Mẹo Copy/Paste văn bản giữa iPhone và PC
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.Phim của Ma Dong-seok 'đua' cùng 'Lật mặt 7' của Lý Hải dịp lễ 30.4
Điều đáng chú ý là cả Selena Gomez và Hailey Bieber đều diện trang phục đồng điệu với đầm đen quây ngực, kết hợp cùng kiểu tóc buông xõa khi xuất hiện trên thảm đỏ.Một nguồn tin tiết lộ với DailyMail: "Selena không muốn có một bức ảnh khó xử với Hailey để rồi ngày hôm sau cả thế giới sẽ bàn tán về nó. Đây là đêm của cô ấy. Cô ấy là người trao giải cho bộ phim Emilia Pérez, một tác phẩm mà Selena rất tự hào. Vì thế, Selena muốn sự chú ý đổ dồn vào điều đó".Tuy nhiên, chủ nhân bản hit Good For You khẳng định rằng cô không có vấn đề gì với việc chào hỏi Hailey Bieber nếu họ tình cờ gặp nhau.Nguồn tin này cũng nhắc lại một sự việc trong quá khứ: "Selena từng chụp hình với Hailey, nhưng sau đó những tin đồn vô căn cứ bị phát tán. Bởi vậy, nếu họ chạm mặt nhau, tất nhiên Selena sẽ chào hỏi vì cô ấy là một người thân thiện. Nhưng cô ấy chỉ muốn tránh bị chụp hình chung hoặc đứng gần Hailey, vì nếu điều đó xảy ra, sẽ có hàng trăm câu chuyện được thêu dệt".Tại buổi tiệc hậu Oscar ở Beverly Hills (Mỹ), Selena Gomez xuất hiện rạng rỡ trong một chiếc đầm đen lấp lánh, tỏa sáng trên thảm đỏ. Trước đó, tại lễ trao giải Oscar, mỹ nhân 9X sánh bước cùng hôn phu của mình - nhà sản xuất âm nhạc Benny Blanco.Trong khi đó, Hailey Bieber tham dự tiệc của Vanity Fair mà không có chồng đi cùng. Bên trong sự kiện, nữ người mẫu được bắt gặp trò chuyện cùng Zoë Kravitz và Madison Beer. Bà mẹ một con khoe vẻ đẹp thanh lịch trong thiết kế cổ điển của Yves Saint Laurent.Sự vắng mặt của Justin Bieber tại bữa tiệc này diễn ra chỉ một ngày sau sinh nhật lần thứ 31 của anh. Gần đây, người hâm mộ bày tỏ lo lắng về sức khỏe của nam ca sĩ, khi những bức ảnh paparazzi cho thấy anh trông tiều tụy và kiệt sức hơn bình thường. Nhiều suy đoán trên mạng xã hội cho rằng "hoàng tử nhạc pop" có thể đang sử dụng chất kích thích.Tuy nhiên, vào tháng 2, đại diện của Justin Bieber đã lên tiếng với TMZ, phủ nhận hoàn toàn tin đồn này: "Những câu chuyện xoay quanh việc Justin sử dụng chất cấm hoàn toàn không đúng sự thật". Người đại diện cũng nhấn mạnh rằng, nam ca sĩ đang ở một trong những giai đoạn hạnh phúc nhất cuộc đời mình.
