Tài tử Timothée Chalamet ký hợp đồng bảo trợ lớn
“Điều đầu tiên tôi làm sau ca phẫu thuật là nhìn xuống và nghĩ cuối cùng các bác sĩ cũng làm được. Tôi cảm thấy mình trở lại là người đàn ông thực sự”, ông MacDonald chia sẻ.Anh Nguyễn Ngọc Lương: 'Cùng đoàn kết, chung tay thổi bùng ngọn lửa tình nguyện'
Những ngày cuối năm 2024, ông Phan Hữu Lượng (83 tuổi) và hơn 10 hộ dân sống tại thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ, H.Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) thấp thỏm lo lắng sau vụ sạt lở nghiêm trọng trước nhà. Căn nhà của ông Lượng nằm hướng mặt ra bờ sông Rào Cùng, là hộ bị ảnh hưởng nặng nhất sau vụ sạt lở xảy ra đêm 28.12. Ông Lượng kể, tối 28.12, ông bất ngờ nghe tiếng nổ lớn trước nhà. Sáng hôm sau, ông phát hiện con đường đất dọc bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, ăn sâu gần đến cổng nhà ông.Đây cũng là con đường đi lại của hơn 10 hộ dân sống tại xóm Phường (thôn La Vân Thượng). Theo ghi nhận, sau sạt lở, hơn 200 m của tuyến đường đất này bị nứt toác, có đoạn trượt dài hơn 1 m, khiến người dân không thể lưu thông.Chứng kiến cảnh tượng này, ông Lượng không khỏi lo lắng. "Mấy hôm nay tôi mất ăn mất ngủ. Nếu tiếp tục xảy ra sạt lở thì căn nhà của tôi sẽ bị đổ sập, tết nhất đến nơi rồi mà như thế này thì quá khổ", ông nói.Nhiều hộ dân sống trong khu vực này mong muốn chính quyền địa phương có phương án xây kè để ngăn sạt lở ăn sâu vào nhà, đồng thời làm lại con đường để người dân thuận tiện trong việc đi lại.Có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục, ông Lê Ngọc Bảo, Chủ tịch UBND H.Quảng Điền, động viên người dân, cho biết trước mắt địa phương sẽ khắc phục tạm thời bằng cách đổ đất, đá cấp phối những đoạn bị sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông."Trước mắt, huyện sẽ chỉ đạo ban đầu tư xử lý khẩn cấp, tạo đường đi cho bà con ổn định trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán sắp tới", ông Bảo nói.Lãnh đạo H.Quảng Điền cũng sẽ báo cáo tình hình với các cấp có thẩm quyền và đề nghị thực hiện dự án xây kè kiên cố chống sạt lở.
Nỗ lực đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025
Tập 117 Mái ấm gia đình Việt vừa lên sóng với sự dẫn dắt của MC Thanh Thảo, cùng sự góp mặt của vận động viên Châu Tuyết Vân, ca sĩ Anh Thi và ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân. Trong chương trình, dàn khách mời cùng hợp sức hỗ trợ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn gồm Dương Công Bảo Khánh (11 tuổi), Nguyễn Thị Tuyết Nhung (11 tuổi) và Ngô Anh Phương (10 tuổi). Trong vòng 2 phút của phần thi phụ, Châu Tuyết Vân cùng các đồng đội phải vượt qua thử thách vận chuyển, lót gạch men. Màn hóa thân thành “thợ hồ” khi vừa chuyển gạch, vừa xây đường của 3 khách mời cùng sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả bất chấp mưa to khiến cho không khí buổi ghi hình thêm phần sôi động. Ở phần thi chính, 3 nghệ sĩ khách mời lần lượt phối hợp với các em nhỏ để vượt qua thử thách ném bóng liên hoàn. Theo đó, người chơi lấy bóng ở vạch xuất phát, chui qua các khung tròn làm từ ống nhựa và nhảy qua các chướng ngại vật để đến được vị trí ném bóng. Dù gặp khó khăn trong quá trình làm nhiệm vụ song các khách mời đã nỗ lực với mong muốn mang lại tiền thưởng giá trị cho các em nhỏ. Trải qua các vòng thi, gia đình em Ngô Anh Phương nhận về giải thưởng 15 triệu đồng. Gia đình em Nguyễn Thị Tuyết Nhung về nhì, nhận được 20 triệu đồng. Còn gia đình em Dương Công Bảo Khánh tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được 3 bảng logo với tiền thưởng 60 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen.MC