Bộ đội trên đảo Thổ Chu đón tết
Tại một buổi nói chuyện về nghệ thuật tổ chức cuộc sống hôn nhân, gia đình do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào tháng 12.2024, tiến sĩ Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, đã đặt ra câu hỏi: "Tương lai, liệu thế hệ Alpha có hỏi ba mẹ rằng tại sao con phải giao tiếp với con người?". Câu hỏi này khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn.Theo tiến sĩ Tô Nhi A, thế hệ Alpha – những đứa trẻ lớn lên trong thời đại công nghệ số – đang dần quen với việc giao tiếp qua điện thoại, AI... Trẻ cảm thấy nói chuyện với ba mẹ không còn thấy vui, đặc biệt trong bối cảnh các bậc phụ huynh thường thiếu kiên nhẫn hoặc không đáp ứng được nhu cầu trò chuyện của con. "Mẹ nào nhẫn nại thì nhẹ nhàng bảo: "Con tự chơi nha, mẹ mệt lắm", Nhưng mẹ nào không tích cực thì sẽ cấm đoán hoặc la mắng ngay từ câu hỏi thứ hai của con", tiến sĩ Tô Nhi A nói.Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ một câu chuyện thực tế về chính con trai mình, hồi cậu bé học lớp 2. Từ khi nhà chị có tivi thông minh điều khiển bằng giọng nói, cậu bé bắt đầu quen với việc "trò chuyện" với Google. Một lần, trong niềm vui khi bà ngoại sắp lên chơi, cậu bé hớn hở nói với Google: "Bà ngoại của mình sắp lên nhà mình chơi đó. Bạn có bà ngoại không?"Bất ngờ thay, Google đáp lại bằng một giọng rõ ràng và ấm áp: "Chúc mừng bạn! Niềm vui sum họp gia đình là điều rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi không có bà ngoại. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng khác là "họ hàng" của tôi như Gmail, Google maps…"Hứng thú, cậu bé tiếp tục hỏi: "Bạn có bạn học không? Trong lớp của mình có bạn Quang Anh đó". Google trả lời: "Xin lỗi bạn, tôi không đi học nhưng tôi có "bạn học". Chúng tôi được các kỹ sư của Google dạy mỗi ngày".Cuộc trò chuyện kéo dài qua nhiều câu hỏi khác nhau. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ rằng "bạn" Google không hề tỏ thái độ bực bội, luôn kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của cậu bé, kể cả khi cậu hỏi về tên của từng bạn trong lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy AI thú vị và dễ chịu hơn so với việc trò chuyện với người thật, bởi người lớn thường thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng.Chị Huỳnh Thủy (37 tuổi), cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết chị từng bàng hoàng khi nghe cậu con trai 12 tuổi thốt lên: "Mẹ khỏi trả lời, để con nhờ AI giải thích nhanh hơn". "Mình cũng biết AI nhưng không ngờ con trai lại xem ứng dụng AI này như bạn bè. Bé dùng AI để làm bài tập, tâm sự, hỏi ý kiến từ chuyện học hành đến bạn bè. Điều này khiến mình vừa bất ngờ, vừa lo lắng vì cảm giác như bản thân đang "thua" một cỗ máy trong việc trò chuyện với con", chị Thủy nói.Trong thời đại công nghệ, việc giới trẻ sử dụng AI như một công cụ để học tập và giải trí không còn xa lạ. Tuy nhiên, ngày càng có phụ huynh nhận ra con cái đang dần lệ thuộc vào AI để giao tiếp và tìm sự an ủi thay vì trò chuyện với gia đình. Anh Nguyễn Hữu Long (34 tuổi), ngụ khu dân cư Gia Hòa, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng: "Con trẻ thích sử dụng AI để hỏi vì AI phản hồi nhanh chóng, tuy nhiên câu trả lời đâu phải lúc nào cũng chính xác và an toàn. Các em nhỏ có