GREY D quay MV mới 'nhạt - fine' tại Việt Nam và Nhật Bản
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có lời dạy về tự học: "Trong cách học, lấy tự học là cốt". Hay nhà bác học Albert Einstein có câu nói nổi tiếng: "Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người". Mà muốn có tư duy để có được kiến thức riêng cho mình, thì cách tốt nhất là tự học.Trở lại với câu nói trên của nhà bác học vật lý Albert Einstein, sở dĩ phải tự học để có được kiến thức vững bền là vì chỉ khi chúng ta tự chủ động tìm tòi, khám phá thì chúng ta mới có điều kiện ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Nếu chúng ta chỉ nghe thầy cô giảng bài, giải bài tập theo kiểu thụ động hoặc dành hết thời gian cho việc học thêm thì ta ít có cơ hội để tự khám phá, làm chủ kiến thức. Chẳng hạn với môn toán, nếu ở lớp hoặc đi học thêm, vì chạy theo tiến độ tiết dạy, học sinh có rất ít thời gian để ngẫm nghĩ, tìm cách giải bài tập. Còn tự học, học sinh sẽ tự do nghiền ngẫm, tìm tòi tài liệu, tìm lời giải. Và khi giải được thì học sinh sẽ nhớ rất kỹ, rất lâu cách giải.Với những bộ môn xã hội cũng thế, tự tương tác trên mạng internet giúp học sinh có sự tương tác đa chiều, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, có sự chọn lựa hay dở, tốt xấu chứ không bị giới hạn một góc nhìn chủ quan nào đó. Trước đây, học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) cũng đã từng khuyên học sinh việc tự học. Trong cuốn sách Kim chỉ nam của học sinh, học giả Nguyễn Hiến Lê bàn đến sự cần thiết học sinh phải biết cách tổ chức việc tự học tại nhà. Trong đó chú trọng đến việc sắp xếp (lập) thời gian biểu hợp lý cho việc học, chọn không gian tự học (chú ý tiếng ồn, ánh sáng...), bạn tự học nhóm, lựa chọn sách và cách tự học từng bộ môn... Ngày nay, học sinh cần chú ý thêm việc lựa chọn tài liệu và cách sử dụng tài liệu sao cho hiệu quả khi tự học; kết hợp gữa bài học/bài giảng trên lớp với bài tự tham khảo như thế nào; biết cách tương tác mạng xã hội ra sao... cũng là những yêu cầu cần chú ý. Học giả Nguyễn Hiến Lê cũng khuyên học sinh biết giữ gìn vệ sinh, ăn uống điều độ, khoa học và tập luyện thể dục để việc học tập tốt hơn vì theo học giả Nguyễn Hiến Lê "thân thể khỏe mạnh thì tinh thần mới sáng suốt". GS-TS Trần Văn Khê (1921-2015), nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam, cũng từng nêu lên cách tự học hiệu quả, nhớ lâu. Trong cuốn sách Những câu chuyện từ trái tim, NXB Trẻ, 2010, chia sẻ về cách học sao cho mau thuộc, nhớ lâu, GS-TS Trần Văn Khê cho biết thời còn học tú tài tại Trường trung học Pétrus Ký (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM ngày nay) đã nghĩ ra nhiều "mẹo" hay trong phương pháp học. Đó là vận dụng tất cả những gì giúp mình nhớ để mà ghi nhớ thật đúng, thật lâu; đơn giản hóa kiến thức phức tạp, đưa cả thơ ca, diễn xuất vào để việc học thú vị hơn.Chẳng hạn, để ghi nhớ sự kiện lịch sử quan trọng, GS-TS Trần Văn Khê thường tìm các sự kiện trọng đại cùng cột mốc thời gian. Như Cách mạng Pháp 1789 thì tìm trong lịch sử Việt Nam có sự kiện vua Quang Trung thắng trận Đống Đa đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Hay như khi học lịch sử Trung Quốc với các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh thường khó nhớ con số chính xác năm nào, GS-TS Trần Văn Khê đã "đơn giản hóa" bằng cách làm tròn: Đường có 3 thế kỷ VII, VIII, IX; Tống có 3 thế kỷ X, XI, XII; Nguyên có 1 thế kỷ XIII; Minh có 3 thế kỷ XIV, XV, XVI; Thanh có 3 thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Cách nhớ trên dù không chính xác năm nhưng lại dễ nhớ về thế kỷ.