Không chỉ trên trang phục, trang điểm màu Very Peri cũng được phái đẹp yêu thích
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.Lễ hội ăn cốm lúa mới của người Bana Kriêm có ý nghĩa gì?
Ngày 20.1, UBND Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) hoàn thành trang trí vườn hoa xuân phía bắc ngọn Thủy Sơn thuộc di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn.Vườn hoa xuân nằm ở vị trí ngã tư đường Lê Văn Hiến, Phạm Hữu Nhật (P.Hòa Hải) với tổng mức đầu tư hơn 1,8 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách thành phố hơn 1,2 tỉ đồng, còn lại vận động xã hội hóa (Công ty CP Đô thị FPT Đà Nẵng tài trợ 400 triệu đồng, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shore tài trợ 200 triệu đồng).Sau hơn nửa tháng khẩn trương triển khai, vườn hoa xuân đã hoàn thành, tạo ra điểm check-in lung linh trong sự háo hức của người dân địa phương và du khách những ngày tết cổ truyền của dân tộc.Vườn hoa xuân có 9 mô hình thiết kế đặc sắc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, màu sắc đa dạng rực rỡ, được trang trí khéo léo từ nhiều loại hoa như mai, cúc, vạn thọ, mâm xôi, trạng nguyên, ngọc thảo, hướng dương… cùng với biểu tượng linh vật rắn của năm Ất Tỵ 2025.Đại diện đơn vị thi công, ông Phan Đình Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh tổng hợp Thuận Phát, cho biết những tác phẩm rắn, thuyền, bồn hoa, trái tim, xe lam, xe đạp, hoa mai, đào kết hợp các loại hoa cúc, thược dược, hướng hương… nhiều màu sắc, chủ đạo là sắc đỏ, hồng tượng trưng cho sự may mắn.Trung tâm vườn hoa có mô hình cánh buồm hướng ra Biển Đông, mang ý nghĩa lời chúc "thuận buồm xuôi gió" gửi đến mọi người, mọi nhà. Bên cạnh đó là các tiểu cảnh tái hiện không khí tết xưa do Ban quản lý Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn thực hiện, tạo nên không gian tươi tắn, rực rỡ, nhiều màu sắc và đầy sức sống của mùa xuân mới.Cô giáo Lê Thị Thu Thảo (P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) chia sẻ mong muốn không chỉ riêng thời điểm đón xuân mới mà thành phố cần có thêm nhiều vườn hoa, để người dân có thêm khu vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần.Ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch UBND Q.Ngũ Hành Sơn, cho biết vườn hoa xuân tại di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn không chỉ là không gian vui chơi, điểm vui xuân giải trí mà còn mang những giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần của người dân địa phương, gửi gắm những khát vọng Ngũ Hành Sơn vươn cao, vươn xa, hội nhập và phát triển.
Vì sao Singapore dẫn đầu cuộc đua giành khách Trung Quốc ở Đông Nam Á?
Tết Nguyên đán cận kề, người dân liên tục nhận được thông báo từ cơ quan chức năng, nhắc nhở cảnh giác với các hình thức lừa đảo. Nhiều chiêu trò cũ xuất hiện nhiều năm trước nhưng cận tết lại rộ trở lại, trong khi đó cũng không ít kịch bản mới, tinh vi được giăng ra để bẫy người dùng.Lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, tiền lẻ của người dân dịp Tết Âm lịch, nhiều kẻ gian đang rao "đổi tiền lì xì rẻ nhất thị trường". Tuy nhiên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo, dịch vụ đổi tiền qua mạng xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều nạn nhân thực hiện giao dịch nhưng khi nhận được tiền lại không đủ số lượng như cam kết hoặc nhận tiền giả. Có đối tượng rao đổi tiền mới với phí siêu rẻ, sau khi nhận chuyển khoản hoặc tiền đặt cọc của người dùng thì chặn liên lạc rồi biến mất.Cơ quan chức năng cảnh báo kẻ gian có thể dùng tiền bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc hay thậm chí là tiền giả để lừa đảo. Người dân cần nâng cao cảnh giác, cẩn trọng tránh bị thiệt hại; việc giao dịch, trao đổi tiền cần thực hiện tại các điểm an toàn như tại ngân hàng. Ngoài các đơn vị này, mọi hoạt động đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp. Bất kỳ hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch, đổi tiền để thu lời đều là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt.Gần đây, hình thức cố tình đăng nhập sai mật khẩu ngân hàng để khóa tài khoản nở rộ. Kẻ gian sau đó lần theo thông tin thu thập được, mạo danh nhân viên ngân hàng để gọi điện báo nạn nhân, yêu cầu thực hiện các thao tác để mở lại tài khoản.Thông thường, các đối tượng sẽ gửi kèm một đường link (liên kết) chứa mã độc. Từ đây chúng có thể chiếm đoạt thông tin đăng nhập hoặc cài cắm virus, phần mềm độc hại để chiếm quyền điều khiển máy, từ đó chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.Các thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng thông báo về duyệt khoản vay, đáo hạn thanh toán... dù đã cũ nhưng vẫn khiến nhiều người không có kinh nghiệm mắc bẫy. Lấy lý do cung cấp thông tin cá nhân để hoàn thiện hồ sơ, kẻ gian sẽ đánh cắp dữ liệu về CCCD, số tài khoản, mật khẩu để chiếm đoạt tài sản. Nhiều người bị lừa chuyển khoản tiền phí sau đó mất liên lạc với kẻ mạo danh.Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, truy cập đường link lạ. Các ngân hàng sẽ không làm việc với người dân qua số điện thoại cá nhân. Khi nhận được yêu cầu liên quan đến tài khoản, người dân cần đề cao cảnh giác, nên đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các giao dịch.Thủ đoạn lừa đảo việc nhẹ lương cao không mới nhưng mỗi năm, các đối tượng lại có những chiêu trò tinh vi hơn khiến nhiều người vẫn mắc bẫy. Ban đầu kẻ gian lập ra các hội nhóm trên Facebook, Zalo, quảng cáo để tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ online.Hình thức lừa đảo này thường đánh vào lòng tham của người dùng, sau những "nhiệm vụ" đơn giản ban đầu, nạn nhân sẽ nhận được phần thưởng nhỏ, sau đó nhiệm vụ tăng lên kèm số tiền phải gửi vào ngày một lớn. Đến khi không thể rút tiền sau nhiệm vụ, kẻ gian tiếp tục yêu cầu người dân chuyển thêm tiền để lấy lại tiền gốc rồi chặn liên lạc, biến mất.Lợi dụng nhu cầu mua vé xe, vé máy bay đi lại của người dân tăng cao trong dịp tết, nhiều kẻ gian đã lập ra những website gần giống các đại lý chính hãng, quảng cáo khuyến mãi, giá hời. Người dân sau khi chuyển tiền sẽ không nhận được vé hoặc mã vé giả. Hậu quả không chỉ mất tiền mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại cuối năm. Chưa dừng lại, nhiều kẻ gian còn yêu cầu nạn nhân điền các thông tin nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, mật khẩu... để tiếp tục chiếm đoạt tiền. Ngoài ra các đối tượng còn giả danh nhân viên, đại lý ủy quyền của các công ty bán lẻ lớn, chào mời các chương trình mua sắm giảm giá để lừa tiền cọc hoặc lôi kéo nạn nhân vào các trò cờ bạc trực tuyến. Ngoài những hình thức lừa đảo trên, cơ quan chức năng cũng cảnh báo người dân về những thủ đoạn tinh vi như: Kêu gọi đầu tư, tài chính với hiệu suất sinh lời cao; mạo danh doanh nghiệp lớn để tri ân dịp tết; cho vay tiêu dùng; thanh toán tiền điện nước; chiếm dụng tài khoản mạng xã hội để lừa tiền... Để tránh 'tiền mất tật mang', người dân cần tuyệt đối cẩn thận khi mua sắm trực tuyến, kiểm tra kỹ thông tin trước khi thanh toán, chuyển khoản. Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ, cần gọi ngay tổng đài của hệ thống để kiểm tra. Khi nhận được lời mời chào qua các tin nhắn, tuyệt đối không nhấp vào đường link, không cài đặt phần mềm lạ về máy, báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.
Bản Ghi nhớ (MOU) hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng, lao động thời vụ Việt Nam đi làm việc tại Phần Lan giữa Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan đã ký kết vào sáng nay, 13.1 tại Hà Nội.Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, quan hệ hai nước đang chuyển dần từ đối tác phát triển sang hợp tác cùng có lợi và mối quan hệ hữu nghị này ngày càng phát triển tốt đẹp với những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên. Đặc biệt trong năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023). Năm 2024, các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước như chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho (3.2024); Tổng Bí thư Tô Lâm gặp Tổng thống Phần Lan Alecxander Stubb tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (24.9.2024), đã góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa hai nước.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam đưa gần 160.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (năm 2023 đưa 159.986 lao động, năm 2024 đưa gần 159.000 lao động) và hiện nay có khoảng 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Từ cuối năm 2023 đến nay, Bộ LĐ-TB-XH đã chấp thuận đăng ký của 3 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Việt Nam có hợp đồng cung ứng 134 lao động đi làm việc tại Phần Lan. Đến nay đã có 55 lao động đi làm việc tại Phần Lan, với thu nhập ổn định từ 1.500 - 2.000 euro/tháng, điều kiện làm việc và phúc lợi xã hội khá tốt. Bản Ghi nhớ hợp tác giữa 2 nước có giá trị trong vòng 5 năm từ năm 2025 - 2030. Qua đó thiết lập quan hệ đối tác về di cư lao động giữa hai bên tham gia trong giới hạn thẩm quyền tương ứng của mỗi bên và theo luật pháp, thủ tục, nguồn lực hiện hành, tôn trọng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế.
Những tấm lòng vàng 16.10.2022
Tại miền Bắc, nhà lợp tranh rất phổ biến nhưng nhà lợp bằng cây cói rất hiếm, chỉ có ở một số vùng trồng cói như H.Nga Sơn (Thanh Hóa) và H.Kim Sơn (Ninh Bình). Từ năm 1990 đổ về trước, nhiều gia đình tại H.Kim Sơn và H.Nga Sơn thường lợp mái nhà bằng cói, nhưng ngày nay còn rất ít.