Nguyễn Huy Hoàng nói gì khi tạo địa chấn trên đường đua xanh SEA Games 31?
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 8.1 tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.Với hình thức lừa đảo này, đối tượng lừa đảo thường giả danh là nhân viên điện lực gọi điện đến khách hàng, thông báo rằng có vấn đề về hóa đơn tiền điện như: quá hạn, số tiền nợ lớn, hoặc lỗi kỹ thuật trong hệ thống. Các đối tượng lừa đảo có thể giả mạo số điện thoại của nhân viên công ty điện lực, sử dụng công nghệ làm giả số điện thoại (caller ID spoofing) để số điện thoại của chúng hiện lên như là số điện thoại chính thức của công ty điện lực. Điều này làm tăng độ tin cậy của cuộc gọi và khiến nạn nhân dễ dàng tin tưởng. Tiếp đó, chúng yêu cầu thanh toán ngay lập tức qua các kênh không chính thức như Zalo hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Để gây thêm áp lực, chúng có thể đe dọa sẽ cắt điện ngay nếu không thanh toán nhanh chóng, khiến người dân hoang mang và dễ dàng thực hiện theo yêu cầu.Bên cạnh chiêu trò gọi điện trực tiếp, đối tượng lừa đảo còn gửi tin nhắn qua SMS hoặc Zalo với nội dung giả mạo từ phía công ty điện lực, yêu cầu người dân thanh toán tiền điện, đồng thời cung cấp các thông tin như số tài khoản ngân hàng hoặc đường link giả để người dân truy cập vào và thực hiện thanh toán. Tin nhắn hoặc cuộc gọi thường có nội dung như: "Thông báo tiền điện của bạn tháng này chưa thanh toán. Vui lòng thanh toán qua tài khoản ngân hàng dưới đây để tránh bị cắt điện." hoặc "Hệ thống ghi nhận hóa đơn điện của bạn chưa thanh toán. Để tránh cắt điện, vui lòng thanh toán ngay."Sau khi gửi tin nhắn hoặc gọi điện, kẻ lừa đảo có thể gửi đường dẫn đến website thanh toán giả mạo hoặc ứng dụng giả mạo của công ty điện lực) để khách hàng truy cập vào. Khi người dân nhập thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, hoặc các thông tin cá nhân vào, kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt được tiền và thông tin của họ. Để làm tăng độ tin cậy, đối tượng lừa đảo còn điều tra tên, địa chỉ, hóa đơn điện,... của khách hàng được đánh cắp từ các nguồn khác. Tinh vi hơn, chúng còn gửi mã QR thanh toán được thiết kế tinh vi với logo của Tổng Công ty điện lực EVN, khiến nạn nhân không chút nghi ngờ, thực hiện quét mã với số tiền được đối tượng nhập sẵn. Trước tình trạng trên, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) và Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) cũng đã khẳng định không thu tiền qua Zalo và tin nhắn SMS, cảnh báo người dân không thanh toán tiền điện qua các kênh này. Đồng thời nhấn mạnh, khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên điện lực đều tuân thủ nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, tuyệt đối không có thái độ khiếm nhã, không được phép sử dụng lời nói bất lịch sự khi giao tiếp với khách hàng.Do vậy, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn đến từ đối tượng không rõ danh tính. Nếu nhận được yêu cầu thanh toán, hãy kiểm tra lại thông tin qua các kênh chính thức của công ty điện lực như website, tổng đài hỗ trợ khách hàng. Tuyệt đối không tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc từ những website do đối tượng lạ gửi đến. Đảm bảo thanh toán qua các phương thức mà công ty điện lực công nhận như qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, hoặc thanh toán trực tiếp tại các điểm thu tiền chính thức...Phần mềm giả mạo và cách nhận biết để tránh thành nạn nhân
Giáo viên tiếng Anh một trường tiểu học nêu câu hỏi: Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14.2.2025 quy định "không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống". Vậy thì học sinh tiểu học đi học tiếng Anh tại trung tâm có phải là "học thêm" không? Giáo viên này cho biết nếu ngoài giờ làm việc ở trường, cô ký hợp đồng, đi dạy ở một trung tâm tiếng Anh và việc tuyển sinh hoàn toàn do trung tâm thực hiện. Chương trình cô dạy tại trung tâm tiếng Anh theo các giáo trình khác với sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh lấy các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau. Vậy việc làm thêm của cô có bị tính là tham gia đi dạy thêm phải tuân thủ quy định tại Thông tư 29 hay không? Và nếu trong quá trình dạy tại trung tâm này, cô được phân công dạy lớp mà có học sinh cô đã dạy ở trường tiểu học thì có bị vi phạm gì hay không?Hay một giáo viên đang dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc người này dạy chứng chỉ IC3 tin học ở trung tâm. Việc này có tính là giáo viên đi dạy thêm theo Thông tư 29 không? Nếu giáo viên này dạy đúng học sinh đang dạy ở trường tiểu học thì có được không?Trả lời PV Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Việc dạy tiếng Anh tại các trung tâm chú trọng luyện nói, nghe, đọc, ôn thi các chứng chỉ như Starters, Movers… không phải dạy kiến thức trên lớp, học tiếng Anh ở đây để phát triển năng lực. Nên dạy tiếng Anh ở trung tâm (kể cả với học sinh tiểu học) không được xếp là dạy thêm".