Cần chế tài mạnh hơn cho hành vi tung tin thất thiệt
Trận đầu tiên của ngày thi đấu 15.2 thuộc vòng 13 V-League là màn chạm trán giữa SLNA và CLB Hải Phòng. Đây được xem là “chung kết ngược”, khi cả hai đội đều đang nằm trong nhóm nguy hiểm trên bảng xếp hạng: SLNA đứng 13, còn CLB Hải Phòng đứng 11. Trước trận đấu, CLB Hải Phòng được đánh giá nhỉnh hơn. Tuy nhiên, SLNA đã tận dụng tốt lợi thế sân nhà và giành chiến thắng bất ngờ với tỷ số 1-0 trước đội bóng đất cảng, nhờ pha lập công của tiền vệ từng khoác áo U.23 Việt Nam Đinh Xuân Tiến.3 điểm trọn vẹn trên sân Vinh giúp SLNA một lần nữa hoán đổi vị trí, vươn lên dẫn trước CLB Hải Phòng trên bảng xếp hạng. Sau 13 vòng đấu, đội bóng xứ Nghệ đứng thứ 12 với 12 điểm, trong khi CLB Hải Phòng rơi xuống vị trí thứ 13 khi có 11 điểm.Cuộc so tài còn lại trong ngày 15.2 diễn ra trên sân Hàng Đẫy, giữa CLB Công an Hà Nội và CLB Quảng Nam. Đội bóng ngành công an mạnh hơn rõ rệt, nhưng lại thi đấu rất chật vật và thua ngược trước đoàn quân của HLV Văn Sỹ Sơn. Hơn 90 phút của trận đấu chứng kiến màn rượt đuổi tỷ số kịch tính giữa hai đội.CLB Công an Hà Nội có 3 lần vượt lên dẫn trước, nhờ công của Nguyễn Quang Hải (phút 17) và Alan (phút 29, 51). Trong khi, CLB Quảng Nam cho thấy sự lỳ lợm với 3 lần san bằng tỷ số, với bàn thắng của Atshimene (phút 23), Đặng Văn Lắm (phút 42) và Eyenga (phút 58). Đến phút 78, Eyenga tiếp tục ghi bàn để đưa bóng xứ Quảng dẫn 4-3. Kịch bản không thể ngờ tới khi Alan hoàn tất cú hat-trick với pha lập công phút 90+7, gỡ hòa 4-4 và giành lại 1 điểm cho CLB Công an Hà Nội.Trận hòa nghẹt thở trước CLB Công an Hà Nội giúp CLB Quảng Nam có 1 điểm và tăng bậc, tạm vươn lên đứng ở vị trí thứ 10 (trước đó hạng 12). Trong khi đó, đội bóng ngành công an tạm vượt mặt CLB Bình Dương, leo từ hạng 7 lên hạng 6.Vòng 13 V-League vẫn còn ngày thi đấu cuối cùng diễn ra từ chiều 16.2. Trong đó, HAGL (hiện đứng hạng 8) với lợi thế sân nhà, có cơ hội để giành chiến thắng tại Pleiku và có sự cải thiện về mặt vị trí trên bảng xếp hạng V-League.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnCô gái Việt 'đốn tim' chàng Tây: Từ 'gái quê' du học Mỹ đến nút vàng YouTube
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Khách ngoại quốc cầu cứu vợ khi chế biến xốt trứng muối tại 'Nhập gia tùy tục'
Xem nhanh 12h ngày 10.1.2025