Trường quốc tế AISVN: Phụ huynh góp 20 tỉ đồng, khi nào học sinh trở lại trường?
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.Sinh viên Đông Nam Á ngày càng ưa chuộng điểm đến du học ở châu Á
Như một phần trong thỏa thuận đối tác dài hạn, Siemens cũng sẽ cung cấp một hợp đồng thực hiện và giám sát trong vòng 5 năm, kết nối các nhà máy sản xuất với hệ thống của Siemens và sử dụng dịch vụ dữ liệu để giám sát từ xa các cơ sở sản xuất, đảm bảo rằng giải pháp tốt nhất được vận hành vào mọi thời điểm.
3 dấu hiệu giúp nàng nhận biết chuẩn xác kem dưỡng trắng da không an toàn
Những người đàn ông mắc bệnh Peyronie thường có dương vật bị cong bất thường, tức là nó có thể cong lên hoặc xuống hoặc cong sang một bên
Trong bối cảnh xe điện ngày càng phổ biến, các thương hiệu đến từ Trung Quốc lại phát triển với tốc độ chóng mặt, Tesla dù là "kẻ mở đường" nhưng hiện nay đang đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn. Đặc biệt trong cuộc chiến về giá bán. Bởi với điểm tựa từ thị trường nội địa, xe điện Trung Quốc có nhiều ưu thế để mở rộng dây chuyền sản xuất, nhờ đó hạ thấp giá thành sản phẩm.Để ứng biến với thực tế này, "gã khổng lồ" xe điện Tesla mới đây rục rịch lên kế hoạch về việc phát triển thêm mẫu mã, trong đó ưu tiên việc cho ra đời một sản phẩm với giá thành "phải chăng" hơn so với những mẫu xe đã có trong danh mục hiện tại như Model 3, Model Y, Model S, Model X hay Cybertruck.Hãng xe điện đến từ Mỹ chưa tiết lộ thông tin cụ thể về tên xe cũng như các thông số kích thước, kỹ thuật hay mức giá. Tuy nhiên, Tesla thông báo đang đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí sản xuất nhằm đưa ra thị trường các mẫu xe có giá thành thấp hơn nữa. Báo cáo mới đây của hãng cho biết, trong quý 4/2024, giá vốn hàng bán của Tesla đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, dưới 35.000 USD/xe, nhờ vào việc giá nguyên vật liệu giảm. Đây là điều tích cực và là cơ sở để hãng tính toán đến việc sản xuất những mẫu xe mới có giá bán hợp lý hơn.Đáng chú ý, trước đây từng có nhiều thông tin khẳng định rằng "gã khổng lồ" xe điện Mỹ đã từ bỏ kế hoạch phát triển mẫu xe giá rẻ Model 2 (mẫu xe hướng đến thị trường phổ thông). Tuy nhiên, có vẻ như với tình hình hiện tại, trước sức ép cạnh tranh gắt gao từ xe điện Trung Quốc và một số thương hiệu châu Âu như BMW hay Volkswagen, Tesla dường như đã thay đổi quyết định và cân nhắc khởi động lại kế hoạch cũ, nhằm duy trì vị thế.Hiện tại, hãng xe Mỹ cũng chưa tiết lộ thời điểm chính xác tung sản phẩm mới ra thị trường. Tuy nhiên, theo thông tin hé lộ, "tân binh" nhà Tesla nhiều khả năng sẽ xuất hiện trong nửa đầu năm 2025.Bên cạnh phát triển thêm sản phẩm để tăng tính cạnh tranh, duy trì vị thế hiện tại; hãng xe Mỹ cũng tiếp tục chiến lược đầu tư, phát triển tương lai khi công bố sẽ bắt đầu thử nghiệm dịch vụ gọi xe tự hành vào tháng 6.2025 tại Austin, Texas (Mỹ). Đồng thời, thử nghiệm phần mềm Full Self-Driving (FSD) - tính năng hỗ trợ lái xe tiên tiến của mình, tại các bang khác như California trong năm nay.Báo cáo bán hàng mới nhất cho thấy, doanh số Tesla đã hồi phục tốt trong hai quý gần nhất. quý 4/2024, hãng đã bán tổng cộng 495.570 xe, cao hơn mức kỷ lục vừa đạt được trong quý 3 (462.890 xe). Tuy nhiên, kết thúc năm 2024, "gã khổng lồ" này chỉ ghi nhận doanh số tổng trên toàn cầu ở mức 1.789.226 xe, giảm so với mốc 1,8 triệu xe của năm 2023.Đáng chú ý, phần lớn doanh số của Tesla hơn 1,7 đang đến từ hai mẫu xe chủ lực gồm Model Y và Model 3. Điều này đồng nghĩa với việc các mẫu Model S, Model X và Cybertruck chỉ chiếm chưa đến 5% tổng lượng xe bán ra của hãng.
Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 3: An Nhiên bắt đầu ‘tung chiêu’ với Ngân Hà
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.