Những điều về serum dưỡng da không phải ai cũng biết
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.Từ câu chuyện Đặng Văn Lâm, nhìn về dòng máu Việt ở nước ngoài
Theo nội dung đoạn clip đăng tải trên TikTok ngày 16.1, du khách nước ngoài này đỗ xe tại khu vực trước mặt quảng trường Nghinh Phong (ở P.9, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) để vào chụp ảnh. Ngay sau đó, một nhân viên đội an ninh trật tự tại đây đã yêu cầu người này phải di chuyển xe đang đỗ tại khu vực cấm đến khu vực được phép đỗ.Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã nhận về những ý kiến tranh luận từ cộng đồng mạng về thái độ của nhân viên an ninh trật tự khi hướng dẫn du khách đến khu vực được phép đỗ xe ô tô. Bên cạnh đó, nhiều người đặt câu hỏi tại sao khu vực có vạch cho phép đỗ xe nhưng lại không được đỗ xe?Ông Lê Hồng Phương, nhân viên đội an ninh trật tự tại quảng trường Nghinh Phong cho biết: "Cơ quan chức năng có đặt biển cấm đỗ xe tại khu vực trước quảng trường Nghinh Phong nhưng mấy hôm nay trời gió rất mạnh, biển báo ngã đổ có thể gây nguy hiểm cho du khách, nên chúng tôi đã đem cất. Du khách đến tham quan, chụp ảnh được chúng tôi hướng dẫn đến nơi được phép đỗ xe nhưng do đây là khách nước ngoài, bất đồng về ngôn ngữ, nên mới xảy ra sự việc như vậy".Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, khu vực trước quảng trường Nghinh Phong trước đây được kẻ ô để đỗ xe nhưng do vấn đề về an toàn giao thông, mỹ quan cũng như nhu cầu check-in của du khách, nên TP.Tuy Hòa đã đặt biển báo cấm từ hành lang phía nam đến trước mặt tháp. Khu vực được phép đỗ xe là hành lang phía bắc tháp Nghinh Phong, 2 bên cánh trước tháp và đoạn đường Nguyễn Hữu Thọ đều được đặt biển báo được phép đỗ xe.Sau khi đoạn clip trên được lan truyền trên mạng xã hội, UBND TP.Tuy Hòa đã yêu cầu UBND P.9 nghiêm túc chấn chỉnh thái độ, tác phong phục vụ du khách của lực lượng an ninh trật tự đang thực hiện nhiệm vụ tại quảng trường Nghinh Phong. Trước đó, TP.Tuy Hòa đã ban hành bộ quy tắc ứng xử cho nhân viên an ninh trật tự, yêu cầu lực lượng này phải lắng nghe và có thái độ niềm nở với các du khách đến tham quan trên địa bàn thành phố. Ông Nguyễn Công Thành, Phó chủ tịch UBND TP.Tuy Hòa cho biết: "Theo nội dung đoạn clip thì nhân viên an ninh trật tự có hướng dẫn du khách nước ngoài đến khu vực được phép đỗ xe bằng ngôn ngữ hình thể, nhưng do bất đồng về ngôn ngữ và cách truyền đạt chưa tốt nên gây ra sự hiểu lầm này. Vạch kẻ ô được phép đỗ xe trước quảng trường Nghinh Phong đã được xóa nhiều lần nhưng chưa thể xóa hết vết tích nên nhiều du khách đến đây không biết vẫn đỗ xe tại khu vực này".Theo ông Thành, UBND TP.Tuy Hòa giao Phòng Quản lý đô thị khẩn trương kiểm tra, xóa vạch đậu, đỗ xe trước tháp Nghinh Phong, chậm nhất đến 20.1.2025.
Những cổ phiếu nào giúp nhà đầu tư thu lãi hơn tiết kiệm cả năm?
