Ngôi sao điện ảnh Pháp từng đóng 'Life of Pi' sẽ phải ra tòa vào tháng 10 tới
Tiến sĩ Phan Bích Thiện cho biết cơ cấu, số lượng giải thưởng cũng có thể được thay đổi và quyết định bởi ban giám khảo dựa trên tình hình thực tế khi chấm giải. Đồng thời, tất cả các bài thi vào vòng chung khảo sẽ được chọn in thành tuyển tập. Các tác giả có bài được in được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định hiện hành của Việt Nam.Năng lượng laser điều trị mô mỡ, chọn nhiệt hay chọn lạnh để thon gọn cơ thể?
Lần đầu tham dự giải TNSV, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tạo nên kỳ tích khi vượt qua đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi ở vòng loại khu vực phía bắc, giành vé tham dự VCK. Tại VCK, thầy trò HLV Nguyễn Công Thành xếp nhì bảng B với thành tích bất bại. Ở tứ kết, họ thắng đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM 1-0. Tới bán kết, đội bóng xứ Thanh vượt qua một đại diện khác của khu vực TP.HCM là đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sau loạt đá luân lưu để bước vào trận chung kết.HLV Nguyễn Công Thành hào hứng cho biết được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, ngay sau khi đội giành quyền vào chung kết giải TNSV THACO cup 2025, một nhóm khoảng 50 CĐV sẽ từ Thanh Hóa bay vào TP.HCM cổ vũ cho đội. Ngoài ra, rất đông đồng hương Thanh Hóa tại TP.HCM cũng như các địa phương lân cận cũng lên kế hoạch đến sân cổ vũ cho đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa. "Chúng tôi có một vài trường hợp bị chấn thương, nền tảng thể lực của các cầu thủ cũng suy giảm sau chuỗi trận từ vòng loại đến nay. Tuy nhiên tôi đã động viên các học trò rằng mình vào được trận chung kết là thành công rồi, vì thế hãy cống hiến hết mình vì màu cờ sắc áo nhà trường, vì niềm tự hào của bản thân và vì người hâm mộ", HLV Nguyễn Công Thành nói.Từng gặp nhau ở vòng đấu bảng, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa bị đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng dẫn trước 3-0 nhưng sau đó cân bằng được tỷ số 3-3. HLV Nguyễn Công Thành cho biết đó là trận đấu mang tính chất thủ tục, nhiều cầu thủ dự bị được trao cơ hội, nên lần tái đấu ở chung kết sẽ khó xảy ra kịch bản cũ. "Sẽ là trận đấu rất đáng xem bởi cầu thủ 2 đội sẽ phô diễn hết khả năng. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng rất mạnh, lối chơi nhanh nhạy, hiệu quả, nhưng chúng tôi sẽ có đối sách phù hợp", ông Thành chia sẻ.Để có mặt ở trận chung kết, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã thắng đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở tứ kết và đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội ở bán kết đều bằng loạt đá luân lưu cân não. Trải qua 2 trận đấu đầy căng thẳng, HLV Trần Trung Kiên cho biết toàn đội không muốn tiếp tục phải phân định thắng thua bằng loạt "đấu súng" ở trận chung kết.Đánh giá về đối thủ, HLV Trần Trung Kiên nói: "Là đội tân binh ở TNSV nhưng thi đấu rất hay, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cho thấy họ là một thế lực mới ở phong trào bóng đá sinh viên khu vực phía bắc. Điểm mạnh của đội bóng này là sự tinh quái, lì lợm và tổ chức lối chơi chặt chẽ. Thi đấu nổi bật ở đội bóng xứ Thanh có thủ môn Thatsa Xaiyasone và tiền vệ tổ chức Ngân Như Dũng".Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thể hiện bản lĩnh, khả năng chịu sức ép rất tốt trong trận gặp đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở tứ kết, sau đó dù bị đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội dồn ép nhưng vẫn đứng vững để giành vé vào bán kết. Nếu giữ vững được phong độ và lối chơi phù hợp, thầy trò HLV Trần Trung Kiên hoàn toàn có thể nghĩ đến việc nâng cao chiếc cúp vô địch danh giá của giải TNSV THACO cup 2025."Khi tham gia giải, chúng tôi đặt mục tiêu cho từng trận đấu cụ thể. Bây giờ vào đến chung kết rồi thì cố gắng nắm bắt cơ hội để giành chức vô địch. Tuy nhiên tôi cũng nhắn nhủ các học trò rằng danh hiệu vô địch là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là sự trưởng thành mà các em có được qua hành trình thi đấu tại giải. Toàn đội đã trải qua những áp lực cực lớn, những phút giây cân não, những điều này sẽ giúp các em trui rèn thêm bản lĩnh, trưởng thành trong học tập lẫn trong cuộc sống", HLV Trần Trung Kiên bày tỏ.Lễ bế mạc, trận chung kết và lễ trao giải được trực tiếp trên các kênh VTV9, SCTV22, FPT Play và các nền tảng của Báo Thanh Niên.
