Xe buýt lại vượt đèn đỏ trên quốc lộ: Dân mạng phẫn nộ!
Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu 2 lần tăng giá vàng nhẫn tổng cộng 400.000 đồng/lượng, lên 92,4 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 93,9 triệu đồng. Công ty Phú Quý 4 lần điều chỉnh giá, mỗi lần 100.000 đồng, mua vào lên 92,3 triệu đồng, bán ra 93,8 triệu đồng. Tập đoàn Doji tăng mỗi lượng 300.000 đồng, mua vào lên 92,4 triệu đồng, bán ra 93,8 triệu đồng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC cũng tăng mỗi lượng vàng nhẫn thêm 300.000 đồng so với mức đầu ngày, lên 91,6 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 93,3 triệu đồng… Vàng nhẫn tiến sát 94 triệu đồng/lượng - mức giá cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.Vàng miếng SJC cũng lập mức giá kỷ lục mới ở 93,3 triệu đồng/lượng. Mức giá cao nhất trước đó 93,1 triệu đồng/lượng thử thách nhiều lần cũng bị phá khi vàng miếng SJC tăng thêm thêm 300.000 đồng/lượng trong sáng 12.3. Các công ty kinh doanh vàng mua vàng miếng SJC 91,6 triệu đồng, bán ra 93,3 triệu đồng. So với vàng miếng SJC, giá bán vàng miếng SJC hiện thấp hơn 500.000 - 600.000 đồng/lượng.Một điểm khá lạ trên thị trường sáng 12.3 đó là giá kim loại quý thế giới không biến động nhiều so với đầu ngày, xoay quanh 2.916 USD/ounce. Sở dĩ giá vàng trong nước tăng nhanh hơn thế giới, theo một số đơn vị kinh doanh, là do nguồn vàng nguyên liệu trong nước sản xuất vàng nhẫn hiện khan hiếm đã đẩy giá lên cao. Trong khi đó, nhu cầu vàng nhẫn dù không mạnh nhưng vẫn có trên thị trường.Từ đầu năm đến nay, giá vàng nhẫn đã tăng thêm gần 10 triệu đồng mỗi lượng, tương đương 11,8%. Vào năm 2024, vàng nhẫn đã tăng giá mạnh 20,8 triệu đồng/lượng, thêm 32,3%. Như vậy, những năm gần đây, tốc độ tăng giá của vàng nhẫn nhanh hơn nhiều so với vàng miếng SJC đã tạo sức hút người tiêu dùng hơn.Thủ quân đội tuyển bóng rổ Việt Nam giúp Thang Long Warriors đánh bại Cantho Catfish
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1.3.Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo hệ thống 3 cấp.Có 14 đơn vị tham mưu tại T.Ư gồm: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia; Ban Quản lý đầu tư quỹ; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Tài chính - Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia; Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.5 đơn vị gồm: Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc bảo hiểm xã hội khu vực.Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, không tổ chức bộ máy bên trong. Số lượng bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị.Trước khi thay đổi mô hình tổ chức, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.Quyết định số 391/QĐ-BTC nêu rõ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giám đốc và một số phó giám đốc. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng, kể từ ngày 1.3.Dưới đây là tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 bảo hiểm xã hội khu vực:
Vựa thu mua phế liệu chiếm đường
Có thể nói Táo quân 2025 là sự kết hợp giữa mới và cũ từ dàn diễn viên đến nội dung chương trình. Theo đó, những gương mặt gạo cội như NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, NSƯT Quốc Khánh, Vân Dung… trở lại trong vai trò các Táo, Ngọc Hoàng như một thương hiệu của chương trình. Chỉ thiếu NSND Công Lý và NSND Xuân Bắc không trở lại trong vai Nam Tào - Bắc Đẩu như mong muốn của đa số khán giả. Nhưng Đỗ Duy Nam thay thế ở cả hai vai Nam Tào - Bắc Đẩu trong Táo quân năm nay cũng được nhận xét là diễn khá tròn vai. Ngoài ra còn có Trung Ruồi, NSƯT Thái Sơn, Thanh Hương, Tiến