Bên cạnh công việc chính thức, vào mỗi dịp tết nhiều người còn duy trì thêm việc tay trái. Với nhiều người, công việc này vừa giúp họ thỏa mãn đam mê nhưng vừa có thể mang lại thu nhập gấp 2 - 3 lần mức lương từ công việc chính thức.Khi nhu cầu mua sắm các sản phẩm handmade về để trang trí, làm quà tặng tăng cao, thì đây chính là thời điểm mà nhiều bạn trẻ được dịp khởi nghiệp từ chính đôi tay khéo léo của mình. Gắn bó với công việc làm những chậu hoa chưng tết thủ công được 2 năm nay, chị Hoàng Thị Giang (32 tuổi), ngụ tại Q.tân Phú (TP.HCM), cho biết đây là công việc tay trái giúp chị kiếm thêm thu nhập. “Mình làm vì đam mê nhưng may mắn lại được khách hàng yêu mến và ủng hộ rất nhiều. Mình làm sản phẩm hoa handmade quanh năm nhưng bán được nhất là vào dịp tết. Hiện tại, mình có rất nhiều loại hoa để phục vụ nhu cầu chưng tết của mọi người, như: đào, mai, mẫu đơn, ly kép”, chị Giang cho hay.Chị Giang cho biết dù là công việc tay trái nhưng vào mỗi mùa tết có thể kiếm được số tiền gấp 2 - 3 lần tiền lương 1 tháng của công việc chính thức. Mỗi sản phẩm được chị Giang bán với giá từ 25.000 đồng - 3 triệu đồng. “Nếu là giá hoa lẻ thì từ 25.000 - hơn 100.000 đồng/cành, còn giá một chậu hay một bình hoa hoàn chỉnh thì dao động từ 200.000 - 1,2 triệu đồng. Bên cạnh đó nhiều khách đặt làm sản phẩm theo yêu cầu có giá từ 2 - 3 triệu đồng”, chị Giang nói. Hiện tại, dù chưa thể tổng kết tất cả sản phẩm đã bán ra trong dịp tết năm nay, nhưng chị Giang cho biết chỉ riêng loại mai chậu đã bán hơn 20 sản phẩm. Chậu nhỏ nhất có giá 750.000 đồng và to hơn 1 m thì có giá 1,2 triệu đồng. Thế nhưng, để kiếm được số tiền đó không phải là điều dễ dàng. “Vì số lượng khách đặt hàng nhiều nên mỗi ngày sau khi đi làm về mình đều thức làm đến 2 - 3 giờ sáng, không có thời gian rảnh. Hiện tại mình còn đơn hàng hơn 10 cây mai chưa trả cho khách. Năm ngoái mình có muốn thêm người phụ nhưng năm nay chỉ làm một mình nên bắt đầu từ bây giờ mình đã ngừng nhận những đơn ở xa vì sợ giao không kịp”, chị Giang chia sẻ. Tương tự, cũng kiếm được tiền triệu vào mỗi dịp tết nhờ làm hoa handmade, Lâm Kim Thy (29 tuổi), ngụ tại TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), chia sẻ: “Dù là công việc tay trái nhưng mình làm và bán quanh năm. Vào dịp tết, nhu cầu của khách hàng tăng cao nên mình có thể kiếm được khoảng 13 triệu đồng. Còn các tháng khác thì khách đặt trước mình mới làm, thu nhập thấp nhất rơi vào khoảng 4 triệu đồng”.Vào mùa tết, Thy chủ yếu làm hoa sen, mai, đào. Những sản phẩm này có thể được cắm trong bình hoặc trồng trong chậu. Một sản phẩm được Thy bán với giá từ 50.000 - 1 triệu đồng. Thy cho biết ban đầu chỉ làm hoa handmade để chưng trong nhà, nhưng vì thành phẩm làm ra khá đẹp nên thử bán và được mọi người ủng hộ khá nhiều nên đây trở thành công việc tay trái của cô nàng. “Mình xem hướng dẫn trên mạng rồi mua kẽm nhung về tập làm theo. Làm nhiều lần đến khi nào ra sản phẩm ưng mắt mới thôi. Tùy mỗi người sẽ thấy khó hay dễ, vì mình thích đồ handmade nên làm một cách say mê, không thấy khó. Để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận và chịu khó, kiên trì”, Thy cho hay.Trần Thị Hoài My (27 tuổi), ngụ tại H.Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), cho biết một chậu bon sai handmade được bán với giá từ 600.000 - 2 triệu đồng. Tuy nhiên, để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian. “Cần có sự tỉ mỉ, có tay nghề và kỹ thuật làm hoa handmade. Ngoài ra, phải chọn kẽm có chất lượng tốt thì thành phẩm mới đẹp”, My nói.Gắn bó với công việc làm hoa handmade được hơn 10 năm nay, chị Lương Ngọc Trinh (34 tuổi), ngụ tại xã Hòa Khánh, TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), cho biết làm đồ handmade cần sự tỉ mỉ và chịu khó. Theo chị, muốn làm ra sản phẩm đẹp và giống như thật thì phải đặt cái tâm và thả hồn vào sản phẩm. “Với hoa giấy mình phải tự nhuộm màu, sau đó cắt rồi uốn từng cánh và ghép chúng lại với nhau, vì làm thủ công 100% nên rất lâu. Nhưng bù lại những sản phẩm handmade có thể chưng được trong khoảng thời gian từ 5 - 7 năm”, chị Trinh nói. Chị Trinh cho biết kinh doanh sản phẩm hoa handmade quanh năm, ai thích hoa gì thì bán hoa đó. Với hoa kẽm nhung, chị bán với giá từ 50.000 đồng, hoa giấy từ 7.000 - 20.000 đồng/1 bông. Còn lẵng hoa thì từ 250.000 đồng trở lên.