Vĩnh Long và Trà Vinh: Nhiều mô hình hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT
Ngày 7.1, thông tin từ Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, đơn vị đã tiếp nhận đơn xin nghỉ hưu của bà Nguyễn Thị Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Quảng Ninh.Cũng theo Tỉnh ủy Quảng Ninh, bà Nguyễn Thị Vinh là người đầu tiên tình nguyện viết đơn nghỉ hưu trước tuổi để địa phương thuận lợi trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, dù còn 3 năm công tác.Bà Nguyễn Thị Vinh cho biết, quyết định xin nghỉ trước tuổi hưu là để tạo điều kiện cho công tác sắp xếp bộ máy được thực hiện nhanh và hiệu quả. Đặc biệt là tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ hơn có cơ hội được cống hiến và phát triển.Được biết, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy. Theo đó, địa phương sẽ giảm 2 cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; 3 ban cán sự, 7 đảng đoàn; tăng 1 đảng ủy trực thuộc tỉnh.Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh thực hiện sáp nhập Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Sắp xếp, chuyển nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh về Bệnh viện đa khoa tỉnh. Kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh, Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng đoàn Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh.Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh sẽ lập Đảng bộ Cơ quan đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp trực thuộc Đảng bộ tỉnh, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy, HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân, TAND, các hội quần chúng cấp tỉnh do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.Lập Đảng bộ chính quyền trực thuộc Đảng bộ tỉnh, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, một số doanh nghiệp nhà nước.Đề xuất giữ nguyên mô hình hoạt động của Đảng bộ Than Quảng Ninh (đặc thù riêng của Quảng Ninh) trực thuộc Đảng bộ tỉnh. Đối với Đảng bộ Cục Hải quan tỉnh, Đảng bộ Cục Thuế tỉnh sẽ thực hiện sắp xếp theo phương án chung của cả nước.Đối với các sở, ngành, tỉnh Quảng Ninh sẽ hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính, hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng, hợp nhất Sở TN-MT và Sở NN-PTNT, hợp nhất Sở TT-TT và Sở KH-CN, hợp nhất Sở VH-TT và Sở Du lịch, hợp nhất Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ.Với phương án trên, tỉnh Quảng Ninh sẽ giảm 6 đầu mối cơ quan chuyên môn cấp sở; đồng thời dự kiến giảm khoảng 25% số phòng sau hợp nhất.Cấp ủy, tổ chức đảng, các phòng, ban đơn vị thuộc UBND cấp huyện cũng tiến hành sáp nhập nhiều cơ quan để tinh gọn bộ máy.
Sáng nay 15.1, tại phiên tòa xét xử vụ án Hạc Thành Tower, trong phần xét hỏi, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đầu tiên.Trước HĐXX, bị cáo Trịnh Văn Chiến nói rằng có 5 vấn đề ông không đồng ý với cáo trạng truy tố và cũng không đồng ý khi bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí."Tôi không biết thời điểm tính giá đất năm 2013 của dự án Hạc Thành Tower. Việc xác định giá đất 21 triệu đồng/m2 tôi đồng ý và giao anh Xứng (bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - PV) ký như cáo trạng nêu là không phù hợp. Cáo trạng nói tôi ký văn bản đồng ý chủ trương chuyển nhượng thì đây chỉ là chủ trương thôi, trong khi kết luận điều tra đã kết luận tôi ký chủ trương là đúng, không sai. Việc xác định giá hơn 45 triệu/m2 là không phù hợp. Việc xác định thiệt hại trong vụ án là hơn 55,8 tỉ đồng là không đúng", bị cáo Chiến nêu các vấn đề không đồng ý với cáo trạng truy tố ông.Về tội danh, bị cáo Chiến cho rằng, cáo trạng truy tố ông tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí là không đúng, bản thân chỉ "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Khi nói về trách nhiệm của từng cá nhân, nhất là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh, bị cáo Chiến đã viện dẫn từng khoản, từng điều rất rõ ràng để minh chứng cho bản thân "nhẹ tội" hơn, chứ không nặng nề như cáo trạng truy tố.