thể không đủ khả năng để phân biệt đâu là thông tin chính xác và đâu là quan điểm sai lệch. Theo mình, phụ huynh nên hiểu và đồng hành cùng con, biến AI thành công cụ chung để cả nhà cùng trò chuyện, sau đó giải thích cho con biết. Điều này giúp trẻ thấy ba mẹ không "lạc hậu", mà là người bạn đáng tin cậy".Câu chuyện này đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm: khi trẻ em ngày càng thân thiết với AI, liệu chúng có dần xa rời mối quan hệ thực với cha mẹ? Theo tiến sĩ Tô Nhi A, để trẻ gắn bó và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn và lắng nghe con một cách chân thành ngay từ khi còn nhỏ."Nếu ba mẹ không chịu lắng nghe, không kiên nhẫn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Lâu dần, các em sẽ tìm đến AI, nơi luôn trả lời mọi câu hỏi mà không phán xét hay trách mắng", tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ.Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái trong gia đình, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Những lời trách mắng vô cớ hoặc thiếu sự đồng cảm chỉ khiến trẻ ngại ngùng, xa cách. Trẻ cần cảm nhận rằng cha mẹ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự quan tâm đến những trải nghiệm và cảm xúc của mình."Thứ xử lý duy nhất chính là lòng bao dung, thấu hiểu lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị đặc biệt của giao tiếp con người. Đây là điều mà AI không thể thay thế. Phụ huynh cần trở thành người đồng hành đáng tin cậy, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạn chế phụ thuộc vào những "người bạn ảo" như ChatGPT, Google…", tiến sĩ Tô Nhi A nói.'Thánh đoán đề' Kaito Kid lần đầu lộ diện
Ngày 5.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết đơn vị đã tạm giữ Nguyễn Minh Sang (36 tuổi, trú Ea Nam, Ea Hleo, Đắk Lắk), để điều tra về hành vi đâm chết bạn cùng phòng tại cơ sở cai nghiện ma túy.Theo điều tra ban đầu, cuối tháng 12.2024, Sang đến cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Ngày mai tươi sáng ở xã Hòa Phú (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Tại đây, Sang được bố trí ở cùng phòng với anh Q.T.L (30 tuổi, trú xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột).Chiều 3.1, do thèm rượu nên Sang đến khu vực bếp của cơ sở cai nghiện ma túy lấy một chai cồn khoảng 200 ml đem pha với nước lọc rồi uống.Sau đó, trong lúc ăn cơm tối, Sang cho rằng anh L. nhìn mình với ánh mắt khó chịu. Khi đi ngủ, Sang nghĩ rằng anh L. có thể sẽ hại mình nên nảy sinh ý định dùng dao đâm anh L. Sau đó, Sang vào khu vực bếp của cơ sở cai nghiện lấy một con dao giấu vào người rồi đi tìm anh L., xông đến kẹp cổ, đâm vào vùng ngực anh L.Phát hiện sự việc, những người trong cơ sở cai nghiện ma túy chạy đến can ngăn, giật lấy con dao trên tay của Sang. Anh L. được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong sau đó do vết thương quá nặng.
Nga thay tư lệnh hải quân sau nhiều đồn đoán
Nguy cơ này sẽ càng nghiêm trọng ở những nơi có mật độ dân số quá cao. Việc anh chị em cùng dòng máu hoặc chung nửa dòng máu kết đôi và nảy sinh quan hệ tình dục không chỉ là vấn đề vi phạm chuẩn mực xã hội, nó còn kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm do hôn nhân cận huyết, đơn cử như mù lòa, điếc, thiểu năng… ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ sau.
