Lối sống 'thu nhập gấp đôi, không có con' của giới trẻ hiện nay gây tranh cãi
Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng do TikToker Mr.Pips (tức Phó Đức Nam, 30 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu. Đây là một trong những vụ lừa đảo đầu tư tài chính có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.Theo công an, Phó Đức Nam cùng Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú tại Hà Nội) và một đối tượng người nước ngoài thành lập nhiều "công ty ma" tại Việt Nam. Trong số này, một công ty đặt tại TP.HCM làm "bình phong" với hơn 40 văn phòng đặt tại Hà Nội và rải rác khắp cả nước.Dù không đăng ký hoạt động chứng khoán hay tài chính, nhưng các công ty vẫn tuyển dụng hàng ngàn nhân viên, làm việc từ 8 - 21 giờ hàng ngày, về lĩnh vực giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.Để tạo lòng tin, Nam cùng đồng phạm tạo lập, quản lý 5 trang mạng có giao diện tiếng Anh, khiến người tham gia hiểu lầm là giao dịch trên các sàn quốc tế. Thực chất, các trang mạng đều được lập trình, gắn với các tài khoản ngân hàng của các đối tượng.Nhân viên trong đường dây của Nam được phân cấp thành nhiều bộ phận (kế toán, nhân sự, chăm sóc khách hàng…), giao tiếp với nhà đầu tư thông qua mạng xã hội Zalo, Telegram… Nhóm đối tượng chuyên cung cấp thông tin sai sự thật để khách hàng tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định rồi chiếm đoạt.Đến nay, Công an TP.Hà Nội xác định được hơn 2.600 bị hại trên toàn quốc, với số tiền đã nạp ban đầu khoảng 50 triệu USD.Thủ đoạn được các đối tượng trong đường dây lừa đảo của Phó Đức Nam thường xuyên sử dụng, là dụ dỗ đầu tư theo kiểu "củ cà rốt và con lừa". Ban đầu, nhà đầu tư sẽ được mời gọi các gói giao dịch giá trị thấp, rút tiền dễ dàng và có lãi. Sau đó, gói giao dịch nâng cấp dần, đến ngưỡng nhất định sẽ "cháy" tài khoản. Khi nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí hết sạch tiền, các đối tượng tiếp tục lên kịch bản reo hi vọng để họ nạp thêm tiền với mong muốn gỡ gạc. Đến lúc nhà đầu tư không còn khả năng tài chính, mọi kênh liên lạc bị chặn. Một trong những người "sập bẫy" lừa đảo là bà P.T, đã nạp tiền khoảng 500 triệu đồng. Bà T. kể được mời tham gia một nhóm đầu tư trên Telegram, các thành viên trong này "đua nhau" khoe hình ảnh, clip về việc nhận được khoản tiền lãi lớn. Có thành viên còn gửi hàng loạt giấy tờ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, nên bà T. rất tin tưởng."Không hiểu sao khi vào rồi thì có sức hút ghê gớm lắm, nói gì mình cũng tin", bà T. nhớ lại, và mãi đến sau này mới biết những người trên đều nằm trong "kịch bản".Theo lời bà T., ban đầu bà thử đầu tư gói giao dịch vài trăm ngàn đồng thì dễ dàng nhận được cả gốc lẫn lãi. Sau đó, gói đầu tư được nâng dần, lên 