Ông Chiến cho biết, năm 2013, khi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông đã ký quyết định giao nhiệm vụ phân công nhiệm vụ từng cá nhân. Trong đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng (thời điểm năm 2013), theo khoản 6 điều 4 về quy định nhiệm vụ thì được giao phụ trách lĩnh vực kinh tế - tài chính, giá cả và theo dõi chỉ đạo nhiều sở, trong đó có Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh. Về các lần bút phê vào việc xem xét giá đất dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Chiến cho biết, ông rất lăn tăn và cho rằng việc định giá 21 triệu đồng/m2 mà Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa trình cho ông xem xét khi đó là "có vấn đề", nên ông nhiều lần giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh xem xét, căn cứ theo quy định để trình lại hồ sơ."Văn phòng trình lên tôi giá giao đất. Tôi xem rồi bút phê làm rõ cơ sở thu 21 triệu đồng/m2. Nhưng văn phòng sau đó gửi lại vẫn 21 triệu đồng/m2. Đến lần thứ 3 văn phòng vẫn giữ nguyên giá 21 triệu/m2 để gửi tôi. Khi này tôi phê hoàn chỉnh hồ sơ gửi anh Xứng phê duyệt. Tiếp đó, lần 4 văn phòng vẫn gửi hồ sơ tôi xem là giá 21 triệu đồng/m2, và tôi đã đồng ý chủ trương", ông Chiến khai trước tòa.Bị cáo Chiến cũng cho rằng quá trình xem xét hồ sơ về định giá đất ông rất "phân vân", nên giao đi giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, với trách nhiệm tham mưu, thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật để trình lại."Văn phòng tổng hợp ý kiến các phó chủ tịch, thì khi đó ông Nguyễn Đức Quyền và Phạm Đăng Quyền (đều là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013) cho ý kiến đồng ý với giá 21 triệu đồng/m2, còn anh Việt (ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - PV) lúc đầu cũng chưa đồng ý, sau mới đồng ý. Riêng phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Hồi chỉ thống nhất về nguyên tắc, nhưng cáo trạng nói tất cả các phó chủ tịch đều thống nhất giá đất là không đúng"" bị cáo Chiến nói.Ông Chiến thừa nhận do ông không học lĩnh vực kinh tế tài chính mà học ngành trồng trọt nên trình độ, nhận thức về lĩnh vực định giá đất còn hạn chế.Khi được HĐXX cho phép đưa ra nhận định về quá trình xảy ra các sai phạm trong dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Trịnh Văn Chiến khẳng định rằng: "Tôi khẳng định, tôi, anh Xứng và một số cán bộ khi xử lý công việc đó không hề biết là sai quy định của pháp luật. Chúng tôi không có động cơ, mục đích, vụ lợi, không ai tham ô, tham nhũng, hối lộ. Chúng tôi làm việc đó như hàng ngàn vụ việc khác, đều vì sự phát triển của tỉnh".Bị cáo Chiến cũng đề nghị HĐXX xác định lại giá trị thiệt hại trong vụ án, vì mức thiệt hại được xác định là hơn 55,8 tỉ đồng là quá cao so với giá trị thực tế khi đó."Tôi thấy khi xác định thiệt hại, cần nghiên cứu lại xác định thiệt hại như nào cho phù hợp. Không thể nào chỉ trong thời gian 2 năm 9 tháng mà mà giá đất tăng hơn 2 lần, từ 21 triệu lên hơn 45 triệu đồng/m2", bị cáo Chiến nói.Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm: cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến (64 tuổi); cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng (62 tuổi); Cù Đình Hiền (70 tuổi) và Bùi Văn Nam (55 tuổi; đều nguyên là Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa); Đinh Cẩm Vân (59 tuổi), cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Bá Hùng (58 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Xuân; Văn Xuân Hùng (65 tuổi), cựu Trưởng phòng Quản lý công sản - giá cả Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Mạnh Sơn (66 tuổi), cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã; Đinh Xuân Hướng (54 tuổi), cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã; Trần Công Tỏ (68 tuổi), cựu Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính Thanh Hóa; Ngô Đình Chén (68 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa.
Trung Quốc công bố gì sau hai năm điều tra máy bay rơi khiến 132 người chết?
Bảng đấu Serie B