Doanh nghiệp có được thông báo nhân sự nghỉ việc cho đối tác biết?
Về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT), Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông.Trong đó, Công an tỉnh Bình Dương tập trung xử lý vi phạm theo nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự ATGT.Trong năm 2024, trên địa bàn Bình Dương xảy ra 876 vụ tai nạn giao thông (giảm 41 vụ, tương ứng 4,47% so với cùng kỳ năm 2023), làm chết 434 người (giảm 87 người, tương ứng 16,69%), bị thương 589 người (giảm 72 người, tương ứng 10,89%), hư hỏng 1.370 phương tiện các loại (giảm 3 tiêu chí).Cũng trong năm 2024, lực lượng CSGT Bình Dương, công an các cấp phát hiện 200.451 trường hợp vi phạm giao thông, trật tự đô thị; qua đó xử phạt vi phạm hành chính 166.222 trường hợp với tổng số tiền trên 400 tỉ đồng.Lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương cho biết đơn vị này đang triển khai mô hình tuyến đường ATGT trên địa bàn và tiếp tục phối hợp các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai mô hình hệ thống camera giám sát giao thông trên các tuyến đường.Đáng lưu ý, công an các cấp ở Bình Dương tiếp tục tăng cường công tác tiếp nhận, xử lý thông tin, hình ảnh, clip phản ánh vi phạm về trật tự ATGT do người dân cung cấp qua Zalo của Phòng CSGT và công an các địa phương.Thi tốt nghiệp THPT 2024: Đăng ký ra sao? Thi bao nhiêu môn?
Ngày 9.3, anh Ndu Ha Biên, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cho biết trong Tháng Thanh niên 2025, đoàn viên, thanh niên các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh chung tay thực hiện nhiều công trình thiết thực hướng đến cộng đồng.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm đã xây dựng 5 công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn; bàn giao công trình thắp sáng đường quê dài 5km, giúp người dân đi lại thuận tiện và an toàn hơn vào ban đêm. Trao tặng 2 giếng nước sạch, cung cấp nguồn nước ổn định cho nhiều hộ gia đình; triển khai hệ thống camera giám sát môi trường và an ninh nhằm đảm bảo trật tự, an toàn trong khu dân cư...Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn đã tổ chức hơn 152 đợt ra quân vệ sinh môi trường, thành lập nhiều đội hình "Bình dân học vụ số" giúp người dân cập nhật thông tin, tham gia chính quyền số…Thanh niên chung tay trồng mới hơn 3.000 cây xanh, vận động hiến hơn 1.000 đơn vị máu gởi các bệnh viện phục vụ việc cứu người; đồng thời trao tặng hàng nghìn phần quà, học bổng, xe đạp cho học sinh nghèo, phát động phong trào gửi tiết kiệm vì người nghèo đã thu hút đông đảo thanh niên tham gia,Ngoài ra, tuổi trẻ Lâm Đồng còn thực hiện hơn 30 tuyến đường cờ thanh niên, các tuyến đường thanh niên tự quản theo tiêu chí Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, cùng nhiều công trình, phần việc khác. Đáng chú ý, các hoạt động này đã thu hút hơn 50.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia, với tổng giá trị làm lợi an sinh xã hội ước tính hơn 1,5 tỉ đồng.Anh Ndu Ha Biên chia sẻ, Tháng Thanh niên cũng là dịp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, là cơ hội để đoàn viên, thanh niên chung tay thực hiện những công trình thiết thực hướng đến cộng đồng và thực hiện thắng lợi Nghị quyết 36 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh.
