Nhận định Barcelona vs Valladolid (2 giờ sáng mai 6.4): Ngôi đầu bảng quá gần Barca
Một lý do quan trọng, theo lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nhu cầu tiêu thụ thịt gà hiện nay đang giảm sút do kinh tế khó khăn, các bếp ăn công nghiệp chưa lấp đầy công suất, tình hình hoạt động của nhà hàng, quán nhậu cũng èo uột vì người dân giảm tiêu thụ bia, trong khi đó nguồn cung thịt gà lại quá dồi dào. Đặc biệt, hiện vào mùa hè, mùa tiêu thụ thấp điểm trong năm, nên giá bán càng khó phục hồi hơn. Từ cuối tháng 4 đến nay, giá gà công nghiệp duy trì mức thấp kéo dài. Cụ thể, gà công nghiệp thu mua tại Vĩnh Long ở mức 30.000 đồng/kg, giảm 8.000 đồng/kg so với tháng 3. Tại Đồng Nai, giá gà công nghiệp rớt xuống mức 25.800 đồng/kg.Man City đạt thỏa thuận mua tiền đạo Erling Haaland và trả lương cực khủng
Sau Em và Trịnh, Công tử Bạc Liêu, Phạm Nguyễn Lan Thy tiếp tục có một vai diễn ấn tượng trong series Tiệm ăn của quỷ. Đây là dự án kinh dị do Hàm Trần làm đạo diễn, đang gây sốt trên Netflix những ngày qua. Khác với hình ảnh ngọt ngào, nữ tính thường thấy, ở tác phẩm lần này, người đẹp sinh năm 1998 gây chú ý với vẻ ngoài cá tính, nổi loạn. Chính điều đó khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi xem phim. Trong Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy vào vai Vy - một bartender cá tính tại quán rượu. Cô xuất hiện với hình tượng cá tính, hình xăm phủ kín người và có những phân đoạn táo bạo với bạn diễn nam. Chia sẻ với chúng tôi, Lan Thy tiết lộ từ lâu, cô đã mong chờ một vai diễn khác biệt với hình ảnh trước đó. Và tác phẩm của đạo diễn Hàm Trần đến như một cơ hội để cô mang đến những điều mới mẻ cho khán giả nên nhận lời casting tham gia. Tuy nhiên, cá tính đặc biệt của nhân vật cũng khiến Lan Thy gặp không ít khó khăn khi nhập vai. Cô tâm sự: “Tôi không nghĩ vai diễn này mạnh mẽ, cá tính đến mức như vậy. Điều đó đòi hỏi tôi phải làm việc kỹ với đạo diễn trong quá trình quay phim”. Tham gia Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy không ngại hình tượng trước đó bị ảnh hưởng. Cô nói: “Hình ảnh “nàng thơ” đã gắn liền với tôi suốt 4 năm trời. Tôi nghĩ đã đến thời điểm bản thân mình trải nghiệm nhiều hơn trong phim ảnh, với nhiều nhân vật khác nhau. May mắn trong hành trình đó tôi đã tìm kiếm được”. Một trong những chi tiết gây chú ý trong phim là phân đoạn tình cảm của Lan Thy và bạn diễn nam. Nhiều người bất ngờ trước độ “táo bạo” của nữ diễn viên. Khi chia sẻ về cảnh quay này, người đẹp 9X cho biết ban đầu, cô có chút ngại ngùng. Lan Thy chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ áp lực cũng là điều tốt để tôi giải quyết vấn đề. Trong quá trình quay cảnh này, áp lực về thời gian rất nhiều nên tôi phải làm tâm lý, dẹp sự ngại ngùng qua một bên. Cảnh đó tôi và bạn diễn thực hiện cũng nhanh lắm vì mọi người đã tạo điều kiện hết mức để hai đứa thoải mái rồi. Lúc đó 2-3 giờ sáng nên áp lực thời gian rất cao”.Người đẹp 9X cho biết gia đình cô chưa xem phim này. Riêng một người cô của nữ diễn viên đã theo dõi và dành lời khen cho màn “lột xác” táo bạo của cháu gái. Trong thời gian tới, Lan Thy dự định tổ chức một buổi xem phim nho nhỏ cho người thân. Cô chia sẻ: “Tôi đoán khi xem xong phim này ba mẹ cũng sẽ hơi sốc”. Về ý kiến của cư dân mạng, hot girl sinh năm 1998 chia sẻ: “Tôi có xem nhận xét của mọi người vì đã lâu rồi bản thân mới có sản phẩm ra mắt khán giả nên cũng tò mò. Tôi đọc hết và xem những lời nhận xét là bài học kinh nghiệm cũng như tiếp thêm động lực trong chặng đường làm nghề. Tôi là diễn viên mới nên cũng hiểu những khuyết điểm của bản thân và ngày một cải thiện hơn để đi đường dài trong công việc này”.
Những ngành học nào đang 'nóng' trong mùa tuyển sinh năm nay?