Ông Minh cũng nhấn mạnh cần nắm rõ khái niệm dạy thêm, học thêm. Tại khoản 1, điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nói: "Các trung tâm ngoại ngữ khi được cấp giấy phép hoạt động tổ chức dạy học thì không phải được cấp phép để dạy nội dung ở trong trường, mà để dạy tiếng Anh Starters, Movers, KET, PET…, theo một tài liệu khác, một kỹ năng phát triển khác, nên không nằm trong các nội dung chương trình chính khóa"."Các trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM đang được cấp phép hoạt động giáo dục để dạy tiếng Anh thực hành theo Thông tư 28 (Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành). Không có trung tâm ngoại ngữ nào được cấp phép để dạy tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cả. Do đó nếu trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy học tiếng Anh chương trình GDPT 2018 là làm sai giấy phép", ông Hồ Tấn Minh nói thêm.Về câu hỏi giáo viên dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc đi dạy chứng chỉ IC3 ở trung tâm ngoại ngữ - tin học, có tính là dạy thêm theo Thông tư 29 không, ông Minh cho biết đây không phải là hoạt động dạy thêm, học thêm, bởi dạy IC3 là dạy kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.IC3 không nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, trung tâm dạy để học sinh có được chứng chỉ quốc tế, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho học sinh, và đây không phải dạy kiến thức chính khóa.
Nghệ sĩ indie Tùng 'muốn hát cho mọi người nghe' sau khi thử sức cùng điện ảnh
Bộ GT-VT vừa ra thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh tại cuộc họp về một số nội dung liên quan đến các dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thống nhất sự cần thiết nghiên cứu phương án đầu tư đường trên cao dọc theo quốc lộ 51 (đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11, thuộc địa bàn TP.Biên Hòa) nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại đoạn đường trên.Đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai căn cứ luật Đường bộ và các văn bản hướng dẫn có liên quan để đầu tư xây dựng theo thẩm quyền ngay sau khi được Bộ GTVT bàn giao.Bộ GTVT cũng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu bổ sung quy hoạch đường trên cao vào quy hoạch chung xây dựng TP.Biên Hòa theo hướng đường cao tốc đô thị để làm cơ sở triển khai thực hiện. Nghiên cứu phạm vi, đánh giá tác động về phương án đầu tư để bảo đảm hiệu quả.Ngoài ra, do trên quốc lộ 51 đang còn tồn tại dự án BOT quốc lộ 51, nên Bộ trưởng Bộ GTVT giao Cục Đường bộ Việt Nam xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến hợp đồng dự án BOT quốc lộ 51; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan xác lập sở hữu toàn dân, bàn giao quốc lộ 51 để tỉnh Đồng Nai quản lý, hoàn thành trước ngày 30.4.2025.Trước đó, vào đầu tháng 1.2025, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM đề xuất với Đồng Nai về dự án làm đường trên cao dọc quốc lộ 51 (đoạn từ ngã ba Vũng Tàu đến Cổng 11, dài khoảng 5,5 km). Dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư hơn 12.800 tỉ đồng.Tuyến đường trên cao được xây dựng theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 80 km/h và có quy mô 6 làn xe.
Giám đốc Sở Môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa ngày 1.3 cho hay quyết định ngừng tiếp nhiên liệu cho những chiếc ô tô cũ được đưa ra tại một "cuộc họp marathon" về ô nhiễm không khí để "tìm ra các căn bệnh và biện pháp khắc phục", theo AFP."Chúng tôi đã quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu cho những phương tiện đã hơn 15 năm tuổi sau ngày 31.3.2025", ông Sirsa nhấn mạnh, cho thêm thiết bị sẽ được lắp đặt tại các trạm xăng để nhận dạng những phương tiện cũ như trên.Những chiếc ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng có tuổi đời lần lượt trên 10 và 15 năm không được phép lưu thông trên đường phố ở New Delhi nhưng nhiều chiếc đã bị phát hiện vi phạm quy định.Cũng theo ông Sirsa, các quyết định khác được đưa ra nhằm giảm mức độ ô nhiễm nguy hiểm của thủ đô Ấn Độ bao gồm biến đất cằn cỗi thành "rừng mới" và khuyến khích sinh viên đại học tham gia trồng cây. Ông cho biết thêm chính quyền sẽ bắt buộc các tòa nhà cao tầng, khách sạn và sân bay phải lắp đặt súng chống khói bụi và các tiện ích để kiểm soát ô nhiễm.New Delhi thường xuyên bị xếp hạng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới và bị bao phủ trong sương mù nồng nặc mỗi năm. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do những người nông dân gần đó đốt rơm rạ, cũng như do các nhà máy và khói xe. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm qua và việc đóng cửa trường học kéo dài nhiều tuần trên khắp thủ đô New Delhi, nhằm bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương khỏi không khí độc hại, đã trở thành sự kiện diễn ra mỗi năm, theo AFP.
