Bốc mộ tập trung nghĩa trang lớn nhất TP.HCM: Người thân muốn nhận hài cốt làm thế nào?
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 10.2, miền Bắc vẫn rét đậm rét hại do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường. Khu vực Đông Bắc bộ trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng; gió đông đến đông nam cấp 2 - cấp 3; trời rét, riêng vùng núi trời rét đậm, có nơi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 12 - 15 độ C, vùng núi 8 - 11 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ; nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ C.Tây Bắc bộ nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng; gió nhẹ; trời rét đậm, có nơi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 11 - 14 độ C, có nơi dưới 10 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ C, có nơi trên 19 độ C.Dự báo, ngày 11.2, miền Bắc có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng. Trời rét đậm, rét hại; vùng núi cao có khả năng có băng giá và sương muối. Từ ngày 12 - 19.2, khu vực này có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; riêng từ đêm 12.2, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nam Sơn La, Hòa Bình và khu vực Đông Bắc bộ đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.Bắc Trung bộ ngày 11 - 12.2 trời rét, từ ngày 13.2 đêm và sáng trời rét. Trung Trung Bộ từ 11 - 12.2 có mưa vài nơi, riêng ngày 13.2 và thời kỳ ngày 15 - 16.2 có mưa rải rác.Cơ quan khí tượng lưu ý, Nam Trung bộ từ ngày 11 - 14.2 có mưa rào rải rác và có nơi có giông. Đây là hiện tượng mưa trái mùa bởi miền Trung bắt đầu mùa mưa từ tháng 9, tháng 10.Trong tháng 2, không khí lạnh tiếp tục hoạt động mạnh ở nước ta, gây ra rét đậm, rét hại kéo dài và các hiện tượng băng giá, sương muối. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng khu vực Bắc và Trung Trung bộ thấp hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Sang tháng 3, hoạt động của không khí lạnh hoạt động yếu dần và ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Đến tháng 4, miền Bắc khả năng đón nắng nóng sớm, nhiệt độ trung bình tại khu vực này cao hơn 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.‘Con muốn sống': Cậu bé ung thư não và giấc mơ chết lặng của người cha nghèo
Từ rạng sáng ngày 2.2.2025, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ, rất nhiều phương tiện từ miền Tây đổ về hướng TP.HCM, lực lượng chức năng liên tục điều tiết cầu Rạch Miễu thành đường 1 chiều hướng đi tỉnh Tiền Giang.Ghi nhận của PV Báo Thanh Niên, từ rạng sáng đến khoảng 12 giờ trưa ngày 2.2, rất nhiều phương tiện, chủ yếu là xe máy đổ từ miền Tây qua khu vực trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu về TP.HCM. Các phương tiện liên tục nối đuôi nhau kéo dài từ khu vực TP.Bến Tre đến gần Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu.Do đó, lực lượng CSGT các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang liên tục điều tiết cầu Rạch Miễu thành đường một chiều, hướng qua tỉnh Tiền Giang để giải phóng phương tiện, mỗi đợt kéo dài từ 20 - 30 phút. Nhờ vậy, các phương tiện xe ô tô, xe tải chỉ mất khoảng từ 30 phút đến 1 giờ là có thể di chuyển từ khu vực TP.Bến Tre. Trong khi đó, trên QL 60 về hướng tỉnh Bến Tre, phương tiện không nhiều nhưng do bị điều tiết từng đợt kéo dài nên thời gian di chuyển của các xe qua khu vực này cũng mất hơn 30 phút mới qua được cầu Rạch Miễu, hướng đi tỉnh Bến Tre.Theo Công ty BOT cầu Rạch Miễu, từ ngày 25.1, tức 26 Tết đến nay, lượng xe qua cầu Rạch Miễu tăng cao, trung bình khoảng 28.000 lượt phương tiện/ngày. Do đó, để việc điều tiết của CSGT các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang thêm hiệu quả, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã phối hợp xả trạm tổng cộng 39 lần.
