Giới trẻ thích thú ăn bánh mì kẹp kem, chấm sữa ở lễ hội bánh mì
Hai vệ tinh nói trên, mỗi chiếc nặng 220 kg, đã được phóng vào tháng trước trên một tên lửa duy nhất từ địa điểm phóng Sriharikota của Ấn Độ. Sau đó, hai vệ tinh tách ra, theo AFP.Đến hôm nay 16.1, hai vệ tinh đã được điều khiển ghép lại với nhau trong một quá trình "chính xác" dẫn đến "việc ghép nối tàu vũ trụ thành công", theo Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO). ISRO gọi đó là "khoảnh khắc lịch sử".Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư thực hiện được sứ mệnh trên, được gọi là SpaDeX hay Thí nghiệm Ghép nối Không gian, sau Nga, Mỹ và Trung Quốc. Mục tiêu của SpaDeX là "phát triển công nghệ cần thiết để gặp gỡ, ghép nối và tách ghép hai tàu vũ trụ nhỏ", theo ISRO. Hai nỗ lực ghép nối trước đó đã bị hoãn lại do các vấn đề kỹ thuật.Công nghệ ghép nối đóng vai trò quan trọng đối với các nỗ lực không gian trong tương lai, chẳng hạn như dịch vụ vệ tinh và khi cần phóng tên lửa nhiều lần để đạt được mục tiêu của sứ mệnh, theo CNN.Công nghệ ghép nối sẽ đóng vai trò quan trọng nếu Ấn Độ muốn thành công trong việc thúc đẩy tham vọng đưa một công dân Ấn Độ lên mặt trăng và xây dựng một trạm không gian, theo ISRO. Công nghệ này sẽ cho phép Ấn Độ chuyển vật liệu từ vệ tinh hoặc tàu vũ trụ này sang vệ tinh hay tàu vũ trụ khác, như mẫu vật mặt trăng và cuối cùng là con người trong không gian.Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, đã thể hiện tham vọng du hành vũ trụ của mình trong thập niên qua với chương trình không gian phát triển đáng kể, sánh ngang với các cường quốc với mức giá thấp hơn nhiều, theo AFP. Vào tháng 8.2023, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư hạ cánh tàu không người lái lên mặt trăng.Jennie diện giày Mary Jane thu hút, netizen ‘cập nhật’ cho tủ giày đầu mùa thu
Trong khi đó, mong muốn đồng hành để những ước mơ của hàng triệu người Việt Nam trở thành hiện thực, ngân hàng NCB đã kết hợp với những nghệ sĩ trẻ hàng đầu để lan tỏa thông điệp bằng âm nhạc thực sự cuốn hút: hãy biết ước mơ và hiện thực hóa bằng hành động. Trong chặng đường đó, ngân hàng luôn sẵn sàng là đòn bẩy tài chính đắc lực, bằng các sản phẩm dịch vụ ưu việt để bất cứ ai đều có thể bắt đầu thực hiện ước mơ, trở thành phiên bản tốt hơn mỗi ngày của mình.
Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, một doanh nghiệp bị xử phạt 294 triệu đồng
Khối u ung thư vú sẽ không đau, chỉ một số trường hợp rất hiếm tạo cảm giác đau. Khi sờ vào, khối u sẽ cứng hoặc dai như cao su. Đặc biệt, chúng sẽ lớn dần theo thời gian.
"Hãy trả lại tượng Nữ thần Tự do cho chúng tôi", chính trị gia Raphael Glucksmann phát biểu tại một hội nghị đảng Place Publique ngày 16.3."Chúng tôi tặng nó cho các vị như một món quà, nhưng rõ ràng là các vị không thích nó. Do đó, bức tượng sẽ ổn khi trở về nhà", ông nói thêm.Hiện giới chức Mỹ chưa phản hồi về phát biểu trên của ông Raphael Glucksmann.Tượng Nữ thần Tự do được khánh thành tại bến cảng thuộc thành phố New York vào ngày 28.10.1886, là quà của nhân dân Pháp gửi tặng nước Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ra Tuyên ngôn Độc lập Mỹ. Tượng cao 46 m, đầu đội vương miện có 7 gai, tay cầm phiến đá khắc ngày độc lập của Mỹ bằng chữ số La Mã và xiềng xích bị gãy nằm ở chân trái. Tượng được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Auguste Bartholdi.Theo AFP, bình luận của ông Glucksmann có thể liên quan quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tạm dừng viện trợ cho Ukraine. Ông Glucksmann có quan điểm ủng hộ Ukraine và từng chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Trump khi Mỹ gần đây thay đổi chính sách liên quan xung đột Nga - Ukraine.Ngoài ra, ông Glucksmann còn chỉ trích Tổng thống Trump vì cắt giảm nhân sự các viện nghiên cứu ở Mỹ, đồng thời nói thêm rằng Pháp sẵn sàng chào đón họ đến làm việc. Sau khi nhậm chức hồi tháng 1, ông Trump đã cắt giảm ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, cân nhắc sa thải hàng trăm công chức liên bang phụ trách nghiên cứu y tế và khí hậu.
Những hiện tượng thiên văn kỳ thú trên bầu trời Việt Nam không thể bỏ qua 2024
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.