PNJ chia cổ tức 20% bằng tiền mặt
Sáng nay 22.2, Công an tỉnh Sơn La đã có báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn xã Sặp Vạt, H.Yên Châu khiến 6 người tử vong.Theo Công an tỉnh Sơn La, vụ tai nạn xảy ra vào 23 giờ 22, tại Km235 + 100 QL6 thuộc địa phận bản Thín (xã Sặp Vạt, H.Yên Châu). Xe khách biển kiểm soát 26F - 009.08 do tài xế Nguyễn Đình Hùng (trú tại Thôn 1, xã Phù Lưu Tế, H.Mỹ Đức, Hà Nội) điều khiển đi hướng Sơn La - Hà Nội đã va chạm với với xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 36C -095.93 kéo sơmi rơmooc biển kiểm soát 36R - 004.73 do tài xế Đỗ Xuân Thanh (trú tại Chung cư Xuân Mai, P.Đông Hải, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) điều khiển đi ngược chiều. Vụ tai nạn làm 6 người tử vong và 9 người bị thương. Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, Công an H.Yên Châu đã cử lực lượng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra thông tin; đồng thời điều động lực lượng công an, cứu hộ cứu nạn, y tế, chính quyền địa phương tổ chức khẩn cấp đồng thời công tác cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động giải quyết vụ tai nạn giao thông đúng pháp luật. Lực lượng chức năng đã huy động phương tiện ưu tiên đưa 9 người bị thương về Bệnh viện đa khoa H.Yên Châu, tổ chức sơ cứu ban đầu, huy động xe cứu thương chuyển tuyến theo nguyện vọng của gia đình.Trong đó, có 3 bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), 4 bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La, 2 bệnh nhân tiếp tục điều trị tại Bệnh viện đa khoa H.Yên Châu.Đến 6 giờ sáng nay, lực lượng chức năng thông báo cho gia đình có người tử vong, tổ chức lực lượng chức năng khám nghiệm, bàn giao cho gia đình và hỗ trợ phương tiện đưa nạn nhân tử vong về gia đình. Căn cứ kết quả khám nghiệm sơ bộ xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn do trời mưa, mặt đường trơn ướt, người điều khiển xe khách không làm chủ tốc độ nên khi vào cua nửa thân xe phía sau bị văng sang làn đường ngược chiều va chạm với xe đầu kéo. Qua kiểm tra, tài xế không có nồng độ cồn trong hơi thở, âm tính với các chất ma túy. Đối với người điều khiển xe đầu kéo, xét nghiệm nước tiểu cho kết quả âm tính với các chất ma túy, nồng độ cồn trong máu chờ kết quả xét nghiệm.Người điều khiển xe khách có giấy phép lái xe hạng E số 010107002409 do Sở GTVT Sơn La cấp ngày 14.10.2024, có giá trị đến ngày 14.10.2029. Xe ô tô khách có Giấy chứng nhận kiểm định số EB 1224139 do Công ty CP kiểm định phương tiện vận tải Sơn La cấp ngày 2.11.2024, có giá trị đến hết ngày 1.5.2025.Lãnh đạo tỉnh và các cơ quan liên quan đã tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kinh phí cho thân nhân những người bị nạn, cụ thể mức 5 triệu đồng/người tử vong, 2 triệu đồng/người bị thương.1. Anh Đỗ Xuân Thanh, sinh năm 1986, tài xế xe đầu kéo2. Chị Dương Thị Thảo, sinh năm 1990, trú tại Tổ 3, phường Tô Hiệu, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La3. Chị Nguyễn Thị Nguyên, sinh năm 1994, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La4. Cháu Văn Minh Vũ, sinh năm 2019 (con chị Nguyên)5. Ông Đoàn Văn Phong, sinh năm 1950, trú tại Tiểu khu 15, TT.Thuận Châu, H.Thuận Châu, Sơn La6. Ông Đoàn Văn Tụng, sinh năm 1960, trú tại Tiểu khu 8, TT.Thuận Châu, H.Thuận Châu, Sơn La.1. Cháu Văn Gia Huy, sinh năm 2016, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La2. Ông Đinh Văn Thiệp, sinh năm 1978, trú tại Thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam, H.