Ngày đầu nghỉ lễ 30.4 - 1.5, Ngã ba Đồng Lộc đón 5.000 du khách
Trước việc giá cà phê tăng dựng đứng, câu hỏi mà nhiều người quan tâm lúc này là sắp tới sẽ diễn biến ra sao. Ông Nguyễn Đắc Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại Nga Thanh tại H.Krông Nô (Đắk Nông), cho biết: Từ chiều tối 26.3, giá cà phê tại địa phương đã đạt mốc 100.000 đồng/kg sau khi giá thế giới liên tục tăng nhiều ngày trước đó. Giá cà phê cứ tăng khiến nhiều người nắm giữ cà phê không dám bán ra vì sợ lỗ. Điều này làm cho nguồn cung càng khan hiếm, đẩy giá tiếp tục leo thang. Nhiều đơn vị không gom được hàng giao cho đối tác dù đã tăng giá thu mua cao hơn mức bình quân trên thị trường. Cục diện thị trường căng thẳng kéo dài nhưng là sự căng thẳng "ngọt ngào", nhất là với người trồng cà phê. Trước đó, ở mốc giá khoảng 95.000 đồng/kg, nhiều bà con nông dân đã chốt lời trong sự hưng phấn vô cùng.
Ngày 20.2, TAND TP.Hà Nội ban hành quyết định đưa ra xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, liên quan đến cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng một số cá nhân tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT-TT.Theo quyết định, cả 13 bị cáo đều bị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài bà Nhàn, còn có bị cáo Nguyễn Trọng Đường, thời điểm xảy ra sai phạm đang làm Giám đốc VNCERT, sau đó giữ chức Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ TT-TT.Nhóm bị cáo còn lại gồm: Ngô Quang Huy, cựu Phó giám đốc VNCERT; Trần Duy Hiếu, cựu Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính; Nguyễn Huy Hùng, chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính; Trần Nguyên Chung, cựu Trưởng phòng thuộc Cục An toàn thông tin; Nguyễn Thị Ánh Hồng, chuyên viên VNCERT...Phiên tòa dự kiến được mở vào 17.3 tới đây, kéo dài trong 8 ngày. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên, do thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm chủ tọa.Theo cáo trạng, năm 2016, VNCERT được TT-TT thông giao triển khai dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối internet quốc tế. Tổng mức đầu tư 95 tỉ đồng.Ngay từ giai đoạn xây dựng danh mục trang thiết bị và phần mềm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới tại Công ty AIC liên hệ với các hãng bán hàng, hỏi giá thiết bị theo danh mục của VNCERT, cộng thêm 40% vào giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.VNCERT sử dụng danh mục, dự toán trên, hợp thức các gói thầu tư vấn để Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình lãnh đạo bộ phê duyệt.Khi phát hành hồ sơ mời thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỉ đồng, đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) làm "quân xanh" nhằm thông thầu.Với chuỗi hành vi của bà Nhàn và các bị cáo, tài sản nhà nước bị thiệt hại hơn 17 tỉ đồng. Đến nay, bà Nhàn vẫn đang bỏ trốn.Vẫn theo cáo trạng, ông Nguyễn Trọng Đường là người đại diện chủ đầu tư trong quá trình triển khai gói thầu số 8. Ông này đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho AIC tham gia và trúng thầu.Sau khi đấu thầu, ông Đường nhận 1 túi quà tết của phía Công ty AIC, bên trong có 1 tỉ đồng. Bị cáo dùng 200 triệu chi tiêu cá nhân, còn lại chi tiền tết cho các nhân viên VNCERT tham gia dự án.Đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đây là vụ án thứ 5 cựu Chủ tịch Tập đoàn AIC bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Cuối năm 2022, bà Nhàn bị phạt 30 năm tù về 2 tội là vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.Tháng 10.2023, bà Nhàn bị tuyên 10 năm tù trong vụ án sai phạm cung cấp thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.Bà Nhàn còn bị tuyên 24 năm tù trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và 13 năm tù trong vụ án đưa hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh.
