Lần đầu tiên ô tô điện bán chạy hơn xe máy dầu
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 diễn ra từ ngày 9.3 - 13.3 là sự kiện trọng đại chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Sự kiện nhằm tôn vinh con người, vùng đất Buôn Ma Thuột và tiềm năng, thế mạnh của một thủ phủ cà phê, qua đó tạo dựng hình ảnh một Đắk Lắk năng động, phát triển, thực sự là "Điểm đến của cà phê thế giới".Năm nay cũng là lần thứ 7 Tập đoàn Trung Nguyên Legend được UBND tỉnh Đắk Lắk giao trọng trách phối hợp tổ chức Lễ hội đường phố. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn bùng nổ cảm xúc nhất tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột diễn ra vào chiều 10.3, tại Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột. Với quy mô hoành tráng, chương trình tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ, mang đến những màn trình diễn mãn nhãn, giàu ý nghĩa. Lễ hội đường phố không chỉ là một sự kiện văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, mà còn là sự khẳng định vị thế của Buôn Ma Thuột trong nền văn minh cà phê thế giới. Đây cũng là nỗ lực của Tập đoàn Trung Nguyên Legend góp phần hiện thực hóa quyết tâm của tỉnh Đắk Lắk đưa Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới", tôn vinh giá trị cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và khẳng định vị thế cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam trên toàn cầu.Tham dự lễ khai mạc Lễ hội đường phố có đại diện lãnh đạo Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương, địa phương, và hơn 1.500 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân trong và ngoài nước, chiến sĩ, nông dân, công nhân… Đặc biệt, sự xuất hiện của các hoa hậu, á hậu, hoa khôi nổi tiếng đã tạo nên sức hút cho chương trình như: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu, Hoa hậu Đại dương Việt Nam Thu Uyên, Hoa hậu thể thao Việt Nam 2022 Đoàn Thu Thuỷ, Người đẹp nhân ái - Top 5 Hoa hậu VN 2022 Ngọc Mai, Hoa khôi thanh lịch Hà Nội 2023 Vũ Như Quỳnh, Hoa khôi HSSV Tài năng Thanh lịch Đà Nẵng Phạm Tâm Anh Thy.Trong trang phục truyền thống của người đồng bào Tây nguyên và tà áo dài lấy cảm hứng từ những bông hoa cà phê và 3 hệ sinh thái cà phê (Ottoman, Roman, Thiền) do Hoa hậu Ngọc Hân thiết kế đã mang theo thông điệp tích cực quảng bá những giá trị đặc sắc của cà phê, văn hóa, con người nơi đây. Trong những bộ trang phục độc đáo lấy cảm hứng từ cà phê, những người đẹp này đã cùng với Trung Nguyên quảng bá cà phê ra toàn cầu, và giới thiệu một Buôn Ma Thuột huyền thoại - điểm đến của cà phê thế giới.Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu cho biết, lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là dịp lan tỏa tình yêu cà phê, tôn vinh những giá trị đặc sắc của văn hóa Tây nguyên. Chương trình cũng mang ý nghĩa tri ân dành cho những người trồng, sản xuất và chế biến cà phê đã đưa hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ra toàn cầu.Trong khi đó, Hoa hậu thể thao Việt Nam 2022 Đoàn Thu Thủy "mong tất cả mọi người đều có thể có cơ hội thưởng thức những ly cà phê Việt Nam ngon nhất, hòa mình vào những hoạt động khám phá vùng đất Tây nguyên".Tối 10.3 cùng ngày, trong lễ khai mạc, các người đẹp đã mời khách quý, công chúng, khách du lịch trong và ngoài nước trải nghiệm, thưởng thức những ly cà phê mang dấu ấn đặc sắc với cảm xúc đặc biệt ngay tại "quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới" như Discovery từng miêu tả.Các người đẹp cũng tham gia nhiều hoạt động quan trọng của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột như triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP, Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt, tham quan Bảo tàng Thế giới cà phê, Thành phố cà phê, Làng cà phê, cụm du lịch sinh thái thác Dray Nur - Gia Long, tour du lịch trải nghiệm, tour Cà phê Thiền… Trong đó, đáng chú ý là Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend ở Cụm công nghiệp Tân An. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 2.000 tỉ VNĐ, được xem là nhà máy sản xuất cà phê lớn bậc nhất Đông Nam Á, và là dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao từ cà phê đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác.Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì Covid-19
