$858
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của win55. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ win55.Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của win55. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ win55.Cuộc đua giảm giá, ưu đãi gay gắt ở phân khúc gia đình cỡ nhỏ tại Việt Nam trong tháng 2.2025 đã ít nhiều cho thấy tác dụng; khi hầu hết mẫu mã ô tô đều đã tìm lại đà tăng trưởng doanh số.Cụ thể, số liệu bán hàng mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam) cho thấy, khép lại tháng vừa qua, nhóm xe này bán ra tổng cộng 2.978 xe. Doanh số này tăng hơn 400 xe, tương đương gần 17% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, ngoại trừ bộ đôi xe Nhật có giá bán cao hơn mặt bằng chung là Honda BR-V và Toyota Innova, tất cả những mẫu xe còn lại ở nhóm xe gia đình 7 chỗ cỡ nhỏ đều đạt kết quả tích cực.Trong đó, Mitsubishi Xpander tiếp tục là tâm điểm. Mặc dù vậy, trái với "cú lao dốc" bất ngờ ở tháng mở màn năm 2025; bước sang tháng 2, mẫu xe Nhật đã nhanh chóng tìm lại nhịp tăng trưởng. Theo số liệu từ báo cáo của VAMA, Xpander kết thúc tháng vừa qua với doanh số 1.053 xe, tăng 245 xe; tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó.Với kết quả này, Xpander không những duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc, mà còn tái thiết lập vị thế áp đảo về doanh số trước các đối thủ cạnh tranh, khi lại bỏ xa mẫu xe bám đuổi gần nhất Toyota Innova. Bởi tháng vừa qua, mẫu xe này chỉ bán ra 414 xe, giảm gần 100 xe, tương đương khoảng 25% so với tháng 1.2025. Nếu so với Xpander, lượng xe bàn giao của Innova thậm chí chưa bằng một nửa.Trong khi đó, "đàn em" của Innova và Toyota Veloz cũng không khá hơn. Kết thúc tháng 2, mẫu xe này dù được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cũng chỉ bán ra tổng cộng 364 xe, xếp sau Mitsubishi Xpander và Toyota Innova.Ở nhóm còn lại, Hyundai Stargazer là mẫu xe nổi bật hơn cả khi ghi nhận doanh số 304 xe, tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước. Kết quả tích cực của mẫu xe Hàn chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi, giảm giá mạnh tay được Hyundai Thành Công (HTV) và hệ thống đại lý mạnh tay áp dụng từ đầu năm; đưa giá bán thực tế của Stargazer chỉ còn khoảng 450 triệu đồng, rẻ nhất phân khúc.Những cái tên khác như Toyota Avanza, Suzuki XL7, Hyundai Custin hay KIA Carens cũng đạt kết quả tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.Riêng Honda BR-V lại là trường hợp cá biệt. Trái ngược với hầu hết đối thủ cạnh tranh, mẫu xe của Honda trong tháng 2 bất ngờ sa sút khi chỉ bàn giao đến tay khách hàng 221 xe, giảm gần một nửa so với tháng 1. Kết quả này khiến BR-V cùng với Toyota Innova trở thành một trong hai mẫu xe gia đình cỡ nhỏ ghi nhận doanh số giảm sút.Cộng dồn hai tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander như thường lệ tiếp tục xác lập vị thế dẫn đầu với gần 1.900 xe đến tay người dùng. Toyota Innova xếp ngay sau nhưng doanh số chỉ bằng một nửa. Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, hiện tại Xpander vẫn đang cho thấy sự áp đảo ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ. Tuy nhiên năm 2025, nhóm xe này dự kiến sẽ cạnh tranh gắt gao hơn nữa bởi sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, nhất là những mẫu xe đến từ Trung Quốc. ️
Trước giai đoạn lượt về V-League 2024 - 2025, CLB Hà Nội nhận được bản hợp đồng tài trợ "khủng" từ Tập đoàn Hanaka (Bắc Ninh). Doanh nghiệp này tài trợ cho CLB Hà Nội 18 tỉ đồng theo bản hợp đồng có thời hạn đến ngày 10.2.2026, đồng nghĩa kéo dài 1,5 mùa giải. Thỏa thuận này đánh dấu sự hợp tác quan trọng giữa hai bên, không chỉ góp phần giúp CLB Hà Nội nâng cao chất lượng chuyên môn, mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của bóng đá Việt Nam."Thay mặt CLB Hà Nội, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tập đoàn Hanaka. Khoản tài trợ trị giá 18 tỉ đồng này không chỉ giúp CLB Hà Nội có thêm nguồn lực trong công tác đào tạo, phát triển cầu thủ, mà còn là động lực để chúng tôi tiếp tục hướng tới những thành tích cao hơn, cống hiến những trận đấu chất lượng và giàu cảm xúc cho người hâm mộ", Chủ tịch CLB Hà Nội Đỗ Vinh Quang chia sẻ tại lễ ký kết.CLB Hà Nội là một trong những đội bóng giàu thành tích nhất Việt Nam, với kỷ lục 6 lần vô địch V-League, 3 Cúp quốc gia và 5 Siêu cúp quốc gia.Thành công của bóng đá Việt Nam thời gian qua như kỳ tích á quân U.23 châu Á 2018, những tấm HCV SEA Games, AFF Cup… có dấu ấn đậm nét từ những cầu thủ hoặc cựu cầu thủ CLB Hà Nội. Gần nhất, 5 cầu thủ của CLB Hà Nội là Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long, Tuấn Hải, Xuân Mạnh đều góp mặt trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, ghi dấu ấn trong cả 3 bàn thắng vào lưới chủ nhà Thái Lan để giúp đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch.18 tỉ đồng tài trợ này là nguồn động lực rất lớn cho CLB Hà Nội trước thềm giai đoạn lượt về V-League 2024 - 2025. Sau 13 lượt trận, CLB Hà Nội tạm xếp thứ 4 với 20 điểm.Mặc dù thất thế trong cuộc đua vô địch, nhưng CLB Hà Nội vẫn được đánh giá rất cao ở khả năng bứt tốc trong giai đoạn lượt về. Xuyên suốt 16 mùa giải cho đến trước V-League 2024 - 2025, CLB Hà Nội chỉ một lần đứng thứ 4, còn lại luôn có mặt trong tốp 3 vào cuối mùa. ️
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. ️