Giảm gần 6.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?
Trong diễn biến khác, chiết khấu bán lẻ xăng dầu theo thông báo từ thương nhân phân phối, có nơi vọt lên 2.000 đồng/lít, phổ biến ở mức 1.500 - 1.800 đồng/lít. Đây là mức chiết khấu khá cao trong bối cảnh giá bán lẻ xăng dầu được dự báo có đợt giảm giá mới.Tài xế ‘hoang mang’ vì hàng loạt xe khác đua nhau vượt đèn đỏ
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Cựu nữ tướng Traphaco và hành trình mới cùng Nutricare
Vào rạng sáng 10.3, Dương Mịch đã đúng giờ gửi lời chúc mừng sinh nhật đến Lưu Thi Thi: "Chúc mừng sinh nhật, tiểu Lưu thân yêu! Chúc cậu luôn khỏe mạnh, bình an và thuận lợi!", một lời chúc đơn giản nhưng chứa đựng sự ấm áp. Đây đã là năm thứ tư liên tiếp Dương Mịch giữ thói quen này, khiến người hâm mộ không khỏi xúc động trước tình bạn kéo dài gần 2 thập kỷ giữa hai nữ diễn viên. Tình bạn giữa Dương Mịch và Lưu Thi Thi bắt đầu từ năm 2008, khi cả hai cùng tham gia Tiên kiếm kỳ hiệp 3. Lúc đó, Dương Mịch đảm nhận vai Tuyết Kiến sắc sảo, còn Lưu Thi Thi hóa thân thành Long Quỳ dịu dàng. Sự đối lập trong tính cách nhân vật cũng phản ánh phần nào con người thật của họ ngoài đời, một Dương Mịch thẳng thắn, hoạt bát và một Lưu Thi Thi điềm đạm, kín tiếng. Sự bù trừ hoàn hảo này đã giúp họ nhanh chóng trở thành bạn thân, thậm chí Lưu Thi Thi từng hài hước chia sẻ: "Tôi và Dương Mịch là nhất kiến chung tình".Tuy nhiên, không lâu sau, mối quan hệ của họ dần vướng phải những tin đồn rạn nứt. Năm 2011, cả hai đều vươn lên hàng sao hạng A với hai bộ phim "đại bạo", Dương Mịch với Cung Tỏa Tâm Ngọc, Lưu Thi Thi với Bộ Bộ Kinh Tâm. Sự thành công song song này vô tình đặt họ vào thế cạnh tranh, khiến những đồn đoán về sự xa cách giữa hai người ngày càng lan rộng. Đặc biệt, vào năm 2016, khi Lưu Thi Thi kết hôn với Ngô Kỳ Long nhưng không mời Dương Mịch tham dự, nhiều người tin rằng tình bạn này đã thực sự chấm dứt.Tưởng chừng mối quan hệ "tỷ muội thân thiết" ngày nào sẽ mãi trôi vào dĩ vãng, nhưng đến năm 2019, Dương Mịch và Lưu Thi Thi bất ngờ bị bắt gặp đi dạo cùng nhau trong công viên. Không dừng lại ở đó, Dương Mịch còn bao trọn rạp để ủng hộ bộ phim mới của Lưu Thi Thi, khiến dân mạng xôn xao về khả năng "nối lại tình xưa". Kể từ năm 2022, mỗi dịp sinh nhật Lưu Thi Thi, Dương Mịch đều kiên trì gửi lời chúc mừng đúng giờ, thậm chí còn chuyển từ cách gọi trang trọng "Thi Thi" sang biệt danh thân mật "tiểu Lưu". Cả hai cũng không ngần ngại đăng ảnh chụp chung, thay vì chỉ là những tấm hình cũ từ thời mới vào nghề. Những hành động này khiến người hâm mộ không khỏi xúc động, thậm chí còn trêu đùa rằng họ giống như một cặp đôi "gương vỡ lại lành".Không chỉ gắn bó trong cuộc sống cá nhân, Dương Mịch và Lưu Thi Thi còn có điểm chung trong sự nghiệp khi cả hai đang bước vào giai đoạn chuyển mình đầy thách