GSM ra mắt nền tảng công nghệ đa dịch vụ riêng cho chủ xe VinFast
Chức vô địch AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam đến từ nhiều yếu tố: tinh thần chiến đấu được cải thiện, HLV Kim Sang-sik dùng người linh hoạt và có đấu pháp hợp lý, hay màn tỏa sáng của tân binh Nguyễn Xuân Son. Tuy nhiên, cốt lõi thành công của thầy trò ông Kim vẫn đến từ việc nâng tầm thể lực, vốn là chiếc chìa khóa mở cửa bất cứ hệ thống chiến thuật nào. Nói dễ hiểu thì khi cầu thủ khỏe và bền bỉ hơn, muốn đá phòng ngự phản công hay kiểm soát bóng cũng được. Còn nếu không đủ dẻo dai, vận hành triết lý nào cũng khó tránh cảnh trục trặc. HLV Kim Sang-sik cùng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã lên kế hoạch cho chuyến tập huấn 10 ngày ở Hàn Quốc và đây là bước ngoặt quan trọng của đội tuyển Việt Nam. Trong 10 ngày tại xứ kim chi, các cầu thủ được rèn các bài tập thể lực, sức bền, sức va và tốc độ theo tiêu chuẩn Hàn Quốc. Theo tiết lộ từ đội tuyển, thông số của cầu thủ qua từng bài tập đều được ban huấn luyện ghi chép tỉ mỉ. Sự tiến bộ của học trò được chính HLV Kim Sang-sik thừa nhận với Báo Thanh Niên: "Khác biệt giữa cầu thủ Việt Nam và Hàn Quốc là không nhiều. Có chăng, là cầu thủ Việt Nam còn những điểm mạnh tiềm ẩn có thể bộc lộ thêm". Nhận thấy thể lực học trò đã cải thiện, HLV Kim Sang-sik đã mạnh dạn áp dụng đấu pháp thiên về đá chắc chắn, phá sức đối thủ trong hiệp 1, trước khi bung bài kết liễu trận đấu trong hiệp 2. Đội tuyển Việt Nam không thể ghi những bàn thắng ở phút 90+14 hay 90+19, nếu vẫn giữ nền tảng thể lực "đuối" như trước đây.Tuy nhiên, cải thiện thể lực ở đội tuyển chỉ là phần ngọn. Với đặc thù tập trung 5 - 6 đợt mỗi năm (mỗi đợt kéo dài khoảng 10 - 15 ngày), thời gian làm việc của cầu thủ với thầy Kim ít hơn nhiều so với cấp độ CLB. Do đó, khâu huấn luyện thể lực cần được tiến hành chuẩn chỉ từ CLB. Tín hiệu vui là ngày càng nhiều đội bóng nâng cao ý thức rèn thể lực, như CLB Bình Dương, CLB Hà Nội hay CLB Công an Hà Nội (CLB CAHN) mạnh tay thuê HLV thể lực người nước ngoài. Ở đội Bình Dương, khi HLV Hoàng Anh Tuấn còn tại vị, ông cùng giám đốc kỹ thuật Jurgen Gede và HLV thể lực phân tích thông số sức khỏe cầu thủ thông qua hệ thống GPS.Cũng sử dụng số liệu để huấn luyện còn có HAGL, với giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành và HLV Lê Quang Trãi. Đội bóng phố núi dự kiến sẽ mở phòng khoa học thể thao để áp dụng số liệu, thống kê triệt để hơn trong khâu rèn sức.Dù vậy, bóng đá Việt Nam còn chặng đường dài để vươn tầm quốc tế. Minh chứng là nhiều cầu thủ Việt Nam xuất ngoại sang Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu đã "hụt hơi", bởi không theo kịp nền thể lực và phương pháp huấn luyện ở những nền bóng đá tân tiến hơn.Năm 2019, một chuyên gia ngoại từng đến Việt Nam chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Các cầu thủ cần tập luyện nhiều hơn, cả tập trên sân lẫn trong phòng gym. Khối lượng 2, 3 buổi tập ở các đội V-League cộng lại mới bằng 1 buổi tập ở châu Âu. Các buổi tập cũng cần có cường độ lớn, nhanh và mạnh hơn nữa thì cầu thủ mới tiến bộ được". Tập nặng và đúng cách sẽ mang tới hiệu quả ra sao, hãy nhìn CLB Thanh Hóa. Khi mới nhận đội năm 2023, HLV Velizar Popov từng mang tới cho học trò cường độ tập... choáng váng. Nhiều cầu thủ mệt nhoài vì không theo kịp phương pháp khắc nghiệt, nhưng HLV Popov đã hứa: nếu giáo án không hiệu quả, ông sẽ rời đi. Và rồi, CLB Thanh Hóa đoạt 3 cúp trong 2 năm, trở thành đội chơi nhiệt huyết và rắn rỏi bậc nhất Việt