Đại sứ Nhật Bản nói gì về vướng mắc kéo lùi tiến độ tuyến metro số 1?
Chiều 4.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm bộ đôi siêu lừa đảo "chạy" chấp thuận đầu tư siêu dự án bến du thuyền sông Hàn.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Nho Cầm (62 tuổi, ngụ đường Huỳnh Thúc Kháng, P.Nam Dương – nay là P.Phước Ninh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) tù chung thân, Phạm Phú Quyền (63 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) 20 năm tù, cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, năm 2018, ông Lê Bảo Khương (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Khương Lê) đọc trên báo thông tin UBND TP.Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án bến du thuyền sông Hàn khu vực cảng sông Hàn (đường Bạch Đằng, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu).Công ty Khương Lê muốn đầu tư siêu dự án này nên nhờ nhiều người giới thiệu và gặp Phạm Phú Quyền. Mặc dù Quyền không có thẩm quyền, không có các mối quan hệ để "chạy" quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư bến du thuyền cho Công ty Khương Lê, nhưng Quyền vẫn "nổ", cam kết có thể giải quyết.Quyền cũng biết Nguyễn Nho Cầm thuộc diện "tay không bắt giặc", không thể lấy dự án của UBND TP.Đà Nẵng, nhưng cả hai vẫn thông đồng lừa đảo ông Lê Bảo Khương.Quyền hướng dẫn ông này làm công văn đề xuất khai thác dự án bến du thuyền - nhà hàng ven sông Hàn gửi HĐND, UBND thành phố, lãnh đạo TP.Đà Nẵng, rồi Cầm gửi công văn này đến bộ phận một cửa Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.Công văn được lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng bút phê "chuyển Sở Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn", Cầm đưa công văn bút phê này cho Quyền và Quyền lợi dụng việc này, tiếp tục "nổ" với ông Khương về việc "chạy" dự án tiến triển thuận lợi.Ngày 19.12.2018, Quyền gọi ông Khương vào TP.HCM để đưa công văn này và yêu cầu ông Khương giao 2,7 tỉ đồng để giải quyết thủ tục tiếp theo.Quyền viết giấy nhận tiền, nói ông Khương về Đà Nẵng làm theo hướng dẫn của Cầm.2 ngày sau, ông Khương (đại diện Công ty Khương Lê làm bên A) và Nguyễn Nho Cầm (bên B) lập biên bản thỏa thuận về việc xin cấp quyết định chấp thuận đầu tư dự án bến du thuyền tại khu vực cảng sông Hàn. Nội dung 2 bên mở tài khoản chung, ông Khương nộp vào 20 tỉ đồng tại Phòng giao dịch Thanh Khê Ngân hàng Bản Việt. Nếu ông Khương nhận được quyết định về dự án bến du thuyền sông Hàn thì Cầm được giải ngân 20 tỉ đồng, nếu không thì tài khoản tự đưa Cầm ra khỏi đồng sở hữu tài khoản.Ngày 26.2.2019, Cầm và Quyền nói dối với ông Khương về siêu dự án sắp hoàn thành thủ tục, cần tiền để đẩy nhanh tiến độ nên ông Khương đồng ý giải ngân 20 tỉ đồng.Cầm, Quyền cam kết chậm nhất đến 30.3.2019 có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, tuy nhiên sau đó 2 bị cáo không giải quyết được giấy tờ đầu tư, không trả tiền cho ông Khương và công ty.Trước tòa, Nguyễn Nho Cầm khai sau khi nhận 20 tỉ đồng, đã đưa bị cáo Phạm Phú Quyền 2 tỉ đồng, còn lại dùng 18 tỉ đồng "chạy" các hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, bị cáo không có chứng cứ chứng minh việc chuyển tiền cho nhiều người để "chạy" giấy tờ dự án.Quá trình điều tra xác định, Cầm, Quyền đã chiếm đoạt 22,7 tỉ đồng, trong đó có 20 tỉ đồng của Công ty Khương Lê, 2,7 tỉ đồng của ông Khương. Đối với số tiền cá nhân, ông Khương không yêu cầu bồi thường và xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quyền.Gulab sharbat - giải khát mùa hè bằng nước hoa hồng tươi kiểu Iran
Khẳng định vị thế là ngân hàng nhóm đầu hệ thống về vốn điều lệ, tổng tài sản, những năm qua SHB luôn tích cực thúc đẩy dòng vốn ra nền kinh tế thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng, đặc biệt là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với lãi suất hợp lý.
Mới đi nghĩa vụ quân sự có được sử dụng điện thoại không?
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, về phía Singapore có Bộ trưởng Bộ Nhân lực Singapore Tan See Leng; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam; Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao Singapore Chia Wei Wen.Phía Việt Nam có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore Trần Phước Anh và phu nhân; cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Singapore trên cương vị Tổng Bí thư, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Singapore; thể hiện sự coi trọng thúc đẩy quan hệ với Singapore lên tầm cao mới, phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam.Chuyến thăm cũng góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, tạo cơ sở chính trị vững chắc cho quan hệ hai nước; phát huy tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, năng lượng sạch, trung tâm tài chính...Singapore là một trong những nước ASEAN đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 9.2013. Sau khi nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược, quan hệ Việt Nam - Singapore ngày càng đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả trên mọi lĩnh vực.Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Singapore đang là một trong những điểm sáng tiêu biểu trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm: năm 2021 đạt 8,3 tỉ USD; năm 2022 đạt trên 9,16 tỉ USD; năm 2023 đạt 9 tỉ USD; 10 tháng năm 2024 đạt 8,64 tỉ USD.Về đầu tư, tính đến tháng 10.2024, Singapore giữ vững vị trí dẫn đầu ASEAN, đứng thứ 2/148 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (sau Hàn Quốc), với 3.838 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 81,1 tỉ USD. Các dự án đầu tư của Singapore có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam, tập trung các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, máy điều hòa không khí.
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Đầu năm 2024 người Việt mua ô tô gầm cao gấp 3,5 lần xe sedan, hatchback
Theo TechSpot, Microsoft đang hứng chịu làn sóng phàn nàn từ người dùng sau khi các bản cập nhật Windows tháng 1.2025 gây ra hàng loạt sự cố cho thiết bị. Các vấn đề được báo cáo bao gồm lỗi kết nối USB, trục trặc trình điều khiển DAC, Bluetooth, Wi-Fi và nhiều lỗi phần mềm khác.Cụ thể, các bản cập nhật KB5049981 (Windows 10), KB5050009 (Windows 11 24H2) và KB5050021 (các phiên bản Windows 11 trước đó) được cho là nguyên nhân gây ra các lỗi trên. Mặc dù Microsoft đã thừa nhận một số vấn đề liên quan đến Open Secure Shell và Citrix, người dùng cho biết họ gặp phải nhiều lỗi hơn thế, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng hằng ngày.Một số lỗi phổ biến bao gồm:Các lỗi này xuất hiện trên cả Windows 10 và Windows 11, làm dấy lên lo ngại về chất lượng của các bản cập nhật gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh Windows 11 24H2 vẫn đang gây tranh cãi với nhiều lỗi nghiêm trọng.Microsoft khuyến cáo người dùng chưa cập nhật nên tạm thời trì hoãn việc cài đặt các bản vá này. Người dùng đã cập nhật và gặp sự cố có thể gửi phản hồi qua ứng dụng Feedback Hub hoặc thử quay lại phiên bản Windows trước đó.Sự cố lần này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát hành các bản cập nhật hệ thống. Người dùng hy vọng Microsoft sẽ sớm khắc phục các lỗi này để đảm bảo trải nghiệm ổn định và đáng tin cậy trên Windows.