thức. Lưu Thi Thi sau khi sinh con đã trở lại màn ảnh nhỏ với hàng loạt bộ phim cổ trang như Nhất Niệm Quan Sơn, Chưởng Tâm, nhưng diễn xuất của cô lại gây nhiều tranh cãi. Nhiều khán giả cho rằng ánh mắt cô thiếu cảm xúc, thoại không rõ ràng, khiến hình ảnh nàng "Nhược Hy" năm nào dần mất đi hào quang. Dương Mịch cũng không khá hơn khi tần suất đóng phim giảm mạnh. Tác phẩm mới không đạt được kỳ vọng, bị đánh giá là kịch bản nhạt nhòa, diễn xuất thiếu sự mới mẻ.Dù vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, Dương Mịch và Lưu Thi Thi vẫn đang nỗ lực khẳng định bản thân. Họ không còn là những tiểu hoa đán trẻ trung cạnh tranh nhau trên màn ảnh mà đang dần bước vào thời kỳ chín muồi, nơi kinh nghiệm và khí chất quan trọng hơn nhan sắc. Tình bạn của Dương Mịch và Lưu Thi Thi cũng phần nào phản ánh thực tế khắc nghiệt của lứa tiểu hoa đán 8X trong làng giải trí Hoa ngữ.
Luôn tiên phong trong việc mang các vi xử lý AI mới bậc nhất từ Qualcomm và AMD về thị trường Việt Nam qua những mẫu laptop AI, Zenbook A14 (UX3407) siêu nhẹ với Snapdragon® X Series, và Zenbook 14 (UM3406) trang bị bộ xử lí AMD Ryzen™ AI chính thức ra mắt hôm nay tiếp tục khẳng định chiến lược này của ASUS.Gây tiếng vang lớn khi ra mắt toàn cầu tại CES 2025, Zenbook A14 (UX3407) nổi bật như tâm điểm của dòng laptop AI của ASUS trong năm nay nhờ nhiều cải tiến quan trọng, khắc phục những thách thức truyền thống về độ bền, hiệu suất, tản nhiệt, thời lượng pin và số lượng cổng kết nối trên một chiếc laptop mỏng nhẹ. Sản phẩm hướng đến phân khúc cao cấp với trọng lượng chỉ khoảng 980g, trở thành mẫu laptop Copilot+ PC nhẹ bậc nhất thế giới hiện nay, nhờ sử dụng Ceraluminum™, là chất liệu nhôm gốm do ASUS độc quyền phát triển, nhẹ hơn nhưng bền hơn .Đây cũng là lần đầu tiên ASUS sử dụng Ceraluminum™cho toàn bộ phần nắp, khung bàn phím lẫn đế máy trong một mẫu laptop, giúp thiết bị có khả năng chống mài mòn, chống trầy xước và chống sốc, đồng thời khó bám bẩn và khó dính vân tay. Nhờ thiết kế tối ưu và chất liệu rất riêng này, Zenbook A14 mặc dù cực nhẹ nhưng vẫn đạt chuẩn quân sự MIL-STD 810H, đảm bảo độ bền cao ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt. Dù với thiết kế cực mỏng nhẹ, máy vẫn được trang bị hệ thống cổng kết nối đầy đủ, 2 cổng USB-C, 1 cổng USB-A, HDMI, và giác âm thanh, kết hợp với bàn di chuột mở rộng hơn so với các phiên bản 14-inch trước.Nặng chưa đến 1kg nhưng Zenbook A14 vẫn sở hữu pin 70Wh cho phép máy hoạt động liên tục đến 32 giờ trong trường hợp phát video ngoại tuyến, không kết nối Wi-Fi, và đến 28 giờ nếu phát video trực tuyến.Thời lượng pin cực lâu này đạt được một phần cũng là nhờ vi xử lý Snapdragon® X Series của Qualcomm, được tích hợp NPU với hiệu suất lên đến 45 TOPS (xử lý 45 nghìn tỷ phép tính mỗi giây). Con chip này không chỉ tối ưu hóa hiệu năng bằng AI chạy trong