30 triệu đồng rồi 60 triệu đồng, với hứa hẹn lợi nhuận gấp hàng chục lần. Thế nhưng, khi số tiền nạp đã kha khá, tài khoản của bà T. lập tức báo "cháy". Trong cơn hoảng loạn, bà T. được thành viên nhóm động viên tìm cách gỡ gạc, nên nạp thêm 70 triệu đồng. Không như kỳ vọng, tài khoản của bà T. bị "treo", và được hướng dẫn nạp thêm tiền để khắc phục lỗi. Chót "đâm lao thì phải theo lao", bà T. bán cả số vàng chuẩn bị cưới cho con trai, nạp thêm hơn 100 triệu đồng. Tài khoản tiếp tục "cháy".Chưa thoát khỏi cơn u mê, lại thêm lời ngọt nhạt từ thành viên nhóm, bà T. cố gắng lần cuối bằng việc vay mượn bạn bè 170 triệu đồng, mong cứu vãn tình thế. Kết quả đã rõ, tiền tiếp tục "không cánh mà bay". Bà T. đến lúc này mới tỉnh ngộ, đến nay chưa dám chia sẻ cho người thân.Bà T.N, một nhà đầu tư khác, đã nạp vào đường dây lừa đảo khoảng 35 tỉ đồng. Giai đoạn 2019 - 2020, kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bà N. được một phụ nữ gọi điện, mời chào đầu tư chứng khoán, cam kết sẽ có chuyên gia trình độ cao hướng dẫn "một kèm một". Đang sẵn khoản tiền nhàn rỗi, bà N. tin tưởng và mở tài khoản, dù không quá am hiểu về tài chính.Cũng giống với bà T., sau khi nạp tiền đầu tư, tài khoản của bà N. nhiều lần bị "cháy". Mỗi lần như vậy, bà N. rất hoảng và buồn, nhưng đều có một thành viên trong nhóm an ủi, tiếp thêm niềm tin gỡ gạc."Mình giống như bị tẩy não vậy", bà N. nhớ lại, cho biết các đối tượng lừa đảo rất kiên trì đeo bám, gọi điện mỗi ngày từ sáng đến tối, tâm tình như một người bạn tri kỷ, không ngừng nói về viễn cảnh tương lai tích cực. Bà N. còn được tham gia vào nhóm thành viên VIP, có người giới thiệu là chuyên gia giỏi, đạt giải quốc tế, "nói rất hay". Thậm chí, sau nhiều lần tài khoản "cháy", bà L. không tin tưởng vào chuyên gia nữa, các đối tượng giả danh là "người trong ngành", dụ dỗ góp vốn 50/50 để hàng tháng nhận tiền lãi. Thế nhưng, chỉ sau 1 ngày nạp tiền, tài khoản của bà N. lại "bốc hơi". Bà rất hoảng sợ. Thành viên góp vốn gọi điện cho bà, cũng tỏ ra buồn chán, khóc lóc, đòi tự tử. "Ngỡ là thật, tôi nén đau thương để an ủi ngược lại họ, sau này mới biết họ chính là kẻ đã lừa mình", bà N. kể.Người phụ nữ cũng cho hay, kể từ ngày đường dây của Phó Đức Nam bị phanh phui, mọi thứ như sụp đổ. Biết tin bà bị lừa, người thân, bạn bè đều có "cái nhìn khác". Số tiền đã đầu tư là toàn bộ tài sản dành dụm, không chỉ của bà mà còn của cả cha mẹ, nay có nguy cơ mất trắng.Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an đã thu giữ, phong tỏa số tài sản có giá trị ước tính hơn 5.200 tỉ đồng. Cả bà T. và bà N. đều hi vọng đây sẽ là "tia sáng cuối đường hầm" giúp họ lấy lại tài sản đã mất, dù có thể không vẹn toàn.Lập vi bằng để chứng minh mua bán nhà đất chỉ là hợp đồng giả cách?
