Vì sao thời tiết TP.HCM 'bỗng' mát mẻ sáng nay?
Hộp quà "Phong Thủy Niên - Tứ Quý Bình" không chỉ là biểu tượng của sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên mà còn là lời nhắc nhớ về hành trình đầy tự hào của Tập đoàn Mường Thanh. Hơn ba mươi năm trước, trên mảnh đất Tây Bắc trù phú, câu chuyện thương hiệu Mường Thanh đậm chất Việt đã bắt đầu. Đó là hành trình bền bỉ gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa và khát khao ghi dấu thương hiệu Việt trên trường quốc tế.Từ viên gạch đầu tiên, Mường Thanh đã kiên trì vun đắp, vươn mình thành "cây đại thụ" vững chãi trong ngành du lịch khách sạn Việt Nam. Những công trình của Tập đoàn tại Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Nghệ An, Gia Lai, Lý Sơn, Phú Quốc, và cả đất bạn Lào không chỉ là kiến trúc hiện đại của thương hiệu Khách sạn Mường Thanh mà còn thắp lên hy vọng, mang đến diện mạo mới cho những vùng đất này.Xuân về, toàn hệ thống 61 Khách sạn Mường Thanh khoác lên mình chiếc áo xuân rực rỡ, đan xen tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên dấu ấn riêng. Vẻ đẹp văn hóa ấy xuyên suốt hành trình hơn 30 năm của Tập đoàn, trân trọng giá trị xưa cũ, bắt kịp sự tinh tế của thời đại, hòa quyện cùng sự đón tiếp nồng hậu của đội ngũ nhân viên. Dù là người con đất Việt hay lữ khách phương xa, ai cũng xao xuyến, vấn vương hồn quê hương qua từng trải nghiệm Tết Việt ở Mường Thanh.Xuân về với Tập đoàn Mường Thanh còn là gam màu ấm áp của sự sẻ chia, đoàn kết. Vượt qua bão Yagi hay đại dịch Covid-19, Mường Thanh vẫn hiên ngang, giữ trọn cam kết, không một nhân viên nào bị bỏ lại. Chính sự trân trọng con người, coi trọng chữ "tình" đã tạo nên một Mường Thanh vững vàng.Cứ giáp Tết, chuyến xe chở gạo nếp nương thơm từ Điện Biên cùng những hộp quà tự tay cán bộ Tập đoàn chuẩn bị để tặng người thân, khách hàng, đối tác, nhân viên… Món quà giản dị nhưng kết nối những trái tim, vun đắp tình thân. Ở Mường Thanh, Tết là dịp để tình người thêm gắn bó.Trên hành trình gắn bó với giá trị thuần Việt, kiên định với slogan "Không gian thanh thản - tình cảm chân thành", Mường Thanh ghi dấu ấn bằng những đóng góp thiết thực cho xã hội. Có thể kể đến việc đầu tư hàng chục tỉ đồng xây trường cấp 3 Nguyễn Du, hàng trăm tỉ đồng cho bệnh viện đa khoa Phủ Diễn, tổ chức các chương trình "Về nguồn", "Xuyên Việt", chiến dịch "Huyền thoại Điện Biên Phủ - Hào khí Mường Thanh" để quảng bá vẻ đẹp đất nước và tôn vinh lịch sử. Hình ảnh những chuyến xe nghĩa tình, nồi bánh chưng lan tỏa yêu thương đã trở thành biểu tượng đẹp của Tập đoàn.Xuân về mang theo hương sắc Mường Thanh, ta thấy thấp thoáng hình ảnh hoa ban trắng, họa tiết thổ cẩm, tà váy Thái, hương rượu táo mèo. Đó là tinh túy núi rừng Tây Bắc, dòng suối nguồn nuôi dưỡng tinh thần Mường Thanh, lan tỏa đến mọi miền Tổ quốc. Mỗi khách sạn Mường Thanh như một đại sứ văn hóa, lồng ghép nét đặc trưng địa phương vào từng chi tiết, tạo nên bức tranh đa sắc màu."Phong Thủy Niên - Tứ Quý Bình" mang lời chúc an khang, thịnh vượng, nhưng sâu xa hơn, đó là câu chuyện về hành trình hơn ba thập kỷ đầy tự hào của Tập đoàn Mường Thanh. Dẫu còn nhiều chông gai, Mường Thanh tự tin giữ vững và phá vỡ kỷ lục "Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương", không ngừng đổi mới, phát triển vươn tầm khu vực và thế giới.Hạnh phúc là một hành trình, và Tập đoàn Mường Thanh tự hào viết nên hành trình ấy bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước. Hãy cùng Tập đoàn Mường Thanh đón một mùa xuân chan hòa, mê say thành công, hạnh phúc và cùng nhau viết tiếp câu chuyện về một thương hiệu Việt đầy tự hào mang tên Tập đoàn Mường Thanh.Điều động Giám đốc BHXH tỉnh Yên Bái làm Giám đốc BHXH TP.Đà Nẵng
