Bí quyết 'săn' học bổng của học sinh trường... tỉnh
Trong 10 năm qua, đặc biệt là từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Long An luôn tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đó là tiền đề quan trọng để tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết từ năm 2020 đến nay, Long An đã đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác) phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Tỉnh xác định có 8 công trình giao thông đột phá trong nhiệm kỳ này. Trong đó, hiện có 3 dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng, gồm nâng cấp, mở rộng ĐT824 (đoạn từ ngã ba Mỹ Hạnh đến cầu kênh Ranh); nút giao đường Hùng Vương - QL62 và ĐT826E. Dự án đường Lương Hòa - Bình Chánh đang triển khai thi công. Các tuyến đường còn lại như Hựu Thạnh - Tân Bửu; đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT826E; trục động lực Đức Hòa; đường Tân Tập - Long Hậu sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.Song song đó, 2/3 công trình trọng điểm là đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đã được đưa vào khai thác, sử dụng. ĐT830E đang triển khai thi công sẽ hoàn thành trong năm 2026. Riêng dự án còn lại là QL50B (ĐT827E) kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang có vốn đầu tư khá lớn nên tỉnh xác định phân kỳ đầu tư với các dự án thành phần.Hiện, có 3 dự án thành phần là cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây đã được UBND tỉnh Long An trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn khoảng 4.797 tỉ đồng. Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng đang được triển khai quyết liệt… Riêng 2 dự án trọng điểm quốc gia là Vành đai 3 cũng được tỉnh Long An tập trung triển khai quyết liệt, đạt khối lượng thi công rất tốt. Dự kiến trong tháng 12.2025, đường Vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn Long An sẽ được đưa vào sử dụng. Đối với dự án Vành đai 4, tỉnh đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gửi UBND TP.HCM tổng hợp trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, nếu thuận lợi sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong quý 2/2025.Có thể nói, sau khi đầu tư hoàn thành các công trình theo quy hoạch, hạ tầng giao thông tỉnh Long An sẽ cơ bản đồng bộ. Tất cả phương tiện vận tải thủy - bộ dễ dàng di chuyển kết nối giữa các trung tâm đô thị, giữa các khu - cụm công nghiệp trong tỉnh và với các khu vực kinh tế quan trọng như cảng biển, khu cụm công nghiệp… của các tỉnh, thành lân cận như TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang và cả Vương quốc Campuchia.Tuy vậy, theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Long An cần tập trung huy động mọi nguồn lực, từ sự hỗ trợ của Trung ương, ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Từ đó, danh mục 34 dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2026 mới triển khai đạt yêu cầu đề ra (12 danh mục chuyển tiếp và 22 danh mục khởi công mới). Trong đó, chỉ riêng dự án đường Vành đai 4 (đoạn qua Long An) đã có nhu cầu vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng; đường nối TP.Tân An đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (đoạn Tuyên Nhơn - Bình Hiệp) với nhu cầu vốn dự kiến gần 4.800 tỉ đồng…Thực hiện nghiêm túc định hướng, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vận dụng linh hoạt, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy và việc triển khai kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh Long An nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An có sự phục hồi rõ nét ngay từ sau đại dịch Covid-19 đến nay. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tăng trưởng mạnh hơn năm trước.Nổi bật trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Long An đạt 8,3% (cao hơn bình quân cả nước khoảng 7,09%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng mạnh khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ - thương mại (khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 15,8%).Nếu đầu nhiệm kỳ XI, Long An có 11.300 doanh nghiệp (DN), 1.000 dự án FDI hoạt động thì cuối năm 2024 đã có đến gần 20.000 DN, 1.300 dự án FDI đang hoạt động đầu tư với tổng đăng ký tăng gấp đôi. DN đăng ký thành lập mới tăng đến 59%, vốn đăng ký tăng 41% so với năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ước đạt 12 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 8 tỉ USD…Môi trường đầu tư của tỉnh Long An tiếp tục được cải thiện và vươn lên top đầu của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hiện đứng thứ 2; chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) đứng vị trí thứ 12 trong 63 tỉnh, thành cả nước; top 10 địa phương hấp dẫn DN lớn năm 2024.Về xã hội, cuối năm 2024, TP.Tân An vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên trong cả nước được trao danh hiệu này. Long An cũng là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL miễn, giảm học phí đối với học sinh bậc mầm non và THCS; GRDP bình quân đầu người khoảng 107 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%...Năm 2024, tổng thu ngân sách của tỉnh Long An đạt hơn 26.500 tỉ đồng (tăng hơn 8.500 tỉ đồng so với năm 2019, đạt 125,6% dự toán T.Ư giao, bằng 131% so với cùng kỳ năm 2023), đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI (đến năm 2025 thu ngân sách từ 25.000 - 30.000 tỉ đồng). Đặc biệt, kết quả thu ngân sách 26.500 tỉ đồng là con số kỷ lục trong khu vực ĐBSCL.Theo ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, thu ngân sách năm 2024 của tỉnh khá ấn tượng nhưng tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong năm 2025 để đạt mục tiêu thu ngân sách 30.000 - 35.000 tỉ đồng (tăng hơn 12%). Phấn đấu đến năm 2030, Long An thu ngân sách đạt 50.000 - 55.000 tỉ đồng và trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Trong năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tỉnh tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Tỉnh cần thực hiện đúng phương châm "Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng, hành động phải quyết liệt, sản phẩm phải cụ thể" cùng quan điểm "Đổi mới tư duy, lề lối làm việc, cách nghĩ, cách làm; xem doanh nghiệp là nguồn lực, là động lực cho sự phát triển, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật làm thước đo hiệu quả công việc". Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống "trung dũng kiên cường" như cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện để vượt qua "cơn gió ngược" mang tên Covid-19 tại thời điểm đầu nhiệm kỳ; phấn đấu hoàn thành xuất sắc dự toán năm 2025.Khởi động Tháng Thanh niên và chương trình Tháng ba biên giới tại Đắk Lắk
Mặc dù vậy, Xpander nhỉnh hơn đôi chút khi đạt mô-men xoắn cực đại 141 mã lực tại 4.000 vòng/phút. Bù lại, XL7 sở hữu ưu thế khi có trọng lượng không tải thấp hơn Xpander đến 75 kg. Điều này giúp mẫu xe nhà Suzuki có tỉ lệ công suất/trọng lượng tốt hơn, từ đó giúp xe vận hành bốc và tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn so với đối thủ.
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Hoàng Đức tỏa sáng trong ngày thầy Kim dự khán, Thể Công Viettel thắng Hà Nội FC
Năm 2025, Chính phủ đang đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, ổn định vĩ mô, và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới 2 con số từ năm 2026, khởi đầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, đây là biểu tượng của ý chí, khát vọng Việt Nam vươn tầm quốc gia kinh tế, cực tăng trưởng mới của khu vực.Phát biểu tại tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại, diễn ra ngày 11.2.2025, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị HDBank cho biết hoàn toàn nhất trí với các mục tiêu tăng trưởng GDP 8% và tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay."Chúng ta đang đứng trước một thời khắc quyết định khi tăng trưởng GDP 8% không phải là giấc mơ xa vời mà là mục tiêu khả thi, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển bền vững tiếp theo, khi chúng ta hành động quyết liệt, với sự đồng lòng, đồng hành của cả hệ thống", bà nói.Theo nữ tỉ phú, nền tảng đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế ở mức cao và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống, có thành quả của năm 2024. Trong