Nhận định Peugeot 408 sau lái thử, chiếc xe phù hợp với gia đình trẻ
Theo đó, Vietnam Airlines xếp thứ 22/25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới. Cùng trong danh sách còn có các hãng hàng không uy tín khác như Emirates, Qatar Airways, All Nippon Airways…Xếp hạng được Airline Ratings đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khắt khe, bao gồm các sự cố nghiêm trọng trong hai năm qua, tuổi đời máy bay, quy mô đội bay, tỷ lệ sự cố, lợi nhuận, chứng nhận IOSA, kỹ năng đào tạo phi công…Bà Sharon Petersen, CEO của AirlineRatings, chia sẻ: “Vietnam Airlines đã không xảy ra bất kỳ tai nạn và sự cố nghiêm trọng nào trong suốt 27 năm qua. Hãng hiện khai thác đội bay gồm 100 máy bay hiện đại với độ tuổi trung bình dưới 10 năm và đã duy trì chứng nhận an toàn khai thác IOSA liên tục kể từ năm 2006. Bên cạnh đó, ngành hàng không Việt Nam cũng đã có những bước tiến lớn trong việc nâng cao an toàn với hệ thống sân bay được cải thiện, nâng cấp hệ thống dẫn đường và các quy trình nghiêm ngặt hơn. Tất cả những yếu tố này đã giúp Vietnam Airlines vững vàng có mặt trong Top 25 của chúng tôi.”Đại diện Vietnam Airlines chi biết đối với Vietnam Airlines nói riêng và ngành hàng không nói chung, an toàn luôn là ưu tiên số 1. Hãng là đơn vị hàng không đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ an toàn khai thác IOSA của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và liên tục duy trì chứng chỉ này từ năm 2006. Vietnam Airlines cũng đồng thời xây dựng thành công hệ thống quản lý an toàn (SMS) từ năm 2007, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất của quốc tế và được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn làm điểm mẫu để các đơn vị hàng không nội địa khác xây dựng, hoàn thiện tài liệu an toàn. Năm 2023, hãng hàng không quốc gia Việt Nam được IATA lựa chọn là hãng hàng không chủ nhà đăng cai Hội nghị An toàn và Khai thác thế giới. Sự lựa chọn của IATA khẳng định tầm ảnh hưởng, năng lực, uy tín của Hãng hàng không Quốc gia nói riêng và ngành hàng không dân dụng nói chung.Cũng tại hội nghị này, Vietnam Airlines là hãng hàng không tiên phong ký Hiến chương về Văn hóa An toàn của IATA, tham gia tích cực vào xây dựng, triển khai và thúc đẩy văn hóa an toàn của ngành hàng không thế giới và Việt Nam.Trước đó năm 2022, Vietnam Airlines cũng đã vượt qua những tiêu chuẩn đánh giá khắt khe về an toàn của Cục Hàng không Hoa kỳ, trở thành hãng hàng không đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thực hiện chuyến bay thường lệ đến quốc gia này. Nhờ những nỗ lực không ngừng trong việc đảm bảo an toàn khai thác, Vietnam Airlines đạt được Xếp hạng Văn hóa An toàn Sáng tạo 6,2/7, phản ánh cam kết mạnh mẽ của hãng trong việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, và hiệu quả.Bưởi Thồ - thứ quả 'thồ' giấc mơ của người dân Bạch Hạ
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
Những người giữ đình xứ Đoài: 'Diễn viên' kỳ cựu ở đình So
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Ông Witkoff nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào cũng sẽ đòi hỏi cả sự nhượng bộ về lãnh thổ và kinh tế từ cả Nga lẫn Ukraine. "Và đây là điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump làm tốt nhất. Ông ấy tập hợp mọi người lại với nhau. Ông ấy khiến họ hiểu rằng con đường dẫn đến hòa bình là thông qua sự nhượng bộ và đạt được sự đồng thuận", The Kyiv Independent dẫn lời ông Vitkoff nhấn mạnh vào ngày 23.2.Ông Vitkoff cũng gợi ý rằng các thỏa thuận Istanbul năm 2022 có thể đóng vai trò là nền tảng cho một hiệp ước hòa bình trong tương lai giữa Nga và Ukraine.Các thỏa thuận Istanbul giữa Ukraine và Nga năm 2022 đề cập một loạt các cuộc đàm phán được tổ chức tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 3.2022, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022.Bản thông cáo được soạn thảo đã nêu các điều khoản tiềm năng cho một thỏa thuận hòa bình bao gồm việc Ukraine áp dụng quy chế trung lập và từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO, hạn chế lực lượng quân sự, đảm bảo an ninh của phương Tây cho Ukraine, đàm phán về tình trạng của bán đảo Crimea trong vòng 10-15 năm và cho phép Ukraine nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).Dù các cuộc đàm phán ở Istanbul được xem là một bước đột phá tiềm năng, với việc cả hai bên được cho là đều cân nhắc những nhượng bộ đáng kể, nhưng đã không dẫn đến một thỏa thuận cuối cùng và đã bị dừng lại vào tháng 5.2022.Vào ngày 18.2 tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út, các quan chức cấp cao Mỹ và Nga đã có cuộc đối thoại đầu tiên về xung đột Nga-Ukraine. Sau đó, Tổng thống Trump cho hay giai đoạn đàm phán ngừng bắn mới giữa các phái đoàn Mỹ và Nga nhằm kết thúc xung đột Nga-Ukraine sẽ diễn ra tại Riyadh vào ngày 25.2.Hãng thông tấn RIA hôm nay 24.2 dẫn lời Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nhấn mạnh Nga công nhận những nỗ lực của Mỹ nhằm hướng tới một lệnh ngừng bắn nhanh chóng ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Ryabkov cảnh báo rằng một lệnh ngừng bắn mà không có giải pháp lâu dài là con đường dẫn đến việc nhanh chóng nối lại xung đột với những hậu quả thậm chí còn nghiêm trọng hơn, trong đó có cả hậu quả đối với quan hệ Nga-Mỹ.Trong khi đó, Kyiv đang phản đối lời kêu gọi của Tổng thống Trump về việc sử dụng tài nguyên của Ukraine để bồi thường Mỹ cho khoản viện trợ được cung cấp dưới thời Tổng thống Joe Biden, theo AFP.Giới chức Ukraine ngày 23.2 khẳng định khoảng 350 tỉ USD tài nguyên quan trọng của Ukraine nằm ở khu vực công nghiệp miền đông Donbass, nơi Nga đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ và vẫn đang tiến quân, theo AFP."Chúng tôi có thông tin là thật không may, có khoảng 350 tỉ USD tài nguyên quan trọng này ở vùng lãnh thổ tạm thời bị kiểm soát", Phó thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kyiv. Bà nói thêm rằng một số số liệu thống kê về các mỏ đã "lỗi thời", nhưng ước tính này dựa trên các cuộc khảo sát địa chất và dữ liệu nguồn mở.Tổng thống Zelensky muốn Tổng thống Trump đảm bảo an ninh cụ thể để đổi lấy quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên quan trọng của Ukraine như lithium, titan, uranium và kim loại đất hiếm. Tuy nhiên, Tổng thống Trump và các trợ lý của ông đã bày tỏ sự thất vọng trước việc Tổng thống Zelensky không muốn ký thỏa thuận. Một nguồn tin tại Ukraine nói với AFP hôm 22.2 rằng nhà lãnh đạo Ukraine "chưa sẵn sàng" đồng ý với các yêu cầu hiện tại của Mỹ.Chánh văn phòng tổng thống Ukraine Andriy Yermak ngày 23.2 thì nói rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra theo cách "bình thường". Trong lúc chính quyền Tổng thống Trump thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm kết thúc xung đột Nga-Ukraine, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu chống lại Nga trong suốt phần còn lại của năm nay với sự hỗ trợ của châu Âu, theo CNN.Khi được hỏi liệu có phải ấn tượng của ông sau khi nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio là Ukraine sẽ được Washington bảo đảm an ninh hay không, ông Sikorski nhấn mạnh sự bảo đảm tốt nhất cho Ukraine là quân đội gần một triệu người của nước này, kiên trì chống lại chiến dịch quân sự của Nga.Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky cho hay ông tin rằng chừng nào Ukraine chưa phải là thành viên NATO, thì cần phải có nguồn tài trợ bên ngoài cho một đội quân gồm 800.000 quân như một phần của các đảm bảo an ninh, theo Ukrainska Pravda.Khi được hỏi về việc đảm bảo một nền hòa bình công bằng, ông Zelensky trả lời: "Hôm nay, chúng tôi chủ yếu nói về mong muốn của mọi người là buộc [Tổng thống Nga Vladimir] Putin phải chấm dứt giai đoạn nóng bỏng của cuộc chiến... Đây sẽ là một công việc khó khăn và dài hạn, vì phải diễn ra cùng lúc với việc đảm bảo an ninh cho chúng tôi".Hiện chưa có thông tin về phản ứng của các bên liên quan về những phát ngôn trên.
Da bị thâm, sẹo mụn phải làm sao để hết?
Năm 2024 đánh dấu một năm hoạt động năng suất của diễn viên Văn Anh. Cụ thể, anh quay trở lại màn ảnh rộng bằng vai diễn Vĩnh Thái trong Linh miêu: Quỷ nhập tràng, đồng thời gây ấn tượng với khán giả bởi hình ảnh nhạc sĩ Chí Kiến trong phim Tiểu tam không có lỗi. Nam diễn viên không ngại làm mới mình bằng việc thử sức ở sân chơi Én vàng 2024. Sau một năm bận rộn, Văn Anh dành thời gian đưa vợ con đi du lịch, đồng thời ghi lại những khoảnh khắc ngọt ngào của gia đình dịp đầu năm mới.