Theo kế hoạch, đội tuyển Thái Lan chia làm 2 tốp, có mặt tại sân bay Nội Bài vào tối 31.12 để chuẩn bị cho trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, Suphanat Mueanta không thể di chuyển cùng đồng đội do đang điều trị tại bệnh viện. Anh sẽ bay sang Việt Nam vào ngày 1.1, tức chỉ trước trận chung kết lượt đi 1 ngày. Suphanat đã bị sốt trước trận bán kết lượt về với đội tuyển Philippines. Vì thế, anh chỉ được HLV Masatada Ishii tung vào sân khi 2 đội bước vào hiệp phụ. Dù không có thể trạng tốt nhất, Suphanat vẫn thi đấu tốt và sắm vai người hùng của bầy "Voi chiến" khi ghi bàn thắng quyết định, ấn định tổng tỷ số 4-3 cho nhà đương kim vô địch. Khi chưa khỏi bệnh hoàn toàn và không đạt thể trạng tốt nhất, gần như chắc chắn Suphanat sẽ không thể ra sân từ đầu trong trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam. Nếu đội tuyển Thái Lan gặp bất lợi, anh có thể được vào sân trong hiệp 2. Đây chắc chắn là một tổn thất lớn của "Voi chiến" bởi Suphanat đang là cầu thủ chơi hay nhất đội từ đầu giải với 5 bàn thắng và 4 kiến tạo. Tuy nhiên, đây chưa phải là tổn thất duy nhất của đội tuyển Thái Lan. Tiền đạo mục tiêu số 2 trong tay HLV Ishii là Teerasak Poeiphimai dính chấn thương gân khoeo trong trận bán kết lượt về với Singapore. Anh dự kiến phải nghỉ thi đấu hơn 2 tuần nên chắc chắn vắng mặt trong cả 2 lượt đấu với đội tuyển Việt Nam. Ở AFF Cup 2024, Teerasak là phương án dự phòng cho Patrik Gustavsson nhưng cũng kịp ghi 3 bàn. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanAsean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Thêm nội binh được vinh danh ở giải bóng rổ VBA 2023
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ sáu ngày 7.3.2025.KQXS Vĩnh Long, Bình Dương, Trà Vinh, Ninh Thuận...ngày 7.3.2025 ngày 7.3.2025 Ký hiệu trúng đặc biệt: Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.
Cụ thể, Thái Bình có Khu kinh tế Thái Bình, là địa bàn đặc biệt ưu đãi đầu tư, với mức ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Diện tích đất phát triển công nghiệp lớn (8.020 ha), đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của nhà đầu tư.
Khó lường diễn biến giá vàng, USD
Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 12.2011, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, là cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nhờ người đứng tên để sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng TMCP là Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Khi 3 ngân hàng này lâm vào tình trạng yếu kém phải hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tức SCB), bị cáo Lan tiếp tục nhờ người đứng tên sở hữu phần lớn cổ phần và nắm quyền chi phối.Sau khi thâu tóm SCB phục vụ cho hoạt động của Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng phối hợp cùng cán bộ chủ chốt ở tập đoàn rút tiền của dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống để đầu tư nhiều dự án bất động sản.Mặc dù không giữ chức vụ tại SCB nhưng bằng việc sở hữu hơn 91% cổ phần của SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan là người chi phối mọi hoạt động tại ngân hàng.Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém, giúp SCB thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp "đưa hối lộ" cho đoàn cán bộ thanh tra. Trong đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (là cựu Tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (là cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát II, thuộc Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu.Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan là đặc biệt nghiêm trọng; là người chủ mưu, cầm đầu, cùng lúc phạm 3 tội "tham ô tài sản", "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "đưa hối lộ". Hành vi của các bị cáo tác động xấu đến hoạt động ngân hàng, mất an ninh trật tự, hoang mang dư luận và mất niềm tin của nhân dân. Đến giai đoạn 2 của vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về 3 tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", “rửa tiền" và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".HĐXX nhận định, bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm là lãnh đạo SCB có hàng loạt hành vi gian dối, thống nhất với nhau từ việc phát hành trái phiếu đến dụ dỗ người gửi tiền mua trái phiếu; các bị cáo đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối, thể hiện ý thức chiếm đoạt tài sản của các trái chủ. Về hành vi “rửa tiền”, từ ngày 1.1.2018 - 7.10.2022, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng; trong đó 415.000 tỉ đồng có được từ hành vi phạm tội “tham ô tài sản” của SCB và hơn 30.081 tỉ đồng có được từ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của trái chủ. Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông qua các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài; sau đó thông qua hệ thống SCB, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài. Tổng số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỉ USD, tương đương 106.730 tỉ đồng. Từ đó, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 12 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", 8 năm tù về tội “rửa tiền". Tổng hợp hình phạt chung là chung thân.Các bị cáo khác trong vụ án lãnh án từ 2 năm tù đến 23 năm tù.Sau đó, Trương Mỹ Lan đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án liên quan trực tiếp đến bị cáo.