Hội sách lớn nhất TP.Vinh tưng bừng khai mạc
Ngày 15.3, Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2020.Theo đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật, đối với dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo (tại ấp Long Hưng, ấp Thanh Sơn, xã Thanh Đức, H.Long Hồ) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất. Cụ thể là trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất; việc sử dụng đất không đúng quy hoạch và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Dự án thứ hai là khu nhà ở Hoa Lan (P.8, TP.Vĩnh Long) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật thông qua hành vi tiếp tục cho tách 33 thửa với diện tích hơn 11.188 m2 . Đồng thời cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSDĐ) đất ở, trên đất giao thông, đất cây xanh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Cụ thể, Sở TN-MT (nay là Sở NN-MT) đã cho phép tách 33 thửa đất với diện tích hơn 11.188 m2 trên đất đã được Sở Xây dựng thống nhất quy hoạch mặt bằng tổng thể dự án là đất giao thông (10.601,3 m2) và cây xanh (587,3 m2) để chủ đầu tư dự án khu nhà ở Hoa Lan chuyển nhượng trước khi xây dựng hạ tầng cho các hộ dân không đúng quy định. Sau khi nhận chuyển nhượng, người dân xây dựng nhà ở kiên cố (không có giấy phép xây dựng), được Sở NN-MT cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy CNQSDĐ với mục đích sử dụng là đất ở, không đúng với quy hoạch mặt bằng tổng thể được Sở Xây dựng thống nhất.Thanh tra Chính phủ cũng xác định UBND tỉnh Vĩnh Long cho phép lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khu nhà ở Hoàng Hảo khi chủ đầu tư chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp là không đúng quy định; phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 và quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện đầu tư xây dựng khu nhà ở Hoàng Hảo (Dự án nhà ở thương mại) ngay trên đất quy hoạch là đất công nghiệp, không đúng với quy hoạch chung. Tính đến năm 2024, tại vị trí dự án này vẫn được quy hoạch là đất công nghiệp.Ngoài 2 dự án trên, Thanh tra Chính phủ cũng đã phát hiện nhiều hạn chế, sai quy định trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long các thời kỳ có liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm.Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long theo thẩm quyền tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm được nêu trong kết luận thanh tra; đồng thời chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm được nêu...Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, trường hợp phát hiện gây thất thoát tài sản nhà nước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan công an xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Cũng trong kết luận, Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm tra, rà soát, xác định lại để thu nộp vào ngân sách nhà nước tất cả các khoản thu từ hoạt động cho thuê nhà, đất nhưng hạch toán vào thu nhập khác trong các năm 2018, 2019, 2020 (số tiền hơn 2,5 tỉ đồng) và từ năm 2021 đến nay (nếu có) của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Vĩnh Long theo quy định; kiểm tra, rà soát tình hình cho thuê lại đất và thu tiền thuê đất của các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đối với nhà đầu tư thứ cấp...Đồng thời rà soát, xác định rõ diện tích đất chuyên trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng tại các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để tính thu tiền bảo vệ và phát triển đất chuyên trồng lúa theo quy định; trong đó có 3 dự án (Bệnh viện đa khoa Triều An - Loan Trâm mở rộng giai đoạn 2; khu nhà ở Trường An và khu nhà ở Bạch Đàn, TP.Vĩnh Long) với tổng số tiền tạm tính cần thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 1,28 tỉ đồng và nợ đọng trong giai đoạn 2013 đến 2020 với số tiền là hơn 2,3 tỉ đồng.Ngoài ra, kết luận thanh tra cũng yêu cầu xác định lại và giảm trừ khi thực hiện quyết toán khối lượng đối với dự án Đường Võ Văn Kiệt (Gói thầu xây lắp số 2 cầu Cái Cam 2; gói thầu xây lắp số 4 cầu Cái Côn 2) và phần đường Võ Văn Kiệt (P.9 và P.Trường An, TP.Vĩnh Long), với số tiền tạm tính hơn 6.4 tỉ đồng, cùng các gói thầu tại 10 đơn vị với số tiền tạm tính hơn 65 tỉ đồng theo đúng quy định của pháp luật...