Minh, Anh Đức… góp mặt trong dàn nghệ sĩ trẻ khá hợp lý.Xuyên suốt chương trình, thấy rõ vai trò chủ đạo của dàn Táo cũ. Họ kết hợp ăn ý bởi kinh nghiệm nhiều năm tung hứng cùng nhau. Chỉ riêng sự trở lại này đã tạo nên sức hút cho chương trình Táo quân năm nay. Đa số khán giả dành lời khen "đỉnh nóc kịch trần" cho các tên tuổi gạo cội. Điều này có lẽ do Táo quân 2024 hầu như vắng bóng dàn Táo cũ, khiến cho chương trình bị "hụt hơi", nhận nhiều ý kiến chê bai từ các fan trung thành.Kịch bản của Táo quân 2025 nhìn chung ổn hơn năm ngoái bởi nhiều vấn đề nổi bật về kinh tế - văn hóa - xã hội trong một năm được khơi lại ở Đường lên đỉnh thiên cung. Theo khán giả nhận xét, các Táo đã "khịa" rất "đỉnh", làm nức lòng người xem. Nếu so sánh với nội dung của Táo quân 2024 hay vài mùa trước thì năm nay đúng là nội dung có "nóng" hơn như ý kiến nhận xét của một vài khán giả: "Có đổi mới, sáng tạo, hay hơn năm trước"; "Tôi thì thấy năm nay hay hơn năm trước thôi vì năm trước chỉ có mỗi Ngọc Hoàng diễn với các Táo mới".Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến cho rằng Táo quân 2025 vẫn bị luẩn quẩn với "bình cũ", chưa thoát ra khỏi "cái bóng" của các mùa trước, dù kịch bản có nhiều yếu tố "bắt trend" để kịp với sự phát triển của mạng xã hội, xu hướng thưởng thức của khán giả thời đại 4.0. Dàn Táo cũ vẫn "lộ" vài điểm thiếu tự nhiên, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người xem với góc nhìn đa chiều hơn.
Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ.
Vì sao khách Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh?
Ngày 13.1, Đội CSGT Công an TP.Quy Nhơn tuần tra, kiểm tra trên tuyến đường Long Vân - Long Mỹ (TP.Quy Nhơn). Tại đây, lực lượng CSGT đã kiểm tra, xử phạt nhiều trường hợp xe tải chở đất vi phạm các lỗi rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường, che chắn sơ sài…Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khi lực lượng CSGT tuần tra, kiểm tra, các xe tải chở đất trên tuyến đường Long Vân - Long Mỹ đã giảm lưu lượng nhưng một số xe chở đất vẫn che chắn sơ sài, làm rơi vãi đất đá trên đường. Ngay sau đó, các phương tiện này đã bị lực lượng CSGT dừng xe, lập biên bản xử lý vi phạm.Ngày 14.1, trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Đội CSGT Công an TP.Quy Nhơn cho biết lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát hằng ngày trên tuyến đường Long Vân - Long Mỹ. Sau khi Báo Thanh Niên có bài phản ánh về tình trạng xe tải chở vật liệu xây dựng có dấu hiệu vi phạm giao thông, lực lượng CSGT đã kiểm tra và lập biên bản, xử phạt hàng chục phương tiện chở đất vi phạm trên tuyến đường này."Hiện các công trình trên địa bàn đang hoạt động trở lại nên lượng xe chở đất, đá để phục vụ thi công nhiều. Các xe tải vi phạm sẽ bị lực lượng CSGT lập biên bản xử lý và nhắc nhở. Để hạn chế tình trạng xe chở đất, vật liệu xây dựng vi phạm, Đội CSGT Công an TP.Quy Nhơn đã yêu cầu các chủ phương tiện và tài xế ký cam kết chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông", vị này cho biết thêm. Ngày 10.1, Báo Thanh Niên có bài phản ánh về tình trạng xe tải chở đất, vật liệu xây dựng chạy trên một số tuyến đường ở TP.Quy Nhơn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn cho người tham gia giao thông. Đặc biệt, tại tuyến đường Long Vân - Long Mỹ, nhiều xe tải chở đất có dấu hiệu quá khổ, quá tải, che chắn sơ sài. Trong quá trình vận chuyển, đất rơi vãi khiến tuyến đường trở nên nhếch nhác, mất an toàn cho người tham gia giao thông. Không những thế, với mật độ vận chuyển dày đặc, tuyến đường này nắng thì bụi, khi tưới nước lại trở nên trơn trượt, sình lầy.