Ghi nhận của Thanh Niên chiều tối ngày cuối cùng của năm 2024, khu vực trung tâm TP.HCM, đặc biệt ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông đúc người đổ về sự kiện countdown (đếm ngược) đón năm mới 2025. Đặc biệt ở nhiều tuyến đường trung tâm như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng… "chật kín" người và xe.Hơn 17 giờ 30 phút, anh Lê Thanh Hùng (37 tuổi) cùng vợ và con nhỏ đã đi từ Q.12 đến trung tâm TP.HCM để có một vị trí đẹp ngắm pháo hoa tối nay. Trong thời gian đó, anh và gia đình đi dạo khu vực công viên cũng như chờ ngắm cầu Ba Son lên đèn trước thềm năm mới."Mấy hôm nay cũng thấy hình cầu Ba Son lên đèn đẹp lắm mà chưa có dịp ngắm. Hôm nay cả nhà tôi cùng vào chơi. Hầu như dịp lễ, năm mới nào có bắn pháo bông nhà tôi đều vào trung tâm để xem hết", anh Hùng chia sẻ.Kế bên, chị Thu Thảo (36 tuổi) là vợ anh Hùng cho biết chị năm nay là một năm gia đình gặp không ít khó khăn, đặc biệt về kinh tế. Tuy nhiên anh chị đã rất nỗ lực để vượt qua. Chuyến đi chơi ngày cuối năm cũng là cách mà anh chị tự thưởng cho bản thân cũng như để gia đình có kỷ niệm đẹp trong năm mới. Anh Ngọc Thịnh (23 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) cho biết hôm nay anh có hẹn với những người bạn vào trung tâm TP.HCM để hòa vào không khí đón năm mới cùng mọi người. Vì Tết Nguyên đán Ất Tỵ anh sẽ về quê Đồng Tháp nên năm mới 2025 là dịp anh dành cho bạn bè."Có một năm tới tối mình mới đi, kẹt cứng. Rút kinh nghiệm năm nay đi sớm, tìm được chỗ đẹp. Chúc tất cả mọi người một năm mới bình an, hạnh phúc. Năm 2025 chắc chắn sẽ là năm mà bản thân mình cố gắng nhiều hơn nữa", anh bày tỏ.Theo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa đón năm mới 2025 do UBND TP.HCM vừa ban hành, đêm nay sẽ có 3 điểm bắn pháo hoa, gồm 1 điểm tầm cao và 2 điểm tầm thấp.Cụ thể, điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức) với 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp và 10 giàn pháo hoa hỏa thuật. 2 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen (P.3, Q.11) và khu đô thị Vạn Phúc (P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức) với 90 giàn pháo hoa tầm thấp.Ngoài màn bắn pháo hoa, tối nay cũng có 2 nhạc hội quy mô lớn được tổ chức cạnh sông Sài Gòn gồm sự kiện countdown (đếm ngược) trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1) và công viên bờ sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức, đoạn gần cầu Ba Son).
Hơn 4.000 người tham gia bảo dưỡng tổng thể lần 5 Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.