó và động vật hoang dã. Còn sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn mắc phải do ăn cá, động vật giáp xác và rau bị nhiễm ấu trùng ký sinh trùng, chưa được nấu chín.Cũng theo WHO, một trong các bệnh NTD bị lãng quên là bệnh do virus dại lây truyền sang người thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó. Bệnh thường gây tử vong khi đã có triệu chứng.Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2024, cả nước ghi nhận 84 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành. Nguyên nhân tử vong do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin phòng dại; tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định; do tự điều trị, dùng thuốc nam; tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo thấp (chỉ khoảng 50% tổng đàn chó, mèo). Nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao.Đáng lưu ý, trong các bệnh bị lãng quên, hiện vẫn ghi nhận các bệnh nhiễm trùng da do ve, bọ chét hoặc chấy gây ra. Trong đó, bệnh ghẻ xảy ra khi con ve đào sâu vào lớp trên cùng của da người, nơi chúng sinh sống và đẻ trứng, gây ngứa dữ dội. Khi phát hiện ra bệnh ghẻ, cần điều trị cho bệnh nhân và cả gia đình, tập thể vì ghẻ rất dễ lây lan.
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.
Truyền cảm hứng sống xanh tại VITM 2024
Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, báo cáo về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ "tinh, gọn, mạnh", hoạt động "hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" (thông qua đề án còn 13/19 sở, đầu mối bên trong các sở giảm 21,8%, đầu mối bên trong các đơn vị sự nghiệp công lập giảm 18,5%).Tỉnh Quảng Nam kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất cho địa phương xây dựng danh mục dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược trong việc phát triển, xã hội hóa đầu tư sân bay Chu Lai (khoảng 11.000 tỉ đồng, đầu tư hạ tầng khu đông sân bay) và cảng biển Quảng Nam (khoảng 6.400 tỉ đồng); kiến nghị nâng cấp, mở rộng QL40B, QL4B, QL14D. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện "Cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Nam". Trong đó, cho phép UBND tỉnh Quảng Nam lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án đầu tư luồng Cửa Lở và Trung tâm logistics container Chu Lai; sớm hình thành trung tâm logistics đa phương tiện tại Chu Lai và xây dựng cảng biển Quảng Nam trở thành trung tâm cảng biển - dịch vụ logistics container của khu vực miền Trung - Tây nguyên.Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những kết quả Quảng Nam đạt được trong năm 2024, đặc biệt là nỗ lực trong tăng trưởng, an sinh xã hội, hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Theo Thủ tướng, Quảng Nam có nhiều điểm đặc thù, cần phải khai thác; năm 2025 phải đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số.Thủ tướng lưu ý hạ tầng của Quảng Nam hiện đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện; sân bay, bến cảng, cao tốc đều có nhưng chưa khai thác tối ưu. Toàn bộ phần ven biển về phía đông phải để cho sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng còn thiếu... "Nên nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, làm việc nào ra việc đó, không dàn trải, giữ đúng nguyên tắc xuyên suốt, kiên định, kiên trì. Phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong phục vụ, đổi mới sáng tạo", Thủ tướng yêu cầu.Về các kiến nghị của Quảng Nam, Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm logistics Chu Lai, đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ. Nhìn chung địa phương và các bộ, ngành đang triển khai các nhiệm vụ được giao, song còn chậm; cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, tập trung trong thời gian tới. Về xã hội hóa Cảng hàng không Chu Lai, tỉnh phải chủ trì theo thẩm quyền, đề nghị trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm đất đai, kêu gọi nhà đầu tư theo phê duyệt của Bộ GTVT. Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý Quảng Nam phải xây dựng hệ sinh thái sân bay, đô thị sân bay tương ứng sân bay 4F. "Thẩm quyền là ở UBND tỉnh Quảng Nam, vướng đất quốc phòng thì trao đổi với Bộ Quốc phòng. Trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm việc này, sau khi giải quyết dứt điểm đất đai này rồi thì kêu gọi các nhà đầu tư dựa vào phê duyệt của Bộ GTVT. Làm càng sớm càng tốt", Thủ tướng nhấn mạnh.Sáng cùng ngày, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Mẹ VN anh hùng, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Nhà bia ghi danh liệt sĩ quê Thanh Hóa trong khuôn viên Tượng đài Mẹ VN anh hùng.Sáng 8.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, tham quan khu phức hợp cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải của Tập đoàn Trường Hải (Thaco) tại xã Tam Hiệp (H.Núi Thành, Quảng Nam). Thủ tướng mong muốn thời gian tới Thaco tiên phong trong đổi mới, cải tiến hoạt động của doanh nghiệp; phải tăng tốc, bứt phá cùng với đất nước... Thủ tướng đề nghị Thaco nghiên cứu để sản xuất toa tàu, đường sắt tốc độ cao. Về đề xuất của Thaco trong việc đầu tư dự án tuyến luồng Cửa Lở cho tàu 50.000 tấn vào cảng Chu Lai, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc, chủ trương và giao Bộ GTVT làm các thủ tục.