Phối đồ cùng chân váy dài thích hợp cho cả mùa hè và sang thu
Chiều 10.1, hàng nghìn sinh viên, giảng viên các trường chuẩn bị kèn, trống, băng rôn khuấy động bầu không khí tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang. Trong trận đấu khai mạc, sức "nóng" tại khán đài được đẩy lên cao, tiếp thêm động lực cho các cầu thủ quyết tâm giành chiến thắng."Để tiếp thêm tinh thần cho đội nhà Trường ĐH Nha Trang, chúng em sẽ cổ vũ nhiệt tình, lan tỏa hình ảnh cổ vũ đẹp ở giải đấu. Không chỉ cổ vũ cho đội nhà, chúng em còn cổ vũ cho đội bạn và mong muốn các trận đấu diễn ra luôn đá đẹp, fair-play", bạn Lê Thị Hương Xuân (sinh viên) chia sẻ. Những năm qua, hình ảnh cổ động viên lấp kín khán đài ở tỉnh Khánh Hòa được xem là "đặc sản" khi diễn ra giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam do Báo Thanh Niên tổ chức. Các trận đấu trở nên sôi động hơn khi đội ngũ cổ động viên "cháy" hết mình trên khán đài, tiếp thêm tinh thần cho cầu thủ tham gia thi đấu. Trận khai mạc vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên phát sóng trực tiếp trên fanpage Báo Thanh Niên đã đạt gần 50.000 lượt xem, cao nhất trong các trận bóng vòng loại khu vực trên toàn quốc. Dưới đây là một số hình ảnh cổ vũ đẹp tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang:Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.Tập tục an táng 'mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh'
Vừa hoàn thành bài thi cuối kỳ, Hồ Nhất Trí và anh trai đang học tập tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khăn gói hành lý để về quê Bình Định đón tết cùng gia đình. Trí tâm sự: "Những năm trước lịch thi trễ nên cả hai anh em không tham gia chương trình được. Cận tết là lúc vé xe, tàu đắt đỏ, khó mua vé hơn nhiều. Năm nay chúng mình cùng về trên chuyến xe miễn phí đã bớt được một khoản kinh phí cho gia đình nên mình rất vui vì điều đó".Giữa thời tiết se lạnh của TP.HCM, Nguyễn Thị Phi Nhung, sinh viên Trường ĐH Tài chính –Marketing, không giấu nổi sự háo hức vì sắp được về nhà đoàn tụ cùng gia đình sau một khoảng thời gian dài học tập tại TP.HCM. Nữ sinh cho biết trong lúc đang gặp khó khăn khi đặt vé về quê tại Quảng Ngãi, thì được bạn bè giới thiệu chuyến xe lần này. Nhung thật sự rất hạnh phúc khi được về quê ăn tết trên chuyến xe miễn phí. Học tập cách quê nhà hơn 1.000km, Trương Ngọc Bảo Quốc, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM càng nôn nao về quê mỗi dịp tết đến xuân về. Năm nay được nhận vé miễn phí về quê, Quốc hạnh phúc nói: "Những năm trước mình thường đặt vé xe về quê trước ngày 15 tháng chạp để mua được giá vé rẻ hơn. Nhưng hai năm nay, vì lịch trình học tập còn nhiều môn chưa hoàn thành, giá vé về quê đắt gấp 2,3 lần bình thường nên mình tham gia chương trình để được hỗ trợ di chuyển về quê. Với sinh viên như mình, chương trình này rất ý nghĩa vì vừa được tài trợ vé xe vừa được tặng quà. Mình rất bồi hồi và háo hức vì sắp được gặp lại bạn bè, người thân sau thời gian dài xa quê".Chương trình "Cùng PVOIL về quê đón Tết Ất Tỵ 2025" đã trao tặng hơn 1.000 vé xe cho sinh viên,với 26 chuyến xe có lộ trình đi từ TP.HCM đến các tỉnh miền Trung dọc theo quốc lộ 1A. Chương trình do Đoàn Thanh niên PVOIL phối hợp tổ chức với Đoàn Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Dầu khí Việt Nam, Trường CĐ Dầu khí và hơn 45 trường ĐH, CĐ tại TP.HCM.Ông Cao Hoài Dương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty dầu Việt Nam PVOIL, chia sẻ: "Mỗi dịp tết đến xuân về, ai ai cũng đều háo hức về nhà nhưng nhiều sinh viên phải đối mặt với nỗi lo, trăn trở để kiếm được vé tàu, xe về quê. Không phải ai cũng có đủ kinh phí để mua khi vé tàu, vé xe dịp tết đắt hơn nhiều lần. Nhiều bạn sinh viên phải ở lại đất khách quê người trong những ngày tết. Cảm thông chia sẻ, chúng tôi đã có ý tưởng và cùng Thành đoàn TP.HCM và các trường ĐH-CĐ tổ chức chuyến xe miễn phí hỗ trợ sinh viên với mong muốn được chia sẻ, thông cảm với những khó khăn của các bạn sinh viên, để các bạn có thể về nhà đón tết, sum vầy cùng gia đình".