Ở tuổi 90, GS-TS Trần Văn Khê vẫn không ngừng sáng tạo để ghi nhớ, GS Trần Văn Khê chia sẻ, để nhớ số điện thoại gồm 10 chữ số, đã tách ra từng cụm số rồi liên hệ đến các sự việc khác như ngày tháng năm sinh, số tầng lầu đang ở...Rõ ràng, để học hiệu quả và có giá trị vững bền thì mỗi học sinh cần được rèn luyện kỹ năng tự học.Cách truy cập trình duyệt web ẩn trên PlayStation 5
Chiều 6.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) và các đơn vị nghiệp vụ vừa hoàn tất khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe tải với xe máy làm 2 mẹ con thương vong.Theo nguồn tin, người tử vong được xác định là chị P.T.T.N (44 tuổi) và người bị thương là bé trai 13 tuổi (con của chị N.).Thông tin ban đầu, đầu giờ chiều cùng ngày, xe tải biển số TP.HCM do nam tài xế điều khiển chạy trên Tỉnh lộ 43 (hướng từ Bình Dường đi TP.HCM), đến gần chân cầu vượt Gò Dưa (P.Tam Bình, TP.Thủ Đức) thì xảy ra va chạm với xe máy chạy cùng chiều, do chị N. cầm lái chở con trai.Va chạm làm 2 mẹ con ngã ra đường, chị N. bị ô tô tải nói trên cán tử vong tại chỗ, riêng bé trai bị thương nặng, được người dân hỗ trợ đưa đến bệnh viện cấp cứu. Vụ tai nạn gây ùn tắc giao thông tại khu vực này.Nhận tin báo, Công an TP.Thủ Đức và các đơn vị liên quan nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera an ninh để phục vụ công tác điều tra vụ tai nạn làm 2 mẹ con thương vong.
Gặp gỡ đội eSport được mệnh danh ‘già gân’ của làng CS:GO
Ngày 7.1, Đồn biên phòng Phú Lộc (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng) cho biết đã mời gia đình một thiếu niên đến để làm việc về vụ thiếu niên này mua nguyên liệu và tự chế pháo nổ để bán.Trước đó, vào lúc 19 giờ 30 ngày 6.1 trên đường Nguyễn Tất Thành (thuộc P.Xuân Hà, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), Đồn biên phòng Phú Lộc phát hiện em N.N.H (15 tuổi, ở P.Xuân Hà) điều khiển xe máy BS 43C2 - 047.xx có biểu hiện nghi vấn nên lực lượng biên phòng tiến hành kiểm tra. Qua kiểm tra, lực lượng phát hiện trên xe có 1 túi ni lông màu đen bên trong chứa 150 quả pháo banh nổ trọng lượng 1,2 kg. H. khai nhận số pháo nổ trên là do H. mua nguyên liệu trên mạng về tự chế tạo pháo để bán. Tiếp tục kiểm tra, lực lượng biên phòng phát hiện H. còn cất giấu tại nhà 50 quả pháo banh nổ trọng lượng 0,4 kg, 150 vỏ nhựa và khoảng 3 kg nguyên liệu chế tạo pháo nổ.Theo Đồn biên phòng Phú Lộc, H. chưa đủ 16 tuổi nên đơn vị đã mời mẹ của H. về đơn vị để làm việc.Hiện Đồn biên phòng Phú Lộc lập biên bản tạm giữ tang vật, hoàn tất hồ sơ để chuyển cơ quan chức năng xử lý.Như Báo Thanh Niên đã thông tin, trước đó, Công an Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) đã khởi tố vụ mua bán pháo nổ, kịp thời ngăn chặn số pháo nổ nhập lậu từ nước ngoài, tuồn ra thị trường.