E ngại vàng, dòng tiền đổ vào chứng khoán
1. Là một thanh niên gốc Quảng Nam, khi chiến tranh lan rộng khắp các vùng nông thôn, tôi theo gia đình "tản cư" ra Đà Nẵng. Nhờ vượt qua các kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 rồi 2 để vào đại học. Trong lúc nhiều bạn cùng lứa thi rớt bậc cử nhân phải vào lính, có bạn đã không về lại sau ngày hòa bình.Tôi về quê sau năm 1975 cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài một làng quê cũ, vài nơi quanh Đà Nẵng hoặc Hội An. Những nơi khác, nếu biết chỉ là những địa danh trong chiến tranh, nhờ đọc trên báo chí.Tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một cơ quan ngành nông nghiệp sau chiến tranh. Tuy chỉ là nhân viên bình thường, tôi được thường xuyên cử đến nhiều huyện và cả những khu vực nông thôn khắp tỉnh Quảng Nam. Sau đó, nhờ vốn liếng hồi đi học lại ham nghiên cứu nên được cử đi nhiều tỉnh ở miền Bắc, ra tận Hải Phòng, các tỉnh vùng Tây Bắc lẫn tây Nghệ An, Thanh Hóa. Tôi lại được đến các nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Tính ham hiểu biết, nên đi đâu tôi cũng ghi chép, quen biết nhiều người, nhờ vậy mà vun bồi thêm kiến thức…Trở lại với miền quê Quảng Nam. Những năm sau chiến tranh vẫn còn hoang tàn, dân cư mới hồi hương khai hoang vỡ hóa nên đời sống rất khó khăn. Ở vùng cát ven biển, có nơi không tìm được cây tre để vót đũa ăn cơm. Ở vùng Tiên Phước, quê hương các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, người dân phải đi bộ cả chục cây số mới tìm ra trạm bưu điện để liên lạc khi có việc. Vùng tây các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, nơi cụ Hoàng Châu Ký làm bí thư hồi toàn quốc kháng chiến, người dân vẫn phải ăn độn khoai sắn, nấu canh bằng sắn củ với chút mỡ heo. Vùng B Đại Lộc, chúng tôi ở trong một kho thu mua lương thực, ăn cơm độn và uống nước bằng cách nấu lá bồ đường phơi khô…Đi công tác ra Bắc, chúng tôi mua thêm ít gạo để bán kiếm thêm ít tiền lời bù vào chi phí. Một lần lụt ngập sông Bến Thủy nhiều ngày, tôi và anh lái xe tên Đức bỏ mấy trăm ký gạo trên một ngọn đồi cạnh đường 18 ở H.Nghi Xuân. Đức ở lại coi xe và hàng, tôi một mình đi nhờ phà vượt sông sang Vinh và kẹt lại đó hết 10 ngày…2. Trong nửa thế kỷ từ 1975 - 2025, tôi có những lần được đi nước ngoài.Khoảng cuối tháng 4.1975, bạn học tôi có cha là sĩ quan không quân chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn. Bạn tôi phóng Honda từ Tân Sơn Nhứt đến khu nhà trọ trên đường Lê Văn Duyệt, ghi tên tuổi vào danh sách và hẹn tôi cùng di tản. Hôm sau bạn lại xuống để chở tôi đến Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị bay. Anh bạn phụ tôi chuẩn bị hành trang và từ giã vài người bạn ở trọ. Cuối cùng anh chỉ nhận từ tôi lời từ chối với lý do: "Gia đình mình còn ở Đà Nẵng chưa biết sống chết ra sao, nên không thể yên lòng bỏ đi!". Bạn tôi buồn bực ra về.Năm 1980 ở Đà Nẵng, một nhà thơ rủ tôi cùng "vượt biên". Anh cho biết một chủ tàu cá đã đồng ý cho hai anh em theo tàu với giá rẻ, miễn là biết nói tiếng Anh. Ngày giờ và điểm hẹn đã được vạch ra cặn kẽ, kể cả phương án nếu bại lộ thì có người bảo lãnh ra về an toàn. "Ông có mạng Trường lưu thủy, đừng lo tai nạn trên biển!", nhà thơ thuyết phục tôi. Lần này thì tôi lấy cớ mới lập gia đình, chưa thể quyết định được.Năm 1996, lúc tôi vừa 45 tuổi, được Báo Thanh Niên chấp thuận chuyến đi Úc cả tháng trời do Hãng hàng không Qantas và Công ty Direct Flight mời đích danh. Ở Úc cả tháng, đi lại nhiều thành phố từ Sydney, Canberra đến Melbourne