Đồng Nai: 1.700 công nhân quay lại công ty sau khi ngừng việc tập thể
Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức thông báo thực hiện công tác thi công dự án "nâng cấp, cải tạo mặt đường, lắp đặt hệ thống thoát nước đường Phước Thiện (đoạn từ đường Nguyễn Xiển đến đường 1A) sẽ cúp nước tại các phường: Long Thạnh Mỹ, Long Bình, TP.Thủ Đức. Thời gian cúp nước từ 9 giờ đến 15 giờ, ngày 9.1 (thứ năm); từ 9 giờ đến 15 giờ, ngày 10.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Phước Thiện, P.Long Thạnh Mỹ; đường Phước Thiện, đường số 2, 3, khu tái định cư Phước Thiện, P.Long Bình, TP.Thủ Đức. Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thông báo sẽ cúp nước tại các phường: 6, 7, 8, 14, Q.10. Tại khu vực P.6, thời gian cúp nước trong các ngày 9, 12, 13.1, từ 9 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: đường Nguyễn Chí Thanh, Đào Duy Từ, Tân Phước - lề số lẻ (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Kim) và hẻm liên quan; đường Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Lâm) và hẻm liên quan; đường Ngô Quyền (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Kim (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Tân Phước) và hẻm liên quan; đường Hưng Long (suốt tuyến) và hẻm liên quan; đường Tân Phước - lề số chẵn, Vĩnh Viễn, Nhật Tảo (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Kim) và hẻm liên quan; đường Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Nguyễn Lâm đến Nguyễn Kim) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Lâm, Nguyễn Kim (đoạn từ Tân Phước đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; hẻm 101, 111, 137, 159, 181, 197 đường Ngô Quyền.Tại P.7, thời gian cúp nước trong các ngày 9, 12, 13.1, từ 9 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: đường Nguyễn Chí Thanh, Đào Duy Từ, Hòa Hảo, Tân Phước, Vĩnh Viễn, Nhật Tảo, Ba Tháng Hai (đoạn từ Nguyễn Kim đến Lý Thường Kiệt) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Kim, Lý Thường Kiệt (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan.Tại P.8, thời gian cúp nước trong các ngày 9, 12, 13.1, từ 9 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: đường Vĩnh Viễn, Nhật Tảo, Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Ngô Quyền) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ Ba Tháng Hai đến Vĩnh Viễn); đường Nguyễn Tiểu La, Ngô Quyền (đoạn từ Vĩnh Viễn đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; hẻm 435, 479, 517, 523, 529, 533, 541 đường Nguyễn Tri Phương.Tại P.14, thời gian cúp nước trong các ngày 9, 12, 13.1, từ 9 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: Đường 3 Tháng 2 lề chẵn (đoạn từ Thành Thái đến hẻm 606) và hẻm liên quan; đường Thành Thái (từ Ba Tháng Hai đến hẻm 51 Thành Thái) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Ngọc Lộc (suốt tuyển) và hẻm liên quan; chung cư Rivera Park Sài Gòn.Công ty cổ phần cấp nước Bến Thành thông báo sẽ cúp nước tại các khu vực thuộc P.5, Q.3 và P.Bến Thành, Q.1. Tại Q.3, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 9.1 đến 5 giờ, ngày 10.1. Khu vực cúp nước thuộc P.5.Tại Q.1, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 9.1 đến 5 giờ, ngày 10.1. Khu vực cúp nước thuộc P.Bến Thành.Công ty cổ phần cấp nước Gia Định thông báo sẽ cúp nước tại khu vực P.3 và 11, Q.Phú Nhuận. Thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 9.1 đến 5 giờ, ngày 10.1.Khu vực cúp nước gồm: từ nhà số 98 đến nhà số 224 và các hẻm (số chẵn) đường Phan Đăng Lưu; từ nhà số 360 đến nhà số 490 và các hẻm (số chẵn) đường Nguyễn Kiệm; từ nhà số 361 đến nhà số 451 và các hẻm đường Phan Xích Long; từ nhà số 2 đến nhà số 126 và các hẻm (số chẵn) đường Nguyễn Đình Chiểu; toàn bộ hẻm số 3 đường Thích Quảng Đức, thuộc P.3, Q.Phú Nhuận.
