'Thánh đoán đề' Kaito Kid: 'Hiện tại, em chưa chiếm được trái tim cô gái nào'
Trưa 18.1, ông Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng Đội cứu hộ Ban Quản lý vịnh Nha Trang, cho biết sáng cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã kịp thời cứu sống du khách bị sóng cuốn khi tắm biển.Vào khoảng 8 giờ cùng ngày, tại khu vực bãi biển đường Trần Phú (TP.Nha Trang), một nam du khách 30 tuổi đến từ TP.HCM xuống tắm biển không may bị sóng lớn cuốn ra xa, chới với trên biển.Phát hiện sự việc, hai nhân viên cứu hộ thuộc Đội đã mang theo phao cứu sinh, lao xuống biển tiếp cận người bị nạn và đưa vào bờ thành công. Nam du khách có dấu hiệu kiệt sức, được đưa đến trung tâm y tế để chăm sóc.Cũng theo ông Hùng, vài ngày trước, tại khu vực bãi biển trên, ba nhân viên cứu hộ của Đội cũng đã kịp thời cứu sống hai du khách (một nam, một nữ) bị sóng lớn cuốn ra xa khi tắm biển.Thời gian qua, biển Nha Trang động dữ dội, tạo nên những con sóng lớn liên tục dội vào bờ. Ban Quản lý vịnh Nha Trang đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm "Cấm bơi/ No Swimming" nhưng du khách vẫn chủ quan xuống biển tắm.Ông Hùng chia sẻ, những ngày qua, Đội cứu hộ đã hoạt động "hết công suất", thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở và khuyến cáo người dân địa phương, du khách không nên tắm biển bởi thời điểm hiện tại biển động sóng rất lớn và nguy hiểm.Thanh xuân tình nguyện
Ngày 9.3, diễn ra giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng Sở VH-TT TP.HCM, Công ty Miracle Entertainmant Group và Ban quản lý phát triển đô thị TP.HCM đồng tổ chức. Giải thu hút 10.000 VĐV, trong đó có những chân chạy nổi tiếng như Hoàng Nguyên Thanh, Phạm Thị Hồng Lệ tham gia tranh tài ở 3 cự ly là 5 km, 10 km và 21 km. Ở hấp dẫn nhất 21 km, nhà vô địch marathon quốc gia Hoàng Nguyên Thanh thi đấu vượt trội, một mình về đích sau 1 giờ 12 phút 29 giây. Lý Nhân Tín về đích hạng nhì với thành tích 1 giờ 14 phút 08 và Huỳnh Anh Khôi về hạng ba với thành tích 1 giờ 14 phút 54 giây. Thành tích của Hoàng Nguyên Thanh vẫn còn kém kỷ lục quốc gia (1 giờ 06 phút 39 giây) nên không thể ẵm giải đặc biệt 200 triệu đồng dành cho VĐV có thành tích vượt kỷ lục quốc gia. Ở nội dung 21 km nữ, chân chạy người Bình Định Phạm Thị Hồng Lệ cũng vô đối khi bỏ xa đối thủ cạnh tranh, về đích đầu tiên sau 1 giờ 21 phút 34 giây trong khi Lê Thị Kha Ly về hạng nhì với thành tích 1 giờ 26 phút còn Nguyễn Thị Thu Hà về hạng ba với thành tích 1 giờ 27 phút 44 giây. Thành tích của Hồng Lệ cũng không vượt kỷ lục quốc gia (1 giờ 13 phút 22 giây). Ở cự ly 10 km nam, chiến thắng thuộc về Nguyễn Anh Trí với thành tích 33 phút 52 giây còn về nhất 10 km nữ là Đoàn Thị Hiền với thành tích 41 phút 06 giây. Vô địch cự ly 5 km nam là Nguyễn Văn Khang (thành tích 17 phút 13 giây) và giành chiến thắng ở 5 km nữ là Trương Hồng Uyên (thành tích 20 phút 04 giây).Ban tổ chức giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 còn trao 24 giải nhóm tuổi và một số giải thưởng khác như giải cosplay (hóa trang), couple, đồng đội...
Nỗ lực sơ tán dân thường Ukraine tiếp tục, Nga chuyển trọng tâm chiến dịch
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký ban hành Quyết định số 3493/QĐ-BYT "Bãi bỏ bốn (4) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10.7.2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giá", có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (19.11.2024).Trong 4 thủ tục bãi bỏ được nêu tại Quyết định số 3493/QĐ-BYT có 3 thủ tục hành chính do Cục Quản lý dược thực hiện, là: Kê khai giá thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; Kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; Bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại trong trường hợp có thay đổi so với thông tin đã được công bố nhưng giá thuốc không đổi. 1 thủ tục hành chính cấp địa phương được bãi bỏ là "Kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước", do UBND tỉnh/thành thực hiện.Trong 2025, Bộ Y tế tăng cường quản lý chặt chẽ giá thuốc nhằm bình ổn thị trường thuốc trên cơ sở thực hiện quy định của luật Giá 2023 và đảm bảo tính đặc thù đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh, thông qua việc quy định công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc, dự kiến áp dụng với thuốc kê đơn nhằm hạn chế tầng nấc trung gian tăng giá thuốc.