Ứng Hòa, Hà Nội3. Bà Phan Thị Hải, sinh năm 1974, trú tại Thôn Thụy Sơn, xã Tân Sơn, H.Kim Bảng, Hà Nam4. Bà Ngô Thị Loan, sinh năm 1971, trú tại P.Tân Sơn, H.Kim Bảng, Hà Nam5. Bà Lê Thị Nguyệt, sinh năm 1971, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La 6. Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1962, trú tại P.Lê Hồng Phong, TP.Phủ Lý, Hà Nam7. Anh Nguyễn Minh Hoàng, sinh năm 1996, trú tại Tổ dân phố Cáo Đỉnh 3, P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội.8. Ông Nguyễn Đình Hưng, sinh năm 1983, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La9. Cháu Nguyễn Dương Thành Anh, sinh năm 2016, trú tại Tổ 3, P.Tô Hiệu, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La.3 bài tập giúp cân bằng nội tiết cho cơ thể
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé xóm ve chai (hẻm 184, đường Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh) để tìm hiểu cuộc sống của những người lao động nghèo khi tết đến xuân về. Trong những câu chuyện mưu sinh đầy vất vả, chúng tôi xúc động và khâm phục khi chứng kiến tình bạn thiêng liêng và lòng nhân hậu sáng lên giữa xóm nghèo ấy. Đó là câu chuyện của bà Lê Thị Ánh Mai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Cảnh (57 tuổi, bị tai biến); 2 mảnh đời gắn bó, nương tựa nhau giữa muôn vàn khó khăn.Chúng tôi theo chân mọi người vào phòng trọ nhỏ của bà Mai và bà Cảnh. Trước cửa, ve chai, bìa carton chất đống. Diện tích phòng khoảng 10 m2, được lợp bằng tôn cũ rách nát, xộc xệch; còn sàn nhà lót bằng những tấm bạt chồng lên nhau. Bên trong, áo quần, xoong nồi treo ngổn ngang; đa phần đều là đồ cũ người ta cho hoặc 2 bà nhặt về tái sử dụng. Giá thuê trọ 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.Bà Cảnh không có gia đình, sống lay lắt qua ngày. Còn bà Mai chia tay chồng sớm, sống với mẹ và 2 người con. Hiện, con cái của bà Mai đã lập gia đình và cũng làm nghề nhặt ve chai.Thắc mắc về cơ duyên 2 người gặp nhau, bà Mai tâm sự, đó là năm 1995. Trong lúc đi nhặt ve chai gần nhà thờ Đức Bà (Q.1, TP.HCM) thì bà Mai thấy bà Cảnh ngủ ở vỉa hè nên tới bắt chuyện, làm quen. 3 tháng sau, bà rủ bà Cảnh về thuê phòng trọ ở chung.“Tôi thấy Cảnh không nơi nương tựa, lang thang ngủ ngoài đường, nhiều khi bị người ta đuổi, thương lắm. Cả tôi và bà ấy đều đồng cảnh nghèo, nên tôi mới ngỏ lời rủ bà về mướn trọ ở chung. Tuy nghèo nhưng có nhau, vậy mà vui”, bà Mai cười nói.Khoảng 6 năm trước, bà Cảnh bị tai nạn rồi dẫn đến tai biến. Từ đó, trí nhớ suy giảm, nói chuyện đứt quãng, khó khăn. Bà Cảnh dần quên đi nhiều thứ, kể cả quá khứ của chính mình; nhưng lạ thay, trong trí nhớ chắp vá ấy, bà Cảnh vẫn nhớ rõ bà Mai và 2 đứa con của bà Mai.Thỉnh thoảng, có hàng xóm qua hỏi thăm hay buông một câu đùa, bà Cảnh bật cười híp mắt; tay vung loạn xạ, nói không tròn câu nhưng ánh mắt ánh lên sự háo hức như đang giải thích cho mọi người hiểu điều gì đó.Ngoài bệnh tai biến, trí nhớ suy giảm, bà Cảnh còn bị bệnh tim, tiểu đường, tay phải bị liệt. Mỗi tháng tốn 700.000 đồng tiền thuốc men. Bà Mai là người hỗ trợ bà từ ăn uống, đến sinh hoạt cá nhân.