ĐH kinh tế TP.HCM: Kỳ tích từ ý tưởng tiên phong UEH League
Sự kiện diễn ra trên đường Đỗ Ngọc Thạnh thuộc khu vực Phố vải Soái Kình Lâm (Q.5) thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân TP.HCM cũng như du khách, có cả khách nước ngoài.Theo UBND P.14 (Q.5) địa bàn phường có các tuyến đường kinh doanh buôn bán đặc thù, mỗi ngày đón tiếp hơn 10.000 lượt khách đến giao dịch, như thương xá Đồng Khánh và trung tâm thương mại Satra, chuyên cung cấp vải sợi.Bên cạnh đó còn có các khu vực kinh doanh chuyên biệt như trên đường Hải Thượng Lãn Ông với các mặt hàng trang trí, Phố văn phòng phẩm trên tuyến đường Phùng Hưng.Năm 2023, UBND phường ra mắt Phố văn phòng phẩm Phùng Hưng với mục tiêu hỗ trợ các công ty và hộ kinh doanh phát triển kinh doanh, quảng bá thương hiệu văn phòng phẩm đã tạo dựng được uy tín và trở thành điểm đến đáng tin cậy cho khách hàng. Thành công này chính là động lực P.14 tiếp tục triển khai và phát triển Phố vải Soái Kình Lâm, một khu vực chuyên doanh vải vóc, ngành nghề có truyền thống lâu đời.Nói về tên gọi "phố vải", phía P.14 cho biết không giống như khái niệm "chợ vải" hoặc 36 phố phường Hà Nội - nơi mỗi con phố kinh doanh một ngành hàng riêng, Phố vải Soái Kình Lâm là một khu vực bao gồm 3 tuyến đường Trần Hưng Đạo, Đỗ Ngọc Thạnh và Dương Tử Giang, có 96 công ty, doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia. Trong khi đó, chợ vải Soái Kình Lâm như trước nay người dân quen gọi hiện là khu thương xá Đồng Khánh.Ông Lê Đăng Tuấn, Phó chủ tịch UBND P.14 (Q.5) cho biết Phố vải Soái Kình Lâm không chỉ nhằm hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19 mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, nơi các doanh nghiệp trong ngành vải vóc có thể kết nối, hợp tác và cùng nhau phát triển. "Phố vải không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của ngành dệt may TP.HCM. Đồng thời, Phố vải Soái Kình Lâm sẽ góp phần quảng bá du lịch của Q.5, tạo dựng một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy cả thương mại và du lịch", lãnh đạo P.14 chia sẻ thêm.Các tuyến đường chính thuộc Phố vải Soái Kình Lâm:- Đường Trần Hưng Đạo (từ đường Phùng Hưng đến đường Dương Tử Giang) có 51 công ty và hộ kinh doanh tham gia.- Đường Dương Tử Giang (từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Nguyễn Trãi) có 10 cơ công ty và hộ kinh doanh tham gia.- Đường Đỗ Ngọc Thạnh (từ đường Trang Tử đến đường Nguyễn Trãi) có 35 công ty và hộ kinh doanh tham gia.Tham dự lễ ra mắt Phố vải Soái Kình Lâm, chị Xuân Trang, đại diện một công ty kinh doanh chuyên vải nhập khẩu ở đường Dương Tử Giang (P.14, Q.5) cho biết vô cùng phấn khởi khi phố vải được thành lập.Công ty kinh doanh về vải vóc từ năm 2018, chị Trang tin rằng khi thành lập phố vải sẽ tạo nên thương hiệu riêng cho khu vực, từ đó thu hút nhiều khách hàng, du khách biết đến hơn. Chị cũng hy vọng công việc kinh doanh của công ty sẽ gặp thuận lợi trong thời gian tới.Chủ một cửa hàng vải trên đường Đỗ Ngọc Thạnh, thuộc phố vải cũng cho biết khi phường ra mắt Phố vải Soái Kình Lâm, ông hoàn toàn ủng hộ. Hơn 20 năm kinh doanh vải vóc ở khu vực này, ông tin rằng sự kiện sẽ góp phần quảng bá hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình cũng như mọi người ở đây được nhiều người biết đến rộng rãi hơn."Khi được nhiều người biết đến, chúng tôi sẽ buôn bán thuận lợi hơn. Dịp Tết Nguyên đán sắp đến gần, mong việc kinh doanh của tôi và mọi người sẽ ngày càng phát triển hơn nữa", ông chủ cho biết.Trong buổi lễ ra mắt hôm nay, BTC cũng đã trao tặng những phần quà ý nghĩa cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường, ra mắt tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt các công ty, hộ kinh doanh tại phố vải sẽ triển khai tuần lễ khuyến mãi với mức giảm giá từ 5 - 50% cho tất cả các sản phẩm vải và áo dài may sẵn.UBND phường cho biết sẽ thực hiện quản lý khu vực này theo các quy định chung đối với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và tuân thủ pháp luật, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.Chọn ngành 'nóng' phải chấp nhận cạnh tranh?
Vừa qua, một loạt chính sách, quy định mới liên quan đến ngành công an có hiệu lực, trong đó quy định tăng mức xử phạt và quy định về việc chi "thưởng" cho người tố giác vi phạm giao thông được dư luận quan tâm.Nhiều người thắc mắc nghị định đã quy định, nhưng đến khi nào mới có cơ chế hướng dẫn thanh toán cho người tố giác vi phạm.Giải đáp thắc mắc này, tại buổi giao lưu trực tuyến "Những điều cần biết về tăng mạnh mức xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168" do Tuổi trẻ Online tổ chức ngày 7.1, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an), cho biết cơ chế hướng dẫn thanh toán cho người tố giác vi phạm đang được các cơ quan chức năng xây dựng và sẽ sớm được ban hành, thi hành.Cạnh đó, về thông tin mạng xã hội đang lan truyền cho rằng lực lượng CSGT sẽ được trích lại 85% tiền xử phạt, trong khi người dân chỉ được hưởng 10%, đại tá Nhật khẳng định, đây là thông tin không chính xác. Tại luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới có hiệu lực cũng không quy định nội dung này.Theo đại tá Nhật, Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước có hiệu lực từ 1.1. Nghị định này quy định cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước: Bộ Công an; UBND tỉnh, thành phố và các cơ quan khác tại địa phương ngoài Bộ Công an tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Bộ Công an được sử dụng kinh phí thu từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.Nghị định cũng quy định cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí, Bộ Công an xây dựng dự toán tương ứng với số tiền thu từ xử phạt và 30% số tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đó gửi cơ quan có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật.Đối với kinh phí thu từ hoạt động xử phạt, đại tá Nhật cho hay, Bộ Công an đã đề xuất phương án bố trí kinh phí cho Bộ Công an và các địa phương. Đồng thời, tổng hợp cùng báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an để gửi cơ quan có liên quan theo quy định.Đại tá Nhật khẳng định, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước của Bộ Công an thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội...
Khởi tố bị can lên mạng xã hội đặt mua rồi nhận ma túy qua chuyển phát nhanh
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.
Tên gọi Ngân hàng Lộc Phát trong quan niệm của người Á Đông cũng mang ý nghĩa tạo dựng sự phát triển, tài lộc, may mắn, phồn vinh và thịnh vượng.
Tối ưu hóa đồ họa và hiệu suất PC Windows 11 trong vài giây
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.