Đồng Nai yêu cầu hoãn đưa dâu tới vùng tâm dịch Bình Xuyên
Những cầu thủ đang được Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) ngỏ lời mời nhập tịch, gồm tiền đạo Ferdy Druijf (1,90 m, 26 tuổi, thuộc CLB Rapid Wien – Áo), tiền vệ phòng ngự Sem Scheperman (1,88 m, 22 tuổi, Heracles Almelo – Hà Lan) và hậu vệ phải Dylan van Wageningen (1,89 m, 27 tuổi Sparta Rotterdam – Hà Lan).Cả 3 cầu thủ này đều có quốc tịch, FAM muốn đưa những cầu thủ này về với đội tuyển Malaysia và sẵn sàng chi số tiền lớn để họ gật đầu nhập tịch, sau đó khoác áo đội bóng có biệt danh "những chú hổ Malaya". Truyền thông Hà Lan xác nhận sự quan tâm của FAM dành cho các cầu thủ nói trên: "Malaysia đang cố gắng sao chép công thức của Indonesia, đó là nhập tịch thật nhiều cầu thủ có gốc gác châu Âu. Quốc gia châu Á này muốn thực hiện điều đó thông qua việc tìm kiếm các mối liên kết để liên hệ với các cầu thủ".Những động thái nhập tịch cầu thủ được FAM đưa ra, trong thời gian đội tuyển Malaysia chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027. Ở vòng loại giải châu Á, Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam, Lào và Nepal. Trong bảng đấu này, các đội Việt Nam và Malaysia được xem là những đối thủ chính, trong việc giành ngôi đầu bảng. Chỉ có các đội đứng đầu các bảng đấu vòng loại thứ 3, mới giành được quyền lọt vào vòng chung kết (VCK) Asian Cup 2027.Đội tuyển Việt Nam sẽ phải chuẩn bị thật kỹ khi các đối thủ xung quanh chúng ta nhập tịch ồ ạt. Thực tế cho thấy đội tuyển Việt Nam cũng đã bắt đầu quen với tình trạng các đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore sử dụng nhiều những cầu thủ sinh ra bên ngoài Đông Nam Á, khi họ thi đấu với chúng ta. Ở AFF Cup 2024, đội bóng của HLV Kim Sang-sik đã đánh bại 2 đội bóng rất mạnh, có sử dụng cầu thủ nhập tịch gồm Singapore ở bán kết và Thái Lan ở chung kết. Trong số này, Singapore có tiền vệ tổ chức Kyoga Nakamura là cầu thủ thuần Nhật Bản, được nhập tịch Singapore trong thời gian trước AFF Cup. Còn Thái Lan có hậu vệ phải James Beresford (sinh tại Anh), hậu vệ phải Nicholas Mickelson (sinh tại Na Uy), tiền vệ William Weidersjo (sinh tại Thụy Điển) và tiền đạo Patrik Gustavsson (sinh tại Thụy Điển), là những người có một phần dòng máu châu Âu.Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng trước các đối thủ được "Tây hóa" kể trên nhờ chúng ta có lối chơi và đội hình phù hợp. Bản thân đội tuyển Việt Nam cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ các thất bại trước đội bóng có rất đông cầu thủ nhập tịch gốc châu Âu là Indonesia, hồi đầu năm 2024.Thời điểm đầu năm 2024, đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier sở dĩ liên tục thua Indonesia, vì HLV Troussier lựa chọn nhân sự và lối chơi không phù hợp. Đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025, đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik lột xác hẳn. Chúng ta thi đấu mạnh mẽ, chắc chắn hơn, khi đối diện với các đối thủ có đông cầu thủ nhập tịch.Chính vì thế, đội tuyển Việt Nam cứ chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2027 theo cách của mình. Chúng ta đi trên con đường của riêng mình, việc đối thủ Malaysia có thêm cầu thủ nhập tịch, là chi tiết chúng ta sẽ tìm hiểu và nghiên cứu về họ. Chứ không có gì đảm bảo rằng đội tuyển Malaysia sau khi có thêm cầu thủ nhập tịch từ châu Âu, sẽ mạnh hơn đội tuyển Việt Nam.‘Song sát’ Messi - Suarez tỏa sáng, Inter Miami ngược dòng kinh điển trên sân khách
Đáp lại sự yêu thương của người hâm mộ, Hiền Thục trình làng 2 MV Sau này và Ngày này năm ấy ngay mùng 1 tết. Đây là sản phẩm âm nhạc được nữ ca sĩ cùng ê kíp lên ý tưởng từ trước, thực hiện kỹ càng và “để dành” ra mắt đúng ngày đầu năm như một món quà gửi tặng những người yêu mến mình. Cả 2 ca khúc được Hiền Thục phát hành có giai điệu êm đềm, đúng với phong cách của nữ ca sĩ trong mắt người hâm mộ. Sản phẩm có sự xuất hiện đặc biệt của Bờm - chú chó nhỏ là người bạn đồng hành của giọng ca 8X. Thông qua MV, Hiền Thục mong muốn giới thiệu đến công chúng vẻ đẹp của đất nước. “Dù chỉ là cánh rừng thông, biển hoa vàng hay đơn giản là biển xanh, cát trắng nhưng đều thấm phong vị riêng mà chỉ ở Việt Nam mới có… Đây là điều mà Hiền Thục muốn nhắn gửi tới những khán giả của mình”, nữ ca sĩ nhấn mạnh.Với MV Sau này, nữ ca sĩ lột tả những cảnh đẹp tại hòn đảo Phú Quý. Bên cạnh những cung đường thoáng đãng, với tiếng sóng vỗ rì rào…, cô và ê kíp còn tái hiện cuộc sống bình yên của người dân địa phương trong sản phẩm âm nhạc mới.Còn với Ngày này năm ấy, giọng ca 8X chọn Đà Lạt để ghi hình, truyền tải thông điệp: “Trong cuộc đời cần có những khoảnh khắc, những sự kiện để giúp mỗi người trưởng thành, có thêm những khoảng an yên đối mặt với tương lai rộng dài phía trước”. Hiền Thục nói lý do chọn ngày đầu năm để ra mắt MV vì mong muốn mang đến khởi đầu mới tốt đẹp cho mọi người. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm để cô bắt đầu cho một chuỗi dự án dài, là dịp để khởi sắc cho cảm xúc âm nhạc bấy lâu. Nói về việc im ắng thời gian qua, cô bày tỏ: "Tôi vẫn đi hát, vì hát là lẽ sống, chỉ là tôi chọn bình lặng hơn...".
