Tiền thưởng tết có phải đóng thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội không?
Qua quyển sách đầu tay của mình, tác giả có quan sát khá thú vị đó là người Việt biết và nói tốt tiếng Anh hơn họ nghĩ, vấn đề là họ không biết làm thế nào để biến những từ vựng trong đầu mình thành lời nói. Do đó, sách được viết ra là để thực hành và... thực hành liên tục! Bởi theo tác giả, muốn giỏi kỹ năng nào, người học phải trau dồi kỹ năng đó liên tục.Quảng Ngãi tổ chức giải chạy marathon với 2.000 vận động viên tham gia
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Nắng nóng gay gắt quay trở lại Nam bộ, kéo dài thêm 3 tháng tới
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái "10 điểm cho anh trai tinh ý. Nhớ chỉ các cháu điểm mù xe lớn khi đi đường nghe mọi người". Theo đoạn clip, bé gái đi xe đạp sát bên chiếc xe tải, người đàn ông ở trong quán cà phê thấy liền đi ra chỉ bé đi lên phía trước. Bé gái đang chuẩn bị lên xe đạp, xe tải cũng bắt đầu di chuyển. Thấy tình huống nguy hiểm, xe tải có thể chạm xe đạp của bé gái, người này đi lên theo, giơ tay ra tín hiệu để tài xế xe tải dừng lại kịp thời. Sau khi bé gái di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm, người đàn ông ngỏ ý cảm ơn đồng thời thông báo để tài xế xe tải biết và tiếp tục di chuyển. Vụ việc xảy ra khoảng 6 giờ 16 phút ngày 27.12. Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự quan tâm, bình luận của dân mạng. Ai nấy đều cho rằng đó là tình huống nguy hiểm, người đàn ông đã tinh ý giúp đỡ để bé gái được an toàn. Tài khoản Lê Tý bình luận: "Nhìn vậy chứ nguy hiểm lắm, vào điểm mù xe tải của ô tô rồi đó". Nick name Chấn Quang chia sẻ: "Tình huống trông bình thường vậy chứ rất nguy hiểm đấy, sai một ly đi luôn một dặm. Bạn Vương Linh viết: "Anh trai quá xuất sắc, chúc anh và gia đình luôn mạnh khỏe, bình an". Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, anh Nguyễn Tấn Hưng (31 tuổi) là người cứu bé gái. Anh cho biết vụ việc diễn ra ở trước quán cà phê của anh ở H.Mộ Đức, Quảng Ngãi. Khi để ý thấy bé gái sắp vào điểm mù xe tải nên đến hướng dẫn bé đi qua. "Tôi hướng dẫn bé đi lên phía trước nhưng bé dừng gần xe quá nên bác tài không thấy. Lúc đó, tôi thấy bác tài chuẩn bị xuất phát nên giơ tay ra tín hiệu có chướng ngại vật phía trước. Tôi đoán bé gái học cấp 1, thời gian gấp rút quá nên sau đó không kịp giải thích điểm mù xe tải với bé gái. Đó là lương tâm của bản thân, phải làm cách nào để va chạm không xảy ra, lúc đó không nghĩ gì nhiều hết", anh Hưng nói. Cũng theo anh Hưng, trước đây anh có lái xe 7 chỗ, gặp tình huống đó biết nguy hiểm có thể xảy ra. Nơi anh buôn bán gần đường quốc lộ, có nhiều phương tiện qua lại. Anh đăng clip lên mạng xã hội để phụ huynh biết điểm mù và hướng dẫn các con tránh gặp trường hợp nguy hiểm. Cách đây không lâu, anh Vũ Tiến Anh (34 tuổi, ở TP.Hòa Bình) cũng có hành động tương tự khi cứu bé trai tránh điểm mù xe tải. Anh cho biết, thời điểm đó anh đi đón con học cùng trường với bé trai trong clip. Lúc đi đổ xăng thấy bé trai đi gần xe tải nên quyết định kéo bé lại."Lúc đầu bé trai đi ngược chiều rồi mới tạt qua đi gần xe tải, clip đăng trên mạng xã hội họ đã cắt ngắn. Tôi chủ động nên không sợ bé giật mình bị ngã, tài xế xe tải có bảo thấy tôi kéo lại nên mới yên tâm đi. Bé trai đi ngược chiều nên tài xế không thấy, cháu hơn con tôi 1 tuổi. Kéo bé xong, tôi định quát nhưng sợ bé hoảng nên không dám quát nữa, cháu có nói xe bị mất phanh (mất thắng - PV)", anh Tiến Anh bày tỏ.