Đều đặn mỗi ngày từ 7 giờ - 10 giờ và từ 20 giờ - 23 giờ; trên chiếc xe lăn do nhà hảo tâm tặng, bà Mai lại lặng lẽ đẩy bà Cảnh đi khắp các con hẻm ở Q.Bình Thạnh để nhặt ve chai mưu sinh.Hỏi về những khó khăn khi đi nhặt ve chai kiếm sống, bà Mai nói cực nhất là những ngày nắng gắt. Chỉ cần đẩy bà Cảnh đi khoảng 30 phút, đôi chân bà Mai đã rã rời, thở dốc như đứt hơi, phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng dù nhọc nhằn, bà vẫn kiên trì, vì không thể để bà Cảnh ở nhà một mình.Trung bình mỗi ngày bà Mai lượm ve chai kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bà Mai dè sẻn chi tiêu. Bà thường chọn nấu ăn ở nhà và định mức chi tiêu một ngày không quá 50.000 đồng. Còn ngày nào không kiếm được tiền, bà Mai sẽ đi khắp nơi xem chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho bà Cảnh.“Cảnh thích ăn cá, tôi thường kho thật mặn rồi ăn được 2 ngày. Lúc nào được người ta cho thêm 5.000 - 10.000 đồng thì mình chiên cá ăn được 1 ngày”, bà Mai tâm sự.Bà Mai chia sẻ, dù rất yêu thương nhau nhưng đôi khi 2 người cũng cãi nhau vì không hiểu ý. Tuy nhiên, 2 người không bao giờ giận nhau quá một ngày. “Hồi xưa người này lớn tiếng, người kia sẽ biết cách làm ngơ cho qua chuyện. Ở với nhau mấy chục năm không để bụng nhau hoài được. Mấy năm nay bà ấy bệnh, mình thương. Nhiều khi bực bội nhưng tôi không dám mắng, mình phải nhường nhịn một chút, lâu lâu tôi hay pha trò cho nhà cửa vui vẻ", bà Mai nói.Hỏi bà Mai kỷ niệm nào khiến bà nhớ nhất? Bà Mai nhìn sang bà Cảnh, rưng rưng nước mắt. Bà Mai nghẹn lại rồi nói, tuy 2 người không phải ruột thịt nhưng có duyên gần nửa đời người và bà xem bà Cảnh như em ruột.“Hồi đó, khi còn khỏe, 2 tụi tui cùng nhau đi nhặt ve chai, đồng lòng nuôi 2 đứa con của tui (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi). Mỗi ngày, chúng tôi đi nhặt ve chai, hai đứa nhỏ ở nhà tự trông nhau. Nếu ai bệnh, người còn lại đi làm, gánh vác phần nặng hơn", bà Mai xúc động.Hỏi hàng xóm xung quanh, ai cũng biết hai bà không phải chị em ruột nhưng ở cùng nhau và thương nhau như gia đình. Bà Hồng (Q.Bình Thạnh) chia sẻ trong xóm ai cũng quý và ngưỡng mộ tình bạn của bà Mai và bà Cảnh. “Hai người ở với nhau lâu lắm rồi, 2 người rất yêu thương và đùm bọc nhau. Tôi rất cảm động với tình cảm và tinh thần vượt khó của gia đình họ”, bà Hồng bày tỏ.Bà Lương Thị Ngọc Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 17 (P.26, Q.Bình Thạnh), xác nhận gia đình bà Mai và bà Cảnh ở xóm ve chai thuộc diện khó khăn suốt nhiều năm qua.