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Vịt cỏ nướng mắc mật - món ngon khó cưỡng
CLB Inter Miami đã trở lại tập luyện ngày đầu tiên (13.1) chuẩn bị cho mùa giải mới 2025 dưới triều đại của HLV Javier Mascherano. Messi và Suarez cùng các đồng đội nổi tiếng của mình đều xuất hiện trên sân tập với trạng thái tâm lý đầy hưng phấn. Sắp tới, họ có nhiều khả năng chào đón thêm một người bạn cũ rất nổi tiếng đó là Neymar từ CLB Al Hilal, tờ AS cho biết."Cho đến nay, khác với thông tin đội bóng lên tiếng phủ nhận việc đàm phán với Neymar. Nhưng ở hậu trường, David Beckham và tỉ phú Jorge Mas, là những người đang làm việc âm thầm để cố gắng ký hợp đồng với ngôi sao người Brazil, dù họ biết rằng mọi thứ sẽ không hề dễ dàng", tờ AS bày tỏ."Luôn thú vị khi có một cầu thủ như Neymar", tiền đạo kỳ cựu Suarez nói trong cuộc họp báo mới đây về khả năng người bạn thân của mình gia nhập Inter Miami. Trong khi đó, tỉ phú Jorge Mas đã công khai muốn có Neymar nếu ngôi sao này quyết định gia nhập đội bóng, và MLS (giải bóng đá nhà nghề Mỹ) nới rộng các quy định về trả lương. Với cựu danh thủ David Beckham, ông đã xem Neymar là ngôi sao kế tiếp cần đưa về Inter Miami sau khi đã có Messi, Suarez, Jordi Alba và Sergio Busquets."Inter Miami hiện đã chuẩn bị cho sự gia nhập của Neymar một cách hết sức thực tế. Đó là đang để trống 1 suất cầu thủ chỉ định, sau khi tiền đạo Leonardo Campana chuyển đến New England Revolution. Họ cũng đã cân bằng tài chính sau khi chia tay nhiều cầu thủ dư thừa hoặc hết hợp đồng, một động thái cho việc sẽ chiêu mộ ngôi sao lớn. Vấn đề giờ đây chỉ cần cái gật đầu của Neymar và MLS bật đèn xanh, thương vụ sẽ diễn ra ngay lập tức", tờ AS nhấn mạnh.Neymar hiện vẫn tập trung vào việc lấy lại phong độ đỉnh cao và trở lại sân cỏ. Anh có nhiều khả năng sẽ bị CLB Al Hilal chấm dứt hợp đồng sớm (còn thời hạn đến ngày 30.6 tới đây), khi các bên đang đàm phán một cách thân thiện. Neymar có 2 lựa chọn, 1 là trở lại CLB cũ Santos (Brazil), hoặc là đến Inter Miami cùng Messi và Suarez, khả năng thứ 2 đang có nhiều hấp dẫn hơn, theo tờ AS."Trong trường hợp quyết định gia nhập Inter Miami, Neymar sẽ đòi hỏi một mức lương rất cao. Tuy nhiên, ông David Beckham và tỷ phú Jorge Mas sẽ áp dụng một chiến lược tương tự như khi ký hợp đồng với Messi. Trong đó, 2 đối tác lớn Apple và Adidas đã sẵn sàng tham gia chia sẻ việc trả lương và thu nhập cho ngôi sao 32 tuổi người Brazil. Do đó, rất hy vọng thương vụ "bom tấn" này sẽ diễn ra, để biến ước mơ của ông David Beckham và Jorge Mas thành sự thật, đó là hồi sinh bộ ba lừng danh "MSN" (Messi, Suarez và Neymar) tại Inter Miami", tờ AS kết luận.Danh thủ Ronaldo sẽ ở lại CLB Al Nassr thêm 1 mùa giải nữa, đến tháng 6.2026, và sẽ nhận được hơn 200 triệu euro cho thỏa thuận mới nhất này, tờ AS cho biết dựa trên các nguồn tin từ báo chí Ả Rập Xê Út và tờ O Jogo của Bồ Đào Nha."Ronaldo sẽ 40 tuổi vào đầu tháng 2 tới đây. Hợp đồng của danh thủ này với Al Nassr sắp hết hạn vào ngày 30.6. Trước tin đồn, CLB Al Hilal muốn chiêu mộ anh để thi đấu tại FIFA Club World Cup đối đầu với Messi, CLB Al Nassr đã gấp rút đàm phán gia hạn và đạt thỏa thuận cực khủng với danh thủ Bồ Đào Nha. Theo đó, với số tiền lương và bản quyền hình ảnh, hợp đồng thương mại, tổng cộng lên đến 200 triệu euro/năm khi ký gia hạn, sẽ giúp Ronaldo tiếp tục giữ vị trí là cầu thủ có thu nhập cao nhất thế giới", tờ AS cho biết.