Trường quốc tế AISVN nghỉ hè sớm vì thiếu giáo viên, không đủ tài chính vận hành
Vòng loại khu vực Tây Nam bộ, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) không chỉ mang đến những trận cầu hấp dẫn, kịch tính với chất lượng chuyên môn ngày càng cao mà còn để lại những hình ảnh đẹp về tinh thần thể thao cuồng nhiệt của sinh viên miền Tây.Ngay từ vòng bảng, các đội bóng đã cống hiến những màn so tài đầy kịch tính. Đơn cử như bảng đấu "tử thần" với sự góp mặt của các với sự góp mặt của Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Nam Cần Thơ đã chứng kiến những bất ngờ thú vị. Trường Đại học Nam Cần Thơ, dù từng đứng chót bảng, đã xuất sắc lội ngược dòng vào đến trận chung kết và chỉ chịu thua sát nút trước Trường ĐH Trà Vinh ở phút bù giờ cuối cùng. Chiến thắng nghẹt thở này đã giúp Trường ĐH Trà Vinh lần thứ 2 liên tiếp giành vé đại diện khu vực Tây Nam bộ góp mặt tại VCK toàn quốc.Giải đấu năm nay thu hút sự tham gia của 8 đội bóng, tăng gấp đôi so với mùa giải đầu tiên (2023), cho thấy sức hấp dẫn ngày càng lớn của sân chơi này đối với sinh viên miền Tây. 8 đội bóng tham dự, gồm: Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Nam Cần Thơ, Trường ĐH Tây Đô, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Trà Vinh, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường ĐH Cửu Long.Đây thực sự là dịp để các cầu thủ trẻ thể hiện tài năng, tinh thần thể thao cao thượng và sự đoàn kết, đúng với tinh thần "Thi đấu hết mình, chấp nhận thử thách và tôn trọng đối thủ. Để mỗi trận đấu không chỉ là sự cạnh tranh mà còn là dịp để chúng ta giao lưu, học hỏi, và nâng cao tinh thần thể thao, phát huy giá trị đoàn kết, tình bạn trong cộng đồng sinh viên".Không khí trên SVĐ 30.000 chỗ ngồi của TP.Cần Thơ trong những ngày diễn ra giải đấu cũng vô cùng sôi động. Hàng nghìn khán giả đã đến sân cổ vũ cho các đội bóng, tạo nên một bầu không khí cuồng nhiệt không thua kém gì các giải đấu chuyên nghiệp. Tiếng kèn vuvuzela, tiếng trống hòa cùng những màn cổ động đầy sáng tạo đã tiếp thêm lửa cho các cầu thủ trên sân.Thậm chí nhiều người hâm mộ nhận định, kể cả khi đội bóng đá Cần Thơ còn đá V-League hay giải hạng nhất quốc gia cũng hiếm khi sân vận động Cần Thơ đón lượng khán giả đông, cuồng nhiệt như thế như các cổ động viên sinh viên. Sự thành công của giải đấu có sự đóng góp không nhỏ của ban tổ chức, chính quyền địa phương, Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ và các nhà tài trợ.Ngoài sân bãi, vòng loại Tây Nam bộ đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn từ Ban giám đốc Công an TP.Cần Thơ trong việc chỉ đạo, phân công hàng chục cán bộ, chiến sĩ đảm bảo an ninh, trật tự. Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ đã xây dựng kế hoạch phân công 16 bác sĩ, điều dưỡng cùng phương tiện hỗ trợ công tác y tế suốt giải đấu. Công ty Điện Lực TP.Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ phương tiện đưa rước trọng tài ở mùa giải thứ 3; Công ty TNHH Thủy Sản Biển Đông tiếp tục tài trợ chỗ ở cho Ban tổ chức và trọng tài. Ngoài ra, toàn bộ nước uống cho các đội bóng tham dự vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá TNSV THACO cup 2025 đều do Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH tài trợ với sản phẩm nước uống TH True... Ngoài ra, giải cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của các đơn vị đồng hành thân thuộc như Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Sóc Trăng; Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Bạc Liêu; Công ty TNHH Sao Mai Quán; Thiên Quân Group (Cần Thơ). Chính công tác hậu cần được chuẩn bị chu đáo, sự hỗ trợ nhiệt tình này đã góp phần quan trọng tạo nên một giải đấu chuyên nghiệp, an toàn và đáng nhớ.Ban Tổ chức vòng loại khu vực Tây Nam bộ, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO xin trân trọng cảm ơn, các đơn vị phối hợp, nhà tài trợ: Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ; Công an TP.Cần Thơ; Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông; Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ; Công ty Điện lực TP.Cần Thơ; Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH; Tổng công ty Điện lực miền Nam; Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Sóc Trăng; Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Bạc Liêu; Công ty TNHH Sao Mai Quán.