“Tôi luôn đồng hành cùng gia đình bà Mai. Dù gia đình khó khăn nhưng bà Mai rất chịu khó. 2 người không phải họ hàng, ruột thịt nhưng cưu mang, giúp đỡ nhau để sống. Hiện tại 2 bà nhặt ve chai, sống bằng tình yêu thương của cộng đồng, bằng sự giúp đỡ của các sơ, hàng xóm và nhà hảo tâm”, bà Thúy thông tin.Như thông tin trước đó trong bài viết Tết cận kề xóm ve chai ở TP.HCM: 'Chỉ mong có được nồi thịt kho hột vịt', xóm ve chai có hơn 50 hộ dân, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng đều chung cảnh nghèo khó. Họ bôn ba vào TP.HCM làm nghề nhặt ve chai, bán bé số... để sống qua ngày.Họ sống chen chúc nhau đến ngộp thở trong khu nhà trọ "ổ chuột" ẩm thấp, 4 vách lợp bằng tôn hầm hập và bí bách.Với tinh thần sẻ chia cho người lao động nghèo có một cái tết được đủ đầy và ấm cúng, ngày 27.1 (28 tết Ất Tỵ), Báo Thanh Niên cùng các nhà hảo tâm đến thăm và trao quà tết từ tấm lòng của bạn đọc và anh chị em bằng hữu.Tổng số tiền mặt và quà tặng đã trao có giá trị khoảng 400 triệu đồng đến các gia đình tại xóm ve chai (hay còn gọi là Xóm Ruộng, hẻm 184 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Tại sao smartphone không cần quạt tản nhiệt dù mạnh mẽ như PC?
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là màng hoạt dịch của khớp. Hệ quả là gây viêm, sưng, đau và cứng khớp, có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).Do đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không chỉ đối mặt với đau khớp mà còn bị ảnh hưởng trên toàn cơ thể. Nhiều người bệnh xuất hiện các triệu chứng sớm của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những triệu chứng này dường như không liên quan đến viêm khớp, dẫn đến làm chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Những triệu chứng này gồm:Cảm thấy mệt mỏi dai dẳng dù đã nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ từ 7-8 tiếng/ngày thì có thể là do viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này không chỉ là mệt mỏi mà gần như là kiệt sức, ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày.Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng mà trọng lượng cơ thể sụt giảm mà không do ăn kiêng, tập thể dục hay bất kỳ nỗ lực giảm cân có chủ đích nào. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp dạng thấp.Nguyên nhân là do tình trạng viêm mạn tính trong khớp làm tăng tốc độ trao đổi chất và làm giảm cảm giác thèm ăn, cuối cùng gây sụt cân không chủ ý. Các chuyên gia cho biết đây là dấu hiệu bệnh thường bị bỏ qua do thấy không nghiêm trọng.Viêm khớp dạng thấp sẽ gây viêm trong khớp.Tình trạng viêm sẽ làm chèn ép dây thần kinh, chẳng hạn như gây hội chứng ống cổ tay. Triệu chứng của dây thần kinh bị chèn ép là cảm giác ngứa ran, tê nhức ở các chi.Viêm khớp dạng thấp còn gây một vấn đề sức khỏe nữa là khiến mắt bị đỏ, khô và nhạy cảm với ánh sáng. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, viêm khớp dạng thấp còn gây viêm củng mạc, tức phần tròng trắng của mắt.Nếu gặp một trong số những triệu chứng này, đặc biệt là kết hợp từ 2 triệu chứng trở lên, thì người bệnh không được chủ quan mà cần đến bác sĩ kiểm tra. Điều trị sớm sẽ giúp bệnh cải thiện tốt hơn, cải thiện chất lượng sống, theo Verywell Health.
Đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế biển quốc gia
Dù chỉ ở vị trí thứ 3 nhưng những cầu thủ của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng cổ động viên. Đó là sự khát khao thể hiện trên sân cỏ, là lối chơi đẹp mắt, cống hiến.