và thăm nhiều bạn cũ thật thoải mái. Ngoài các khách sạn, tôi còn được các bạn cũ người Đà Nẵng đưa về nhà riêng nghỉ, được thết đãi vui vẻ. Lúc ấy vẫn có người rủ rê ở lại, nhưng tôi đều cảm ơn và nêu rõ lý do phải về Việt Nam.Từ sau năm 2000 cho đến cả lúc nghỉ hưu, tôi cũng đã đi đến nhiều nước khá thuận lợi. Với tôi, đi du lịch một thời gian ngắn là thích hợp hơn cả rồi trở về sống ở quê hương mình vốn đã quen nước quen cái, không phải bị cuốn vào đời sống ở những nơi mình không quen biết. Cuộc sống của tôi là cuộc sống mà mình đã chọn lựa từ ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, với công việc mình yêu thích!Nửa thế kỷ đã qua, tôi đã bước qua những lần "suýt đổi đời" như vậy, nhưng không hề hối tiếc…3. Suốt thời gian ấy, dù có lúc buồn chán, nhưng tôi hài lòng vì đó là chọn lựa của mình.Tôi vẫn nhớ mãi cô em họ, lần tôi rời Sài Gòn về lại chỗ ngôi nhà đã bị thiêu rụi của ông bà nội ở Đà Nẵng. Lúc đó, cô em là bí thư chi bộ của du kích địa phương, đang hân hoan sau ngày hòa bình lập lại. Cô ấy nói: "Em cứ tưởng anh đã đi sang Mỹ rồi chớ!". Tôi trả lời: "Anh chỉ có một quê hương ở đây".Kể từ đó, suốt 50 năm, ngoài công việc làm trong ngành nông nghiệp rồi làm báo, tôi đã về xây dựng lại ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, đã cùng các anh em (trong đó có gia đình cô em họ kể trên) xây dựng lại mồ mả ông bà với vai trò con trai trưởng. Và suốt 20 năm nay, tôi tổ chức xây dựng phong trào khuyến học của tộc họ, được bà con hưởng ứng, đóng góp đến hơn mấy tỉ đồng vào quỹ, giúp hàng trăm cháu học sinh nghèo tiếp tục được đi học...Chỉ chừng đó việc mà đã hết một đời người, từ sau chiến tranh. Tôi thấy mình đã không bỏ phí những mơ ước từ thời trai trẻ. Bây giờ, đến lượt các con tôi tiếp bước…
Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng nay 3.2, người dân Hà Nội đã bắt đầu trở lại học tập, làm việc trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2025. Theo ghi nhận của Thanh Niên, từ 7 giờ 30 sáng nay, các tuyến phố Hà Nội trở nên đông đúc, nhộn nhịp, đánh dấu nhịp sống trở lại bình thường.Đáng chú ý, nhiều đoạn đường xảy ra ùn tắc như Nguyễn Trãi, Láng Hạ, Vành đai 2 đi Ngã Tư Sở... Đây đều là những tuyến đường huyết mạch của thủ đô, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm nên nhiều người bị "ám ảnh" mỗi lần đi làm qua đây. Tại đường Nguyễn Trãi (hướng đi Tây Sơn) lúc 8 giờ, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau đi lên cầu vượt Ngã Tư Sở, nhiều ô tô liên tục đạp phanh để giữ khoảng cách với phương tiện phía trước. Đường Trường Chinh (hướng đi Láng) cũng trong tình trạng ùn tắc dài, người dân xếp hàng chờ qua đèn đỏ. Cùng thời điểm này, đoạn cầu vượt Láng Hạ đi Lê Văn Lương ùn tắc cũng khiến người dân mệt mỏi vì chỉ nhúc nhích từng chút giữa rừng phương tiện.Trước đó, trong ngày 2.2, cửa ngõ phía nam Hà Nội cũng bị ùn tắc nghiêm trọng bởi dòng người trở lại thủ đô. Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025 (25.1 - 2.2), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, khiến 209 người chết và 373 người bị thương. Trong đó, vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nam Định khiến 7 người chết và 2 người bị thương.So với cùng kỳ năm ngoái giảm 258 vụ, giảm 126 người chết và giảm 232 người bị thương.Trong 9 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 55.842 trường hợp vi phạm; tước quyền sử dụng 2.985 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 7.035 trường hợp; tạm giữ 428 ô tô, 20.782 mô tô.