Nam lúc này.Ngoài ra, để cải thiện thể lực cầu thủ, V-League cần tăng thời gian bóng lăn. Hiện bóng chỉ lăn khoảng 50 - 55 phút/trận, tức là chưa đến 2/3 thời lượng. Nhiều trận đấu bị xé vụn bởi các pha phạm lỗi, nằm sân câu giờ... vừa khiến tính giải trí mất đi, vừa làm cầu thủ bị tụt thể lực bởi thời gian chạy quá ít. HLV Park Hang-seo từng đề cập: "Tôi muốn các cầu thủ phải cải thiện vấn đề thể lực. Rất ít cầu thủ đá được 10 km/trận trong khi đây là ngưỡng bình quân của cầu thủ. Tôi phải đẩy cầu thủ làm sao đá được thêm 1 - 2 km nữa. Còn chạy cường độ cao nữa".Một HLV ở hạng nhất bày tỏ: "Muốn cầu thủ phát triển, cần tăng thời lượng bóng lăn ở mọi trận đấu". Đó cũng là thực tế HLV Kim Sang-sik mong muốn. Khi chất lượng trận đấu tăng lên, cầu thủ sẽ tự tiến bộ. Bóng đá Việt Nam cần cải thiện từ gốc rễ, thay vì phó mặc để ông Kim giải quyết mọi vấn đề.Làm quốc lộ, chặn luôn đường ra ruộng của dân
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Tuổi trẻ Thừa Thiên – Huế ra quân tiếp sức mùa thi
AFP ngày 25.1 đưa tin bệnh lạ xảy ra tại vùng Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý đã khiến 17 người thiệt mạng, gồm 13 trẻ em, từ cuối năm ngoái. Các trường hợp tử vong xảy ra tại ngôi làng Badhaal ở khu vực Rajouri ở Jammu và Kashmir từ đầu tháng 12.2024.Ông Amarjeet Singh Bhatia, lãnh đạo một trường y của chính phủ tại Rajouri cho biết toàn bộ nạn nhân đều bị tổn thương não và hệ thống thần kinh. Những triệu chứng khác được ghi nhận gồm sốt, đau mình, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều và mất ý thức, tử vong sau vài ngày nhập viện. Các bệnh nhân tử vong từ ngày 7.12.2024 đến ngày 19.1.Truyền thông địa phương đưa tin ngôi làng đã bị phong tỏa trong tuần này và khoảng 230 người bị cách ly. Kỳ nghỉ đông của học sinh, sinh viên cũng đã bị hủy để đối phó với tình trạng báo động y tế này. Các hoạt động tụ tập công cộng lẫn riêng tư đều đã bị cấm.Các nạn nhân là thành viên của 3 gia đình họ hàng. Bốn dân làng và người thân của các gia đình trên đang được điều trị tại bệnh viện nhưng trong tình trạng nguy kịch.Chính quyền liên bang Ấn Độ đã mở cuộc điều tra đối với căn bệnh lạ bí ẩn này. Bộ trưởng Y tế Jitendra Singh bác bỏ nguyên nhân gây bệnh do mầm bệnh truyền nhiễm và nói rằng kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các trường hợp tử vong không phải do nhiễm trùng, nhiễm virus hay vi khuẩn mà có thể là trúng độc."Có một danh sách dài các chất độc đang được kiểm tra. Tôi tin sẽ sớm tìm ra lời giải cũng như các hành động xấu nếu có", Bộ trưởng Jitendra Singh nói. Theo tờ India Today, hơn 200 mẫu thực phẩm đã được đưa đi kiểm tra. Trong tuần, nhà chức trách địa phương cũng cấm dùng nước từ một con suối sau khi kết quả kiểm tra cho thấy mẫu nước dương tính với thuốc trừ sâu.Trong một vụ việc khác, nhà chức trách thành phố Pune miền tây Ấn Độ ghi nhận ít nhất 73 trường hợp, gồm 26 phụ nữ, mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Các bệnh nhân bị mắc Hội chứng Guillain-Barre. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết khi bị mắc hội chứng này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các dây thần kinh ngoại biên.Hội chứng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, mất cảm giác chân tay và khó nuốt, khó thở. Trong số các bệnh nhân có 14 người đang được cho thở máy.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Bắc Giang hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP ở xã nông thôn mới
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.