Thanh Thảo tặng bé Anh Phương 10 triệu đồng và hỗ trợ học phí đến hết lớp 12 cho bé Tuyết Nhung. Trong khi đó, vận động viên Châu Tuyết Vân cũng tặng gia đình bé Anh Phương 10 triệu đồng và tặng gia đình bé Tuyết Nhung thêm 5 triệu đồng. Ca sĩ Anh Thi trích 10 triệu đồng tiền túi để tặng cho hai mẹ con bé Bảo Khánh. Cộng đồng người hâm mộ của ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân dành tặng mỗi gia đình 3 triệu đồng. Như vậy, với sự hỗ trợ của vận động viên Châu Tuyết Vân, ca sĩ Anh Thi và ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân cùng sự cố gắng hết mình của ba gia đình đã mang về tổng giải thưởng 95 triệu đồng, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Hôm 10.1, Viện KSND TP.HCM ra quyết định kháng nghị yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án (THA) dân sự TP.HCM ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định thu hơn 78 tỉ đồng. Kháng nghị còn yêu cầu Cục trưởng chỉ đạo chấp hành viên thực hiện ngay việc thu phí THA, và số tiền còn lại sau thu phí chuyển cho Công ty Sen Việt để xử lý theo quy định của bản án; đồng thời làm rõ trách nhiệm của chấp hành viên (nếu có).Trước đó, hồi tháng 11.2020, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án tham ô xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng NN-PTNT VN (Công ty ALC II). Tòa tuyên: "Toàn bộ số tiền mà Công ty ALC II được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Sen Việt (gọi tắt Công ty Sen Việt). Đây là công ty quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản đối với Công ty ALC II để xử lý theo quy định của pháp luật".Ngoài ra, liên quan đến vụ án này, tòa án còn tuyên phạt 2 án tử hình đối với Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc Công ty ALC II) và Đặng Văn Hai (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH xây dựng - thương mại Quang Vinh)…Quá trình tổ chức thi hành bản án, Cục THA dân sự TP.HCM đã ra nhiều quyết định THA chủ động. Trong đó có quyết định THA chủ động vào tháng 3.2021, buộc ông Lê Đoàn Tám hoàn trả 75 tỉ đồng cho Công ty ALC II để đảm bảo cho việc thi hành trách nhiệm bồi thường của bị cáo Vũ Quốc Hảo. Khoản tiền này sẽ được cấn trừ vào nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Hảo.Tháng 10.2024, ông Tám nộp 75 tỉ đồng và Công ty Hàm Rồng đã nộp hơn 3,4 tỉ đồng, tổng cộng hơn 78 tỉ đồng cho Cục THA dân sự TP.HCM. Ngay sau đó, Công ty Sen Việt có đơn đề nghị chuyển hơn 78 tỉ đồng vào tài khoản của công ty này theo như bản án phúc thẩm của TAND cấp cao.Tuy nhiên, yêu cầu của Công ty Sen Việt không được Cục THA dân sự TP.HCM chấp nhận, lý do là còn phải thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM. Trước đó, căn cứ vào điều 121 luật Phá sản, chấp hành viên đã ra văn bản vào năm 2018 với nội dung: "Yêu cầu Công ty Sen Việt thực hiện việc thanh lý tài sản của Công ty ALC II theo quy định của luật này. Sau 2 năm kể từ ngày nhận được văn bản này, nếu Công ty Sen Việt không thực hiện được thì phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao cho Cục THA dân sự TP.HCM xử lý, thanh lý tài sản theo khoản 4 điều 121 luật Phá sản…".Kháng nghị của Viện KSND TP.HCM cho rằng, theo bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM và bản án sơ thẩm năm 2019 của TAND TP.HCM đều giao khoản tiền bồi hoàn cho Công ty Sen Việt. Đây không phải tài sản đưa ra thanh lý theo quy định tại khoản 2 điều 121 luật Phá sản.Cả 2 bản án đều xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với tư cách đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt nhận số tiền bồi thường của Công ty ALC II là thực hiện việc quản lý tài sản chứ không phải thanh lý tài sản như cách hiểu và áp dụng pháp luật của chấp hành viên.Theo kháng nghị, bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với vai trò đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Do Công ty ALC II phá sản nên tòa đã tuyên toàn bộ số tiền mà công ty này được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty Sen Việt để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật chứ không phải thanh lý.Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 điều 127 luật Phá sản năm 2014, việc ông Lê Đoàn Tám bồi thường cho Công ty ALC II và khoản tiền Công ty Hàm Rồng tự nguyện thi hành được xem là tài sản doanh nghiệp chưa chia sau khi có quyết định tuyên bố phá sản. Thẩm quyền phân chia tài sản này là TAND TP.HCM đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt sẽ căn cứ khoản 2 điều 114 luật Phá sản để báo cáo TAND TP.HCM giải quyết phá sản xử lý tài sản thu được…Theo quy định tại khoản 3, điều 127 luật Phá sản năm 2014, Cục THA dân sự TP.HCM chỉ được quyền phân chia theo quyết định của TAND đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Do đó, việc chấp hành viên căn cứ khoản 4 điều 121 luật Phá sản cho rằng hết thời hạn 2 năm thanh lý tài sản của Công ty Sen Việt để ban hành quyết định giữ hơn 75 tỉ đồng là thi hành trái nội dung bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM.Cũng theo Viện KSND TP.HCM, việc làm này là "không đúng thẩm quyền xử lý, vi phạm quy định tại khoản 2 điều 114 luật Phá sản năm 2014". Đồng thời áp dụng không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan, vi phạm khoản 2 điều 20 luật THA dân sự.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó cục trưởng Cục THA dân sự TP.HCM, cho biết sau khi có quyết định kháng nghị, nhận thấy vụ việc phức tạp, quan điểm của cơ quan này và Viện KSND TP.HCM còn có sự khác nhau, trái chiều. Do đó, để giải quyết dứt điểm vụ việc, nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, Cục THA dân sự TP.HCM đã mời lãnh đạo Viện KSND TP.HCM và TAND TP.HCM họp để trao đổi, thống nhất hướng giải quyết.Tại cuộc họp liên ngành hôm 21.1 đã kết luận: "Vụ việc có nội dung liên quan đến quy định pháp luật chưa cụ thể, liên ngành chưa thống nhất, còn nhiều ý kiến khác nhau. Cục THA dân sự TP.HCM còn khó khăn, vướng mắc khi xử lý số tiền đã thu giữ được của Công ty ALC II. Liên ngành thống nhất đề nghị Cục THA dân sự TP.HCM có văn bản báo cáo và xin hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục THA dân sự để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trước khi xử lý tài sản".Vì thế, hiện nay Cục THA dân sự TP.HCM đã báo cáo, đề nghị Tổng cục THA dân sự xem xét, hướng dẫn nghiệp vụ để có cơ sở xử lý đối với số tiền đã thu giữ nêu trên.Cũng theo ông Hà, tại thời điểm chấp hành viên ban hành quyết định về việc thu giữ tiền của người phải THA (Công ty ALC II) thì Cục THA dân sự TP.HCM đang thụ lý thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM.Theo đó, tài sản của Công ty ALC II được phân chia theo thứ tự sau: chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động với người lao động; nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán cho chủ nợ. Theo danh sách chủ nợ thì Công ty ALC II có nghĩa vụ thanh toán cho 114 cá nhân, tổ chức với tổng số tiền hơn 10.167 tỉ đồng và hơn 8,5 triệu USD.Vì thế, lãnh đạo Cục THA dân sự TP.HCM khẳng định rằng việc thu giữ số tiền trên là đúng. Mục đích để đảm bảo thi hành quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan này không có cơ sở để xem xét, giải quyết đề nghị của Công ty Sen Việt.