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27 tháng 1 năm 2025, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đánh chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Tìm trợ lý giỏi cho HLV đội tuyển Việt Nam Kim Sang-sik, ê kíp lên đến 12 người
Trong livestream trên trang cá nhân, nghệ sĩ cải lương Ngân Tuấn tiết lộ trước đó, anh lên ý tưởng tổ chức đêm nhạc tưởng nhớ cố nghệ sĩ Vũ Linh với tên gọi Nhớ về anh, mời các nghệ sĩ cùng tham gia. Tuy nhiên khi thông tin này được chia sẻ, một số người bình luận trái chiều, cho rằng Ngân Tuấn lợi dụng hình ảnh đàn anh vì không để gia đình cố nghệ sĩ Vũ Linh tổ chức. Điều đó khiến giọng ca cải lương không khỏi buồn lòng. Nói về thông tin tiêu cực này, nghệ sĩ Ngân Tuấn khẳng định những điều anh muốn làm xuất phát từ tấm lòng, tình cảm dành cho giọng ca Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. “Tôi muốn anh Năm (tên gọi thân mật của nghệ sĩ Vũ Linh) được khán giả nhớ mãi. Mời anh em đến đêm diễn đó, tôi tự bỏ tiền túi để phát lương cho anh em nghệ sĩ, và đem doanh thu làm từ thiện, hồi hướng công đức cho anh Năm”. Trước những thông tin tiêu cực, nghệ sĩ Ngân Tuấn nói ông buồn lòng nhưng cố gắng vượt qua. “Tôi làm từ cái tâm, nhưng chắc là chưa đủ duyên. Qua livestream này, tôi xin phép ngưng chương trình lại. Xin cáo lỗi cùng khán giả”, anh bày tỏ. Thời gian qua, thông tin về đám cưới của Trọng Lân - nam diễn viên quen mặt với khán giả khi góp mặt trong các dự án phim như Quỳnh búp bê, Người phán xử… nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Mới đây, chính “trai hư” của VFC cũng đã chia sẻ loạt hình ảnh trong lễ ăn hỏi, đồng thời gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và khán giả đã dành sự yêu thương cho anh và người bạn đời.Trọng Lân chia sẻ thêm: “Dù mới chỉ là đám hỏi nhưng tình cảm của mọi người đã khiến ngày hôm đó trở nên thật đặc biệt và ý nghĩa. Vì bận lịch quay phim nên đám cưới chính thức sẽ tổ chức vào năm sau. Mong mọi người tiếp tục yêu thương và chúc phúc cho hai vợ chồng mình”. Được biết người bạn đời của Trọng Lân tên Huyền Trang, là một streamer. Cô sinh năm 1999, gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào, được nhận xét là xứng đôi khi đứng cạnh diễn viên Người phán xử. Trước đó, cặp đôi trải qua quãng thời gian hẹn hò kín tiếng. Chia sẻ về lễ ăn hỏi, Huyền Trang bày tỏ: “Em cũng không biết lý do nào để anh chọn một người con gái nhiều thiếu sót như em, nhưng em biết em chọn anh là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời này”. Theo số liệu tham khảo trên Box Office Vietnam, phim điện ảnh Nhà gia tiên của đạo diễn Huỳnh Lập đã vượt ngưỡng 150 tỉ đồng sau vài ngày công chiếu. Tác phẩm do Phương Mỹ Chi đóng chính được dự đoán sẽ tiếp tục tăng về mặt doanh thu, đặc biệt là trong 3 ngày cuối tuần. Những ngày qua, Nhà gia tiên liên tục dẫn đầu phòng vé và dường như áp đảo so với các tác phẩm còn lại. Tính riêng hôm 28.2, tác phẩm do Huỳnh Lập làm đạo diễn thu về hơn 6,6 tỉ đồng với hơn 80.000 vé bán ra. Nhà gia tiên là dự án đánh dấu màn chạm ngõ điện ảnh của Phương Mỹ Chi. Để tập trung cho vai diễn Mỹ Tiên trong phim, giọng ca 10X kể đã từ chối các show diễn trong vòng một tháng. Bù lại, cô thấy mình học hỏi được nhiều điều trong quá trình làm việc chung với các tiền bối. "Cát sê không phải là yếu tố quan trọng của tôi khi tham gia phim. Tôi chỉ quan tâm kịch bản có phù hợp và lịch trình đi học có sắp xếp được hay không", á quân Giọng hát Việt nhí bày tỏ. Trong chương trình Đời rất đẹp, cascadeur Lữ Đắc Long gây chú ý khi kể lại khoảnh khắc sinh tử khi mắc Covid-19. Anh nhớ lại: “Nghe tôi bệnh, Quyền Linh ngồi ngoài khóc, nói với tôi: “Tôi thề với ông, tôi sẽ ráng giúp, tôi sẽ kêu gọi bạn bè, tôi sẽ cho ông thở riêng”. Mẹ của Lý Hùng gọi điện năn nỉ giúp tôi. Phòng đó là phòng cấp cứu, ai cận kề cái chết mới hiểu sự sống mong manh”.Trong quá trình điều trị bệnh, một tình huống khiến anh Lữ Đắc Long “khắc cốt ghi tâm” chính là khoảnh khắc đạo diễn Xuân Phước động viên bằng một bài đăng trên mạng xã hội. Từ đó, loạt nghệ sĩ động viên và gửi tiền. “Tự nhiên tôi mở mắt ra, thấy tài khoản tăng lên một trăm mấy chục triệu, sau đó tôi dùng tiền này phát cho người nghèo, những nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn ngay trong đêm”, anh kể.Trở về từ cuộc chiến “tử thần”, anh Lữ Đắc Long thôi thúc bản thân cần hành động để trả ơn đời. Anh nói: “Lúc đó, tôi lập đoàn phóng sự vào bệnh viện, quay cảnh bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân. Tôi chụp hình, quay phim và viết bài”.