Ngày 18 và 19.1, chung cư Saigonres Plaza (P.26, Q.Bình Thạnh) tổ chức hội chợ xuân cho cư dân mua sắm tết. Đây là dịp gắn kết tình hàng xóm ở chung cư, chi phí thu được từ cho thuê gian hàng được ban tổ chức dành tặng lao công, bảo vệ và trao thưởng cư dân. Bất ngờ hơn, có cư dân trúng giải cũng dùng số tiền đó tặng quà cho lao công, bảo vệ."Ở chung cư có tình hàng xóm không?" - nhiều người vẫn hỏi nhau như vậy khi nhắc đến tình làng nghĩa xóm. Riêng với cư dân ở Saigonres Plaza, nhiều người sẽ khẳng định chắc nịch là "có" vì các nhóm mua bán, giúp nhau mùa dịch hay giao lưu ở sân chung cư đã gắn kết những người không quen biết lại với nhau.Chị Hoàng Thúy Bằng (40 tuổi) cho biết, đây là năm thứ sáu chung cư tổ chức hội chợ xuân. Là người vận động hàng xóm tham gia từ những năm đầu, chị Bằng nhận xét, không khí xuân ở hội chợ giúp mọi người gắn kết hơn. "Tôi muốn con gái cảm nhận được tình người, yêu thương, chia sẻ nên để bé cùng trang trí và bán hàng. May mắn được những người hàng xóm ủng hộ nhiệt tình, toàn bộ số tiền nhận giải và tiền bán được trong 2 ngày, tôi sẽ cùng con gái mua những phần quà tết tặng các cô chú lao công, bảo vệ", chị Bằng chia sẻ.Chị Nguyễn Phạm Đình Trân (30 tuổi) – gian hàng được chờ đợi mỗi phiên hội chợ năm nay tiếp tục gây ấn tượng bởi cách bày biện liễn, đồ trang trí tết bắt mắt. Theo chị Trân, không khí hội chợ xuân sau nhiều lần tổ chức ở chung cư vẫn náo nhiệt, nhưng cả người bán và ban tổ chức đã chăm chút hơn. "Năm nay nhiều gian hàng đầu tư trang trí, ban tổ chức chuẩn bị sân khấu, tiểu cảnh đẹp nên bà con trong chung cư mặc áo dài xuống check-in, chụp ảnh tết nhiều mà không phải đi xa. Vui nhất là tôi được gặp trực tiếp, quen biết nhiều hàng xóm", chị Trân bày tỏ.Trong khuôn viên sân chung cư với nhiều cây xanh, các gian hàng nằm san sát nhau với tấm trải bàn màu đỏ, trang trí thêm hoa mai vàng, cư dân thoải mái mua bán, chụp ảnh. Nhiều cư dân tranh thủ mua bánh kẹo và đồ trang trí tết, đưa trẻ xuống trải nghiệm không gian tết.Bà Kim Tuyền (50 tuổi), cư dân cũ nhưng năm nào cũng quay về thuê gian hàng với giá 50.000 đồng/ngày để bán những món ăn quen thuộc. Theo bà Tuyền, khi chung cư vừa ra thông báo là những người hàng xóm cũ lại rủ bà cùng bán cho vui. "Mà vui thiệt, tôi gặp rất nhiều người quen, khách mua hàng online trực tiếp. Phí thuê rẻ nên ai tham gia bán cũng được, như chơi đồ hàng. Đây cũng là cơ hội để 2 con tôi trải nghiệm không khí tết, phụ mẹ bán hàng", bà Tuyền nói.Ông Tống Thành Long, Trưởng ban quản lý chung cư Saigonres Plaza cho hay, hội chợ xuân được tổ chức như truyền thống, cư dân rất trông chờ. Đến 26 – 27 tháng chạp, chung cư tiếp tục tổ chức nấu bánh chưng cho bà con. Không khí tươi vui, ngập tràn hương vị tết giúp gắn kết cư dân với nhau, văn phòng Ban quản lý cũng tham gia 1 gian hàng cùng cư dân."Chúng tôi thu phí tượng trưng là 100.000 đồng/2 ngày tham gia cho mỗi gian hàng. Toàn bộ số tiền này sẽ được gửi bảo vệ, lao công vì góp phần giữ vệ sinh, an ninh trật tự trong chung cư và trao thưởng cho gian hàng trang trí đẹp", ông Long thông tin.
Vòng loại khu vực miền Nam UEC 2022 khép lại, đã tìm ra 2 đại diện mạnh nhất
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.
Chiều 23.1, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Đạt (44 tuổi, trú xã Dân Tiến, H.Khoái Châu, Hưng Yên) về tội sử dụng hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.Làm việc với cảnh sát, ông Đạt khai nhận khoảng tháng 10.2024, thuê nhà và sử dụng hóa chất tăng trưởng 6-benzyl aminopurine để sản xuất giá đỗ với mục đích làm giá đỗ mập, to tròn, bóng đẹp mắt và ít rễ hơn.Theo PC03 Công an tỉnh Hưng Yên, 6-benzyl aminopurine là chất kích thích tăng trưởng tế bào (cytokinin), nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Khi hít hoặc tiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy và các dị tật bẩm sinh; ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong. Tại cơ sở sản xuất, ông Đạt pha chế dung dịch 6-benzyl aminopurine và tưới lên giá đỗ vào cuối ngày thứ 3 trong quy trình sản xuất giá đỗ. Trung bình mỗi ngày cơ sở của ông Đạt thu hoạch khoảng 500 kg giá đỗ thành phẩm và bán cho các tiểu thương tại chợ đầu mối nông sản Sông Hồng tại xã Yên Phú (H.Yên Mỹ, Hưng Yên).Bị can Đạt khai nhận, từ tháng 10 - tháng 12.2024, đã sản xuất và bán ra thị trường cho người tiêu dùng khoảng 30 tấn giá đỗ có sử dụng hóa chất 6-benzyl aminopurine với giá trị khoảng 180 triệu đồng.Trước đó, ngày 16.12.2024, bị can Đạt đã bị Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cùng về hành vi nêu trên.Bị can Đạt cho hay bản thân nhận thức được việc sử dụng hóa chất 6-benzyl aminopurine để sản xuất, nuôi trồng giá đỗ là sai, vi phạm pháp luật nhưng do hám lời nên vẫn dùng để sản xuất giá đỗ, bán ra thị trường.
Cách tắt quảng cáo trong menu Start của Windows 11
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.