Lễ hội ẩm thực đặc sắc tại TP.HCM thu hút hơn 60.000 lượt khách
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Chiều 14.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Võ Thu Tùng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng, cho biết hiện nay tình hình bệnh sởi có xu hướng tăng nhanh và tăng cao trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, đã có 1 trường hợp là trẻ em tử vong do bệnh sởi.Theo thông tin do Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng cung cấp, vào tháng 1 vừa qua, 1 học sinh lớp 5, trú tại Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) đã tử vong do bệnh sởi. Đây là trường hợp không được tiêm chủng bệnh sởi. Theo báo cáo của Sở Y tế TP.Đà Nẵng, từ ngày 1.1 đến ngày 9.2, TP.Đà Nẵng ghi nhận 599 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 245 trường hợp xác định mắc sởi. Trước tình trạng này, UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tiêm chủng đầy đủ, đúng liều các loại vắc xin. Đối với các trẻ tham gia tiêm chủng dịch vụ, thực hiện tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ hoặc tư vấn người dân cho trẻ đến các trạm y tế xã, phường để tiêm chủng vắc xin sởi lúc trẻ đủ 9 tháng tuổi. Đồng thời, không hướng dẫn và không để trẻ đợi đến 1 tuổi mới tiêm mũi 1 vắc xin có thành phần sởi. Liên quan đến tình hình bệnh cúm, TP.Đà Nẵng đang ghi nhận ở mức bình thường so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, tháng 11 - 12.2024 ghi nhận 185 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh (trong tổng số 989 trường hợp của cả năm 2024, chiếm tỷ lệ 18,7%). Tháng 1.2025 ghi nhận 122 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2024.UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm trong phạm vi, lĩnh vực quản lý. Địa phương khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng bệnh cúm; khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời…Ngành giáo dục TP.Đà Nẵng cần tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm mùa theo hướng dẫn của ngành y tế tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn. UBND TP.Đà Nẵng cũng giao UBND các quận, huyện kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dạy trẻ trên địa bàn phối hợp với ngành y tế đẩy nhanh tiến độ rà soát tiền sử tiêm chủng và tiêm bù vắc xin cho học sinh mầm non, tiểu học theo kế hoạch.
'Chuyên gia công nghệ' được người giúp, rồi lại giúp người
Ngày 7.3, Công an TP.HCM đang củng cố hồ sơ, xử lý 2 nhóm thanh niên "hỗn chiến" gây náo loạn trên đường Ung Văn Khiêm.Trước đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 2.3, một nhóm 5 thanh niên chở nhau trên 3 xe máy chạy trên đường Ung Văn Khiêm (P.25, Q.Bình Thạnh). Trên đường đi, nhóm này được cho là chọc ghẹo 2 thanh niên khác. Bực tức, 2 thanh niên đuổi theo, chặn đầu xe và lao vào đánh nhau với nhóm 5 thanh niên. Trong lúc đánh nhau, nhóm 2 thanh niên thất thế, bị nhóm 5 thanh niên dùng ghế (của quán ăn bên đường) liên tục đập vào người.Vụ "hỗn chiến" làm một số người bị thương nhẹ và một số tài sản bị hư hỏng, nhiều người đi đường khiếp vía, giao thông qua khu vực bị ảnh hưởng.Nhận tin báo, Công an P.25 nhanh chóng có mặt đưa nhóm này về trụ sở lấy lời khai, trích xuất camera an ninh để làm rõ.Công an xác định nhóm 5 thanh niên gồm: L.H.A.Q, V.H.N, N.T.P, L.T.N và N.H.G.N (cùng 17 tuổi); còn nhóm 2 thanh niên là N.Q.T và N.N.G.B (cùng 16 tuổi). Đại diện UBND P.25 cho hay, vụ việc tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự, gây dư luận xấu. Hành động của nhóm thanh niên có dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng.Sau đó, Công an P.25 đã lập hồ sơ, bàn giao 7 người cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định.