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Con nước rong thương nhớ
Hơn một tháng sau vụ tai nạn kinh hoàng, nữ bệnh nhân này đang bước sang giai đoạn phục hồi, tiến triển tốt.Sau tai nạn và được cấp cứu ở tuyến trước, ngày 6.12.2024, nữ bệnh nhân N.T.V.A (22 tuổi, ngụ Quốc Oai, Hà Nội) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng chấn thương cột sống cổ, yếu liệt tứ chi, trong đó 2 chân bị liệt hoàn toàn (sức cơ 0/5), hai tay sức cơ 2/5, mất hoàn toàn cảm giác nông, sâu hai tay; đã được đeo nẹp cổ, đặt ống nội khí quản trợ thở.Tại Bệnh viện Gia An 115, qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ cho thấy người bệnh bị mất đường cong sinh lý cột sống cổ; gãy xẹp thân đốt C5, phù tủy xương, mất vững thân đốt sống C6, chèn ép vào tủy sống, gây hẹp ống sống; phù tủy sống từ C3 đến D1; hẹp lỗ liên hợp tầng C5-C6, C6-C7 bên trái.Các bác sĩ đánh giá với tình trạng chấn thương cột sống cổ, chèn ép tủy cổ nghiêm trọng thì người bệnh phải được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để phục hồi chức năng thần kinh và tránh các di chứng tổn thương tủy sống như liệt, suy hô hấp… mất khả năng lao động cũng như tự chăm sóc bản thân, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.Ngay sáng 8.12.2024, ê kíp gồm chuyên gia ngoại thần kinh tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang (Phó giám đốc khối Ngoại, Bệnh viện Gia An 115) cùng các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh - cột sống, tiến hành phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của màn tăng sáng (C-Arm) lấy đĩa đệm, ghép xương, cố định cột sống cổ, giải chèn ép tủy cổ cho bệnh nhân.Sau phẫu thuật, người bệnh tiếp tục được điều trị hậu phẫu và được tập vật lý trị liệu ngay tại giường. Nhờ phẫu thuật giải ép triệt để và quá trình tập vật lý trị liệu tích cực hằng ngày trong đó có điện châm, người bệnh phục hồi rất nhanh, có thể bỏ ống nội khí quản để tự thở và tiến triển rõ rệt từng ngày, cả về vận động và cảm giác. Ngày 26.12, người bệnh đã có thể tự giơ tay lên cao khi tiến hành các bài tập nâng cơ lực tay, cảm giác chân cũng rõ rệt. Ngày 28.12, người bệnh đã xuất viện để ra Hà Nội tiếp tục điều trị.Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang nhấn mạnh, những trường hợp tai nạn giao thông gãy cột sống cổ nghiêm trọng có chèn ép tủy, gây dập tủy có tỷ lệ tử vong ngay tại chỗ rất cao do tổn thương trung tâm hô hấp và tuần hoàn. Ngoài ra, với những nạn nhân bị dập tủy cổ, có một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm là sốc tủy (thường ở tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 3, tức là khoảng 7-21 ngày kể từ khi chấn thương). Trong giai đoạn này, người bệnh có thể ngưng thở, ngưng tim, tỷ lệ tử vong rất cao. Với trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, may mắn được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để, bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn sốc tủy và chuyển sang giai đoạn hồi phục sớm. Để hỗ trợ và động viên tinh thần cho người bệnh và gia đình, Bệnh viện Gia An 115 cũng đã quyết định giảm 50% viện phí cho bệnh nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nói trên xảy ra khoảng 10 giờ 50 phút ngày 28.11.2024, trước cổng điểm du lịch Wilder Nest, thôn 3, xã Tà Nung (TP.Đà Lạt), khiến gia đình du khách gặp nạn. Cháu bé 1 tuổi tử vong, cha mẹ bé và tài xế taxi bị thương nặng.Thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe taxi BS 50H-532.87 do tài xế Hồ Xuân Long (44 tuổi, ngụ TP.Đà Lạt), điều khiển chở 2 vợ chồng du khách đến từ Hà Nội cùng con gái 1 tuổi đi tham quan du lịch ở xã Tà Nung. Khi xe taxi qua khúc cua trước điểm du lịch Wilder Nest đã bất ngờ đâm vào vách núi bên trái chiều lưu thông, lộn nhiều vòng.Hậu quả, bé gái tên N.L.Đ (1 tuổi) tử vong; cha và mẹ bé Đ. gồm Nguyễn Văn S. (26 tuổi) và N.T.V.A (đều ngụ Quốc Oai, Hà Nội) cùng tài xế Long bị thương nặng, được người dân đưa đến Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cấp cứu. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lãnh đạo và các cơ quan chức năng xã Tà Nung và TP.Đà Lạt có mặt tại hiện trường để cứu người bị nạn, đồng thời tổ chức khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.