Trao 73 triệu đồng cho 3 anh em mồ côi
Chia sẻ kinh nghiệm vì sao giá bán và chất lượng sầu riêng của Thái Lan luôn ổn định, đại diện Hiệp hội Sầu riêng Thái Lan tại TP.HCM cho biết: "Người Thái Lan rất chuyên nghiệp trong việc thu hoạch, đội ngũ cắt chuẩn, nhà vườn cũng hiểu đẹp/dạt là thế nào, tạo chất lượng sầu riêng đồng đều, đủ tiêu chuẩn. Sầu riêng non, khi bị phát hiện sẽ bị phun sơn đỏ, để không có cơ hội đem đi gạt bán tiếp cho người khác. Thái Lan còn tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo bắt buộc để chủ vườn, thợ gõ, thợ cắt được học tập, được cập nhật thông tin chung về chất lượng sầu. Quyết liệt hơn, Thái Lan có một lực lượng chuyên làm nhiệm vụ đào tạo, kiểm tra và xử phạt bất kỳ cơ sở đóng gói nào có tình trạng mua bán sầu riêng non hay sượng".
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết của "cò đất" với nội dung tìm kiếm nguồn đất ở khu vực xã Ea Drơng (H.Cư M'gar, Đắk Lắk) để bán cho khách hàng vì giá đang ở mức cao.Theo ghi nhận của Thanh Niên, dọc tuyến đường liên huyện (đoạn qua xã Ea Drơng), hàng chục chiếc ô tô của các "cò đất" tập trung, đậu kín đường. Khung cảnh "nhộn nhịp" khiến cho nhiều người dân "tiếc nuối" vì không có đất bán trong lúc giá được đẩy lên cao nhiều lần. Tại các khu vực đất mặt tiền, nhiều tờ quảng cáo bán đất được "cò đất" dán lên thân cây, vẽ thông tin bán đất dưới mặt đường. Đặc biệt, có nhiều khu vực, những tờ quảng cáo rao bán đất phải "chen chúc" trên thân cây…Bà H.L. (trú tại thôn Tân Sơn, xã Ea Drơng) cho biết những ngày qua, "cò đất" tập trung về khu vực này rất đông đảo. Ban ngày, các quán cà phê dường như chật kín người, xe ô tô của giới bất động sản. "Đa số đất mặt tiền ở khu vực tôi sinh sống đã được dân bất động sản mua hết. Nhà tôi có khoảng 3.500 m2 đất nhưng vẫn đang đắn đo chưa bán vì tình hình giá đất còn lên nhanh. Có người ngỏ lời giá 120 triệu đồng/mét ngang nhưng tôi vẫn chưa bán. Chẳng biết thật hay giả...", bà L. cho hay.Ngắt ngang của trò chuyện của chúng tôi và bà L., một người đàn ông địa phương tiếp lời: "Giá đất bây giờ đã lên đến 180 triệu đồng/mét ngang. Tối đến, các "cò đất" sẽ tiếp tục đi mua đất, đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá đất ngày và đêm chênh lệch nhau khá cao". Di chuyển dọc tuyến đường "sốt đất", chúng tôi hỏi một "cò đất" về nguyên nhân giá đất tăng cao đột biến, người này trả lời: "Sắp tới, khu vực này mở khu công nghiệp nên có nhiều tiềm năng về bất động sản. Hiện, tôi đang có khoảng 20 mảnh đất ở khu vực này. Dự kiến giá sẽ tăng lên theo từng ngày. Hiện tại đã gần 200 triệu đồng/mét ngang".Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng, cho biết từ ngày 1.3 đến nay, địa phương có rất nhiều "cò đất" đến thu mua đất của người dân xung quanh khu vực trung tâm xã. Hiện tại, giới bất động sản đang bán đất "ảo", không đúng thực trạng. Ông Trường cho biết thêm, năm 2020 là đợt "sốt đất" lần 1 ở địa phương. Thời điểm này, có nhiều trường hợp người dân bị "cò đất" lấy sổ đỏ rồi biệt tích… Hiện nay, tại khu vực "sốt đất", đa số là đất của giới bất động sản bị tồn đọng trong đợt 1. Ông Trường cho biết thêm, UBND H.Cư M'gar đã chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương; quản lý đất đai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chính quyền địa phương đã có chỉ đạo quán triệt đối với cán bộ công chức, địa chính không được môi giới bất động sản. "Hầu như, đất của người dân ở địa phương đã được mua hết từ đợt 1. Bây giờ, các "cò đất" chỉ mua bán qua lại, đẩy giá "ảo" trong giới bất động sản. Ở đợt "sốt đất" lần 2, chính quyền địa phương đã và đang theo dõi nắm bắt tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền, để người dân không bị kẻ xấu trục lợi, gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tránh "tiền mất tật mang"...", ông Trường nói.