đó, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành ngân hàng, HDBank đã có hành trình đổi mới không ngừng nghỉ hơn 10 năm qua, với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 25-30%/năm, chất lượng tài sản tốt, chỉ tiêu tài chính an toàn và bền vững, cung cấp vốn tối ưu cho nền kinh tế."Năm 2024, HDBank thu nộp ngân sách khoảng 5.200 tỉ đồng. Các doanh nghiệp khác mà chúng tôi tham gia đã đóng góp hơn 15.000 tỉ đồng cho ngân sách, không bao gồm tiền sử dụng đất. Chúng tôi tạo 24.000 việc làm trong ngành ngân hàng, và trên 40.000 việc làm trong doanh nghiệp khác", bà Thảo cho hay. Đây thực sự là những con số "tiền tươi thóc thật" cho thấy sự đóng góp lớn lao cho kinh tế - xã hội từ các công ty, thành viên do nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đầu tư, lãnh đạo và dẫn dắt.Đáng chú ý, liên quan đến các hoạt động đối ngoại kinh tế và hình ảnh gặp gỡ với nhà lãnh đạo, tỉ phú lớn thế giới vừa qua, bà Thảo cho biết mới đây, khi gặp Tổng thống Donald Trump, bà đã khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ, 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. "Chúng tôi đang thực hiện hợp đồng trị giá 48 tỉ USD và đang thương lượng tăng lên 64 tỉ USD, tạo ra gần 500.000 việc làm cho người Mỹ. Với thị trường Việt - Trung chúng tôi hướng tới 75 năm quan hệ ngoại giao trong năm 2025 này với các hoạt động kinh tế có các doanh số đáng kể giữa hai nước. Chúng tôi là đối tác của Liên Hợp Quốc, Unesco phát triển kinh tế trên nền tảng tôn trọng các giá trị văn hóa, truyền thống, vị trí địa lý của các quốc gia, các dân tộc", theo tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.Đối với hoạt động chuyển giao Ngân hàng Đông Á cho HDBank được Thủ tướng, NHNN phê duyệt, theo nữ tỉ phú, đây là một vinh dự và là trách nhiệm của ngân hàng trong việc đồng hành cùng Chính phủ và NHNN nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia.Tái cấu trúc Ngân hàng TNHH Một thành viên Đông Á trở thành ngân hàng số thế hệ mới, qua đó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trên khắp cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động phổ thông tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp và thủ tục đơn giản nhất thông qua kênh số, cũng là một trong những chương trình được đặt lên hàng đầu trong thúc đẩy hoạt động HDBank năm nay.Nữ tỉ phú kiến nghị cơ quan quản lý tăng cường phương án hỗ trợ nhanh, kịp thời cho Đông Á Bank, để HDBank theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, nhanh chóng khôi phục hoạt động và tăng cường nguồn tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, người dân.Đồng thời, kiến nghị NHNN tiếp tục giữ ổn định mặt bằng lãi suất tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Hỗ trợ lãi suất cho các chương trình đầu tư nhà ở xã hội, tín dụng cho người lao động phổ thông. Có cơ chế khuyến khích phát triển tín dụng số hoá, điều hành tỷ giá linh hoạt, ổn định nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu, khai thác các hiệp định EVFTA, CPTPP.Kết luận hội nghị trên, trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giao cho ngành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "tham gia tích cực vào 3 đột phá chiến lược quốc gia về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Ngành ngân hàng cần huy động nguồn lực phát triển hạ tầng chiến lược và đóng góp vào đào tạo nhân lực cho kỷ nguyên phát triển mới".Có thể thấy giải quyết những vấn đề như kiến nghị của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, sẽ vừa gia tăng động lực để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong dẫn dắt, vừa mở rộng để các ngành trong nền kinh tế năng động được thực hiện tốt hơn nữa các chỉ đạo của Thủ tướng.Khép lại bài phát biểu ấn tượng, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định: "Chúng ta không ngại thách thức chúng ta sẽ bứt phá mạnh mẽ. HDBank cam kết sẽ luôn là đối tác tin cậy, cung cấp dòng vốn hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng bền vững theo định hướng của Chính phủ, điều hành của NHNN, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường!".