Quy chế mới quy định: "Tuyển sinh THCS được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Tiêu chí xét tuyển do Sở GD-ĐT hướng dẫn cụ thể, bảo đảm thực hiện việc xét tuyển công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.Đối với trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THCS thuộc đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, tiêu chí xét tuyển do đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lý hướng dẫn hoặc thực hiện theo hướng dẫn của sở GD-ĐT nơi trường đặt trụ sở".Theo Bộ GD-ĐT, sẽ chỉ còn phương thức duy nhất là xét tuyển vào lớp 6 THCS, điều này áp dụng cho cả trường công lập và tư thục. Trước đó, năm 2015, Bộ GD-ĐT quy định "cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức". Sau 3 năm thực hiện, nhiều bất cập nảy sinh. Đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội có các trường chất lượng cao, hệ THCS trong trường chuyên… không tuyển sinh theo tuyến mà chọn lọc đầu vào nên phải sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng nhận giải các cuộc thi ở cấp tiểu học, xét học bạ "toàn 10".Điều này dẫn tới những tiêu cực, bất công bằng trong xét tuyển, thậm chí phải "chạy" học bạ đẹp, học sinh tốn kém tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để có chứng nhận đoạt giải…Năm 2018, sau 3 năm thực hiện việc xét tuyển như trên, Bộ GD-ĐT sửa quy chế, cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6 đối với một số trường "đặc thù".Ngoài quy định "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển", từ năm 2018, Bộ GD-ĐT sửa Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT bổ sung như sau: "Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở giáo dục - đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh".Năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các địa phương như Hà Nội, TP.HCM dừng tuyển sinh hệ THCS trong trường THPT chuyên vì luật Giáo dục không cho phép tồn tại trường THCS chuyên. Thông tư quy định về hoạt động của trường chuyên cũng nêu rõ bỏ hệ không chuyên trong trường chuyên. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, khối THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) và khối THCS của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đã phải dừng tuyển sinh từ năm 2024. Đây cũng là những trường tổ chức thi tuyển vào lớp 6 rất căng thẳng với mức độ cạnh tranh gay gắt.Dù vậy, tại Hà Nội vẫn còn khá nhiều trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 bằng hình thức thi tuyển, kiểm tra như: THCS Nguyễn Tất Thành, THCS Ngoại ngữ, THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân, THCS Nam Từ Liêm, THCS Lê Lợi,...Bên cạnh đó, hàng loạt trường THCS tư thục ở Hà Nội lâu nay đều tổ chức thi để tuyển sinh vào lớp 6 do không tuyển sinh theo tuyến, số lượng dự tuyển lớn hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh…Tại TP.HCM, cũng có nhiều trường đang áp dụng hình thức thi tuyển vào lớp 6, bao gồm cả trường công lập và tư thục.Bộ GD-ĐT cho rằng, quy chế thay đổi theo hướng không gây áp lực tốn kém cho phụ huynh, học sinh và xã hội. Có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng. Ngoài ra, phương thức tuyển sinh cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ; phù hợp với xu thế đổi mới.Vì vậy, Bộ GD-ĐT mong các sở GD-ĐT sớm có hướng dẫn tiêu chí xét tuyển theo hướng thúc đẩy phát triển giáo dục toàn diện chứ không chỉ dựa vào kết quả học tập ở cấp tiểu học để tuyển sinh lớp 6.
Nhận định Liverpool vs Newcastle (18g30 đêm nay 24.4): 'Chích chòe' khó sống sót ở Anfield
Môn bóng đá lúc nào cũng có cổ động viên đông nhất