nền có thể nhận diện nhu cầu của người dùng và hiệu chỉnh tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng của CPU, GPU cũng như màn hình, mà còn tiết kiệm năng lượng đáng kể khi thực hiện các tác vụ AI đòi hỏi hiệu suất cao như xóa phông gọi video, nhận diện khuôn mặt, từ đó góp phần kéo dài thời lượng pin. Đặc biệt, khi so với các thế hệ trước như Zenbook 14 (UX3405), Zenbook A14 đảm bảo trải nghiệm mượt mà và hiệu suất khi sử dụng pin ngang bằng với khi cắm sạc.Ngoài ra, với chuẩn Copilot+ PC, Zenbook A14 còn có khả năng hỗ trợ các tính năng AI như tóm tắt nội dung, tạo văn bản, hỗ trợ chỉnh sửa và tạo hình ảnh. Máy cũng được trang bị Windows Phone Link, cho phép quản lý thông báo và chuyển tệp trực tiếp từ điện thoại Android hoặc iOS lên laptop một cách dễ dàng. Có thể nói, với Zenbook A14, ASUS đã tạo nên một tiêu chuẩn mới cho khái niệm laptop AI siêu nhẹ, tiếp nối hành trình tối ưu thiết kế không ngừng nghỉ của hãng.Bên cạnh Zenbook A14, ASUS còn ra mắt Zenbook 14 (UM3406) - một lựa chọn đáng chú ý khác trong dòng laptop AI, cân bằng giữa thiết kế mỏng nhẹ và hiệu năng mạnh mẽ, ổn định. Máy được trang bị vi xử lý AMD Ryzen™ AI 7 350, có thể đẩy tốc độ xử lý các tác vụ thông minh lên đến 50 TOPS. Đây là con số rất ấn tượng đo lường tốc độ xử lý AI của chip.Có độ dày chỉ khoảng 14,9mm và trọng lượng 1,2kg, Zenbook 14 vẫn rất phù hợp cho người thường xuyên di chuyển. Chiếc laptop tất nhiên được trang bị màn Lumina OLED đặc trưng của ASUS, với độ phân giải cao 2880x1800 pixel mang đến trải nghiệm hình ảnh sống động, độ đen sâu, đồng thời giúp tiết kiệm điện năng để kéo dài thời gian sử dụng pin, và giảm đến 70% lượng ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt người dùng. Máy cũng hỗ trợ đầy đủ các cổng kết nối tương tự như Zenbook A14 và tích hợp hệ thống loa hướng xuống, mang đến trải nghiệm ấn tượng với âm lượng lớn và dải bass mạnh mẽ, sẵn sàng phục vụ cả nhu cầu công việc lẫn giải trí.Ra mắt Zenbook A14 (UX3407) và Zenbook 14 (UM3406), ASUS tiếp tục chiến lược mang đến những vi xử lý mới nhất và tiên tiến nhất từ các nhà sản xuất chip toàn cầu đến người dùng Việt, đồng thời phổ cập trải nghiệm tại hàng loạt các Trung tâm trải nghiệm AI (ASUS AI Innovation Hub) hợp tác với các đại lý tại Hà Nội và TP.HCM, cho phép người tiêu dùng tại đây có thể trải nghiệm trực tiếp hai dòng laptop ASUS trang bị một trong những thiết bị chip AI mới nhất từ Qualcomm và AMD.Các trung tâm trải nghiệm này là một trong những hoạt động riêng cho thị trường Việt Nam mà ASUS đang tập trung phát triển hơn nữa trong năm 2025 để đảm bảo rằng công nghệ AI được phổ biến rộng rãi để mọi người có thể tiếp cận, đồng thời mở đường nâng cao trải nghiệm mua hàng công nghệ tiêu dùng tại Việt Nam.
Có nên mua laptop màn hình cảm ứng?
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.