Cách tắt các ứng dụng Android chạy ngầm 'ngốn' dữ liệu di động
Ngày 22.2, tại H.Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái - giai đoạn 2. Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận Phạm Văn Hậu; Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam; Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Bộ Công thương, Cơ quan phát triển Pháp (AfD)... tới dự.Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án thuộc Công trình năng lượng, nhóm A, cấp đặc biệt, được xây dựng tại H.Bác Ái và H.Ninh Sơn. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỉ đồng, được thu xếp từ vốn vay và vốn của EVN.Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái là công trình thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại VN có quy mô 4 tổ máy với công nghệ tích hợp 2 chiều tua bin - bom, máy phát điện - động cơ với tổng công suất lắp máy là 1.200 MW.Nhà máy này có nhiệm vụ phát điện phủ đỉnh với công suất lớn nhất 1.200 MW lên hệ thống điện quốc gia vào giờ cao điểm, bơm nước từ hồ dưới là hồ thủy lợi Sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm; góp phần làm phẳng biểu đồ phụ tải cho hệ thống điện với số giờ phát điện phủ đỉnh hàng ngày tối đa là 7 giờ. Công trình này còn có nhiệm vụ điều tần, chạy bù công suất và dự phòng quay cho hệ thống điện.Theo EVN, khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận tập trung cao nhiều dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) và tương lai có thêm các nhà máy điện hạt nhân, hoạt động của Thủy điện tích năng Bác Ái sẽ góp phần điều tiết công suất và ổn định nguồn điện khu vực.Cũng theo EVN, dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất, cụm công trình cửa xả nằm sâu trong lòng hồ thủy lợi Sông Cái đã được EVN triển khai thi công xây dựng từ tháng 1.2020, nghiệm thu hoàn thành vào tháng 3.2021, bảo đảm hoàn thành trước khi tích nước hồ sông Cái. Giai đoạn 2, dự án thi công công trình chính đảm bảo tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 12.2029; hoàn thành toàn bộ dự án năm 2030.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, cho rằng Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Vì vậy, Dự án thủy điện tích năng Bác Ái có vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, giúp ổn định hệ thống, điều tần, là công cụ giúp điều độ hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn tin cậy trong bối cảnh hệ thống công suất lắp đặt của các nhà máy năng lượng sạch đang tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thiểu phát thải. Nhà máy thủy điện Bác Ái sẽ bơm nước từ hồ sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm và phát lên hệ thống lưới điện quốc gia vào giờ cao điểm, vì vậy được xem như là một hệ thống tích trữ năng lượng lớn và hết sức có ý nghĩa khi được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2029 - 2030.Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cùng với 2 dự án điện hạt nhân, Dự án Nhà máy thủy điện Bác Ái khi được đưa vào khai thác sẽ biến Ninh Thuận là trung tâm điện sạch lớn nhất VN, thậm chí là lớn nhất khu vực Đông Nam Á."EVN cam kết chỉ đạo, phối hợp tốt với nhà thầu và các đơn vị tư vấn trên công trường để xây dựng công trình thủy điện tích năng Bác Ái bảo đảm chất lượng, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường và hoàn thành đúng tiến độ", ông Tuấn nói.Dịp này, EVN và liên danh các nhà thầu đã tặng tỉnh Ninh Thuận 1 tỉ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa nhà tạm cho người nghèo.