Khoảng 1/7 số lượng iPhone có xuất xứ từ Ấn Độ
Bố và mẹ đều là quân nhân công tác tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, từ nhỏ Lê Thị Thảo Nhi (trú tại khu phố 2, P.3, TP.Đông Hà) đã yêu thích màu áo xanh Bộ đội Cụ Hồ và nuôi dưỡng ước mơ được nối tiếp truyền thống gia đình. Năm 2015, khi Thảo Nhi học lớp 7, anh trai học lớp 11 thì một biến cố lớn ập xuống gia đình, người bố qua đời đột ngột do bạo bệnh. Khó khăn chồng chất khó khăn khi người mẹ là thiếu tá Nguyễn Thị Hà (nhân viên quân y, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị), phải một nách nuôi 2 con nhỏ, trong khi bản thân lại bị bệnh tim, điều trị dài ngày.Hiểu hoàn cảnh gia đình, mất bố khi tuổi còn nhỏ, thương mẹ thường xuyên ốm đau, anh em Thảo Nhi đã luôn ý thức cố gắng học tập và chịu khó đỡ đần cho mẹ trong mọi việc gia đình. Tốt nghiệp THPT, anh trai lớn Lê Đức Hưng đã quyết tâm ôn thi và đỗ vào Trường sĩ quan Công binh, hiện nay đang giữ chức vụ Đại đội phó, Đại đội Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị. Năm nay, vừa tốt nghiệp đại học, Thảo Nhi cũng tình nguyện nhập ngũ. "Gia đình rất vui mừng và tự hào khi con gái được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Mong sao con gái giữ vững bản lĩnh, nỗ lực nhiều hơn để có thể rèn luyện, sớm thích nghi với môi trường mới, phát huy truyền thống gia đình", thiếu tá Nguyễn Thị Hà chia sẻ.Những ngày đầu xuân, đến thăm gia đình thiếu tá Hà, ai cũng cảm nhận được niềm vui ấm áp, lan tỏa trong ngôi nhà nhỏ. Tết năm nay, gia đình chị đón nhận niềm vui lớn khi con gái Thảo Nhi chuẩn bị lên đường nhập ngũ.Thảo Nhi chia sẻ thêm về quyết định của mình: "Sinh ra trong gia đình quân nhân nên từ nhỏ em đã phần nào làm quen và ý thức được những khó khăn, vất vả của người lính. Được vào môi trường quân đội, với em là một vinh dự lớn. Em sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện để không phụ lòng mong đợi của gia đình và mong muốn tiếp nối truyền thống gia đình, được phục vụ lâu dài trong quân đội". Chỉ còn ít ngày nữa, Thảo Nhi sẽ lên đường nhập ngũ. Dẫu biết rằng môi trường quân đội đối với nữ tân binh còn nhiều khó khăn, vất vả phía trước, nhưng có sự quan tâm của các cấp, sự động viên khích lệ của người thân và truyền thống gia đình, Thảo Nhi đã sẵn sàng tâm thế tốt nhất cho ngày tòng quân.