Sức mua giảm, các hãng xe sang nỗ lực tiếp cận khách Việt
Hành trình vô địch của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 thực tế đã phản ánh phần nào tiềm năng của lứa U.22 Việt Nam hiện tại.Trong số 26 cầu thủ được HLV Kim Sang-sik điền tên cho sân chơi Đông Nam Á, chỉ có Bùi Vĩ Hào là gương mặt U.22 duy nhất ra sân thường xuyên với 5 trận đá chính (tổng cộng 376 phút). Với 2 cầu thủ U.22 còn lại, Khuất Văn Khang đá chính 3 trận (tổng 209 phút), trong khi thủ môn Trần Trung Kiên không được sử dụng. Thành công của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn của lứa cầu thủ sinh từ năm 1995 đến 1998. Thế hệ này đã gánh vác bóng đá nước nhà từ năm 2018 đến nay, và có thể khoác áo tuyển thêm ít nhất 2, 3 năm. Tuy nhiên, thời khắc chuyển giao trước sau cũng đến. Lứa U.22 sẽ tiếp nối đàn anh, nhưng ở thời điểm này, các cầu thủ trẻ chưa sẵn sàng. Đó là kết luận được HLV Kim Sang-sik đưa ra sau khi quan sát học trò tập luyện, thi đấu ở các đợt tập trung trước AFF Cup. Ông thẳng thắn nhìn nhận: "Cầu thủ trẻ Việt Nam có rất ít cơ hội thi đấu tại V-League để nâng cao kinh nghiệm và trình độ". Trớ trêu là một số cầu thủ trẻ được thử lửa tại V-League (chủ yếu khoác áo HAGL và SLNA) lại ít khi được gọi lên tuyển. Còn các tuyển thủ trẻ lại rất ít được cọ xát đỉnh cao ở cấp CLB. Vĩ Hào có lẽ là ngoại lệ hiếm hoi đáp ứng được cả hai tiêu chí ra sân thường xuyên ở đội tuyển và CLB.Tại AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam đã vô địch với nhiều tuyển thủ U.22 trong đội hình như Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Thành Chung, Trần Đình Trọng, Nguyễn Tiến Linh, Hà Đức Chinh, Đoàn Văn Hậu... Đấy chính là tính kế thừa cần có của một đội mạnh. Kinh nghiệm ở đội tuyển đã được lớp trẻ sau đó phát huy ở SEA Games, với chức vô địch thuyết phục năm 2019.Còn với sự kế thừa mong manh hiện tại, ông Kim Sang-sik phải huấn luyện lại lớp trẻ. Khó khăn cho U.22 Việt Nam là ở SEA Games 33, ban tổ chức không cho phép sử dụng cầu thủ quá tuổi. Không có chuyện lứa trẻ được đàn anh dìu dắt như ở SEA Games 30 hay 31. Tinh thần "tự lực cánh sinh" phải bắt đầu từ bây giờ. HLV Kim Sang-sik không thể yêu cầu các CLB dùng cầu thủ trẻ. Sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chiến lược dùng người của từng đội, cùng năng lực của từng cầu thủ. Cũng khó chờ đợi lứa U.22 hiện nay có thể "dục tốc bất đạt", bật lên đẳng cấp mới như thế hệ đàn anh.Những gì ông Kim cùng học trò cần làm là chuẩn bị tốt nhất có thể ở cấp đội tuyển. Tháng 3 tới, U.22 Việt Nam sẽ lên đường sang Trung Quốc để tham dự giải giao hữu quốc tế với sự góp mặt của 4 đội tuyển U.22, gồm chủ nhà U.22 Trung Quốc, U.22 Việt Nam và hai đội tuyển U.22 khách mời chất lượng khác.Từ nay đến tháng 12 (thời điểm SEA Games 33 khởi tranh), U.22 Việt Nam còn 10 tháng chuẩn bị. Thuận lợi của U.22 Việt Nam là có thể chủ động lên kế hoạch tập trung, không phải phụ thuộc lịch FIFA Days như đội tuyển quốc gia trong năm 2025 (do đội tuyển đá vòng loại Asian Cup 2027). Các đợt huấn luyện dài hạn sẽ giúp ông Kim và học trò U.22 hiểu nhau hơn, tương tự những gì đội tuyển Việt Nam đã có ở chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik và VFF cần phân bổ quỹ thời gian hợp lý để vẫn chăm bẵm cho U.22, nhưng cần đảm bảo thành tích ở đội tuyển Việt Nam với vòng loại Asian Cup vốn không ít thách thức. Điều đó dẫn tới quan điểm cốt lõi: cần có kế hoạch chu toàn, cùng đội ngũ trợ lý đông đảo để hỗ trợ thầy Kim quản lý hiệu quả cả hai đội tuyển.Sau cùng, đấu pháp "cài răng lược", để đội tuyển Việt Nam và U.22 tập luyện xen kẽ ở các đợt tập trung là lựa chọn phù hợp để ông Kim giúp cầu thủ thêm chững chạc, bản lĩnh. Các cựu binh ở đội tuyển sẽ đóng vai trò như "trợ lý" của HLV người Hàn Quốc để dìu dắt lứa trẻ. Vòng loại U.23 châu Á và SEA Games đều khó khăn, nhưng cứ phải khó mới "biết đá biết vàng". U.22 Việt Nam phải trải mình qua biến cố để trở nên đủ vững vàng cho hành trình ở đội tuyển quốc gia sau này.