Bối cảnh quay clip của dì Ba và người cháu trai chỉ quanh quẩn ở vườn nhà, bên chiếc bếp lò, lúc ra mé sông hay lề đường… nhưng khiến bao người như được xem lại những thước phim tua ngược về ký ức tuổi thơ.Ngày nhỏ, anh Nguyễn Thanh Duy (34 tuổi, ngụ H.Châu Thành, An Giang) được cô Ba (chị gái của cha) ở nhà chăm sóc khi cha mẹ đi làm. Sau này, anh gọi là dì Ba theo cách gọi của anh em họ hàng. Dì Ba không có con, toàn bộ thời gian đều dành chăm sóc cháu, chu toàn việc nhà cửa.Quấn quýt bên dì Ba từ nhỏ, anh Duy luôn coi dì như người mẹ thứ hai. Sau khi học xong ngành điện công nghiệp ở TP.HCM, anh về Long An đi làm. Thấy anh ở trọ một mình, cơm hàng cháo chợ, dì Ba lên ở cùng để lo cơm nước. Dịch Covid-19 ập đến, hai dì cháu dắt díu nhau về quê.Gom hết tiền tích cóp, anh Duy mở quán cà phê nhỏ trước nhà, hằng ngày hai dì cháu cùng bán buôn. Trước tết, anh rủ dì Ba quay một đoạn clip để đăng lên mạng làm kỷ niệm. Bất ngờ, đoạn clip thu hút đông đảo lượt xem, nhiều người bình luận "xem clip nhớ lại tuổi thơ". Được động viên, hai dì cháu tiếp tục quay lại cuộc sống thường ngày, xây dựng kênh TikTok.Anh Duy kể: "Dì Ba 79 tuổi rồi nên ban đầu rất ngại máy quay, có người đi ngang là dì ngại, không quay được. Ngày thường dì ít nói, nói chuyện không lưu loát nên lúc quay, nhiều lúc mình phải nhờ dì nói lại. Có khi quay 4 tiếng mới xong được món ăn".Điều khiến kênh của hai dì cháu thu hút người xem là hình ảnh dung dị của cuộc sống thường ngày, trong không gian sinh hoạt của gia đình. Một số người xem xa quê bày tỏ rất xúc động, nghẹn ngào vì cảm giác như tua ngược thời gian về tuổi thơ khi xem clip.Đăng các đoạn clip lên mạng xã hội được 10 ngày, nhiều người thương quý, động viên hai dì cháu nên bán đặc sản quê hương để cải thiện thu nhập. Hành trình "khởi nghiệp" của hai dì cháu bắt đầu vài ngày trước tết với món bánh phồng An Giang."Chuyện quay clip của hai dì cháu cũng không dễ dàng vì chiếc điện thoại 64 GB nhiều lúc nóng quá nên bị đứng máy, phải đợi nguội mới quay tiếp được. Hoặc khi điện thoại báo đầy bộ nhớ, mình phải xóa clip cũ để quay tiếp. Một số nhân vật phụ thỉnh thoảng xuất hiện trong clip cũng là cha mẹ hoặc người nhà mình", anh Duy chia sẻ.Những đơn hàng đầu tiên được đặt, dì Ba cười hạnh phúc. Ngày nhiều nhất hai dì cháu bán được 6 đơn, ngày ít thì 1 - 2 đơn. Có những ngày đơn bị trả về, dì Ba lo lắng, đòi nghỉ bán vì "thấy lỗ vốn".Kể về những đoạn clip đã quay cùng cháu ruột, bà Nguyễn Ngọc Anh (79 tuổi) cười tâm sự, lúc đầu quay clip bà thấy rất ngại, không nói được câu nào. Sau nhiều lần, bà tập cách không chú ý đến máy quay thì mới nói được vài câu. Với cụ bà U.80, là "diễn viên chính" trong clip không khó vì cảnh quay chính là sinh hoạt hằng ngày, nấu món gì thì quay món đó."Duy ở với tôi từ ngày nhỏ xíu, tôi chăm đến lớn nên thương như con mình. Duy chịu khó đi làm, tiết kiệm, hiếu thảo với cha mẹ và cả với tôi. Vài đơn hàng nhưng đủ đi chợ lặt vặt hằng ngày. Được cháu đọc cho nghe lời động viên, chúc sức khỏe của những người lạ trên mạng, tôi thấy vui lắm. Trên mạng cũng nhiều người dễ thương", cụ bà chia sẻ.
Chính thức ra mắt cơ sở trải nghiệm LOTTE MART tại KidZania Hà Nội
Ông Tiến cho biết: Dựa trên tọa độ, vệ tinh sẽ theo dõi liên tục đồng ruộng của người nông dân từ khi xuống giống đến ngày thu hoạch. Dữ liệu sẽ được lưu giữ bằng công nghệ blockchain và có thể truy xuất bất kỳ lúc nào. Sau khi lúa được thu hoạch, khoảng 15 - 30 ngày sau, báo cáo giảm phát thải sẽ được đưa ra. Dựa trên đó, chúng tôi sẽ thu mua và trả tiền cho người nông dân. Hình thức hợp tác có thể trực tiếp giữa người nông dân và công ty. Cũng có thể thông qua các tổ chức hợp tác, hợp tác xã và cả các tổ chức như ngành khuyến nông, bảo vệ thực vật.