1. Là một thanh niên gốc Quảng Nam, khi chiến tranh lan rộng khắp các vùng nông thôn, tôi theo gia đình "tản cư" ra Đà Nẵng. Nhờ vượt qua các kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 rồi 2 để vào đại học. Trong lúc nhiều bạn cùng lứa thi rớt bậc cử nhân phải vào lính, có bạn đã không về lại sau ngày hòa bình.Tôi về quê sau năm 1975 cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài một làng quê cũ, vài nơi quanh Đà Nẵng hoặc Hội An. Những nơi khác, nếu biết chỉ là những địa danh trong chiến tranh, nhờ đọc trên báo chí.Tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một cơ quan ngành nông nghiệp sau chiến tranh. Tuy chỉ là nhân viên bình thường, tôi được thường xuyên cử đến nhiều huyện và cả những khu vực nông thôn khắp tỉnh Quảng Nam. Sau đó, nhờ vốn liếng hồi đi học lại ham nghiên cứu nên được cử đi nhiều tỉnh ở miền Bắc, ra tận Hải Phòng, các tỉnh vùng Tây Bắc lẫn tây Nghệ An, Thanh Hóa. Tôi lại được đến các nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Tính ham hiểu biết, nên đi đâu tôi cũng ghi chép, quen biết nhiều người, nhờ vậy mà vun bồi thêm kiến thức…Trở lại với miền quê Quảng Nam. Những năm sau chiến tranh vẫn còn hoang tàn, dân cư mới hồi hương khai hoang vỡ hóa nên đời sống rất khó khăn. Ở vùng cát ven biển, có nơi không tìm được cây tre để vót đũa ăn cơm. Ở vùng Tiên Phước, quê hương các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, người dân phải đi bộ cả chục cây số mới tìm ra trạm bưu điện để liên lạc khi có việc. Vùng tây các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, nơi cụ Hoàng Châu Ký làm bí thư hồi toàn quốc kháng chiến, người dân vẫn phải ăn độn khoai sắn, nấu canh bằng sắn củ với chút mỡ heo. Vùng B Đại Lộc, chúng tôi ở trong một kho thu mua lương thực, ăn cơm độn và uống nước bằng cách nấu lá bồ đường phơi khô…Đi công tác ra Bắc, chúng tôi mua thêm ít gạo để bán kiếm thêm ít tiền lời bù vào chi phí. Một lần lụt ngập sông Bến Thủy nhiều ngày, tôi và anh lái xe tên Đức bỏ mấy trăm ký gạo trên một ngọn đồi cạnh đường 18 ở H.Nghi Xuân. Đức ở lại coi xe và hàng, tôi một mình đi nhờ phà vượt sông sang Vinh và kẹt lại đó hết 10 ngày…2. Trong nửa thế kỷ từ 1975 - 2025, tôi có những lần được đi nước ngoài.Khoảng cuối tháng 4.1975, bạn học tôi có cha là sĩ quan không quân chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn. Bạn tôi phóng Honda từ Tân Sơn Nhứt đến khu nhà trọ trên đường Lê Văn Duyệt, ghi tên tuổi vào danh sách và hẹn tôi cùng di tản. Hôm sau bạn lại xuống để chở tôi đến Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị bay. Anh bạn phụ tôi chuẩn bị hành trang và từ giã vài người bạn ở trọ. Cuối cùng anh chỉ nhận từ tôi lời từ chối với lý do: "Gia đình mình còn ở Đà Nẵng chưa biết sống chết ra sao, nên không thể yên lòng bỏ đi!". Bạn tôi buồn bực ra về.Năm 1980 ở Đà Nẵng, một nhà thơ rủ tôi cùng "vượt biên". Anh cho biết một chủ tàu cá đã đồng ý cho hai anh em theo tàu với giá rẻ, miễn là biết nói tiếng Anh. Ngày giờ và điểm hẹn đã được vạch ra cặn kẽ, kể cả phương án nếu bại lộ thì có người bảo lãnh ra về an toàn. "Ông có mạng Trường lưu thủy, đừng lo tai nạn trên biển!", nhà thơ thuyết phục tôi. Lần này thì tôi lấy cớ mới lập gia đình, chưa thể quyết định được.Năm 1996, lúc tôi vừa 45 tuổi, được Báo Thanh Niên chấp thuận chuyến đi Úc cả tháng trời do Hãng hàng không Qantas và Công ty Direct Flight mời đích danh. Ở Úc cả tháng, đi lại nhiều thành phố từ Sydney, Canberra đến Melbourne và thăm nhiều bạn cũ thật thoải mái. Ngoài các khách sạn, tôi còn được các bạn cũ người Đà Nẵng đưa về nhà riêng nghỉ, được thết đãi vui vẻ. Lúc ấy vẫn có người rủ rê ở lại, nhưng tôi đều cảm ơn và nêu rõ lý do phải về Việt Nam.Từ sau năm 2000 cho đến cả lúc nghỉ hưu, tôi cũng đã đi đến nhiều nước khá thuận lợi. Với tôi, đi du lịch một thời gian ngắn là thích hợp hơn cả rồi trở về sống ở quê hương mình vốn đã quen nước quen cái, không phải bị cuốn vào đời sống ở những nơi mình không quen biết. Cuộc sống của tôi là cuộc sống mà mình đã chọn lựa từ ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, với công việc mình yêu thích!Nửa thế kỷ đã qua, tôi đã bước qua những lần "suýt đổi đời" như vậy, nhưng không hề hối tiếc…3. Suốt thời gian ấy, dù có lúc buồn chán, nhưng tôi hài lòng vì đó là chọn lựa của mình.Tôi vẫn nhớ mãi cô em họ, lần tôi rời Sài Gòn về lại chỗ ngôi nhà đã bị thiêu rụi của ông bà nội ở Đà Nẵng. Lúc đó, cô em là bí thư chi bộ của du kích địa phương, đang hân hoan sau ngày hòa bình lập lại. Cô ấy nói: "Em cứ tưởng anh đã đi sang Mỹ rồi chớ!". Tôi trả lời: "Anh chỉ có một quê hương ở đây".Kể từ đó, suốt 50 năm, ngoài công việc làm trong ngành nông nghiệp rồi làm báo, tôi đã về xây dựng lại ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, đã cùng các anh em (trong đó có gia đình cô em họ kể trên) xây dựng lại mồ mả ông bà với vai trò con trai trưởng. Và suốt 20 năm nay, tôi tổ chức xây dựng phong trào khuyến học của tộc họ, được bà con hưởng ứng, đóng góp đến hơn mấy tỉ đồng vào quỹ, giúp hàng trăm cháu học sinh nghèo tiếp tục được đi học...Chỉ chừng đó việc mà đã hết một đời người, từ sau chiến tranh. Tôi thấy mình đã không bỏ phí những mơ ước từ thời trai trẻ. Bây giờ, đến lượt các con tôi tiếp bước…
Cú ngã ngựa bất ngờ của tỉ phú giàu nhất Ấn Độ
Nghi lễ tế xuân cầu quốc thái dân an do các bô lão tại Q.Ngũ Hành Sơn thực hiện trong không khí trang nghiêm. Lễ tế tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu một mùa đánh bắt hải sản thắng lợi, đời sống nhân dân được bình an, hạnh phúc.
Lần thứ 2 tổ chức vòng loại Đông Nam Bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) diễn ra trùng với sự ra mắt của huyện Long Đất mới.Sân Bàu Thành, được đánh giá là sân bóng đẹp hàng đầu ở giải TNSV THACO cup 2025, đã đón chào 6 đội bóng gồm các Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Lạc Hồng cùng 2 tân binh trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi và CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2. Phó chủ tịch huyện Long Đất, ông Lê Hữu Hiền khẳng định: "Đây là một trong những niềm vinh dự của phong trào TDTT huyện Long Đất nói chung và các xã thị trấn trên địa bàn huyện Long Đất nói riêng. Sắp tới đây chúng tôi sẽ còn nhiều hoạt động mang tính phong trào. Hy vọng Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục đồng hành cùng huyện Long Đất tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa, tạo không khí sôi nổi và phong trào hoạt động TDTT của huyện chúng tôi ngày càng đi lên".Ngày mở màn vòng loại Đông Nam bộ đã chứng kiến cơn mưa bàn thắng, với 14 pha lập công trong 2 trận đầu tiên, trong đó Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đánh bại Trường ĐH Bình Dương với tỷ số 3-1, còn Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai thắng đậm Trườg ĐH Lạc Hồng với tỷ số 3-1.Nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên chia sẻ: "Vòng loại khu vực Đông Nam bộ tổ chức tại địa chỉ quen thuộc sân Bàu Thành thuộc huyện Long Đất là sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình. Tôi tin rằng các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến các trận đấu hay và kịch tính theo tinh thần "Chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", giúp lan tỏa hình ảnh của giải TNSV THACO cup 2025 đến với khán giả và người hâm mộ".
5 công thức mặt nạ tự chế se khít lỗ chân lông cho làn da sáng, mịn
Sáng 10.1, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM phối hợp Hội Cựu công an nhân dân TP.HCM, Công ty cổ phần thương mại cơ khí Tân Thanh tổ chức chương trình mổ mắt miễn phí cho hội viên cựu công an nhân dân TP.HCM và thân nhân.Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Văn Rảnh, Phó chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM cho biết: “Chương trình nhằm giúp những hội viên cựu công an nhân dân TP.HCM và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn mổ mắt miễn phí. Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM là cầu nối, gắn kết sẻ chia yêu thương để bệnh nhân nghèo có cơ hội được điều trị tốt nhất”. Trong khuôn khổ chương trình, có 47 bệnh nhân được mổ mắt miễn phí. Trước đó, vào tháng 7.2024, chương trình đã hỗ trợ 73 bệnh nhân.Tại chương trình, ông Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng ban tổ chức chính sách, Hội Cựu công an nhân dân TP.HCM cho biết, công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác thiện nguyện là tôn chỉ mục đích hoạt động của Hội Cựu công an nhân dân TP.HCM. “Chương trình mổ mắt miễn phí là hoạt động ý nghĩa nhằm đem lại ánh sáng cho hội viên cựu công an nhân dân TP.HCM có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của hội viên và thân nhân của họ”, ông Mạnh nói. Ông Phạm An Bình (64 tuổi, ở Q.12) bày tỏ sự vui mừng khi được mổ mắt miễn phí: “Nhờ có lãnh đạo các ban ngành, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Giao thông vận tải TP.HCM và các nhà hảo tâm mà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn như tôi được tìm lại ánh sáng cho đôi mắt. Tôi vui vì kể từ nay tôi có thể nhìn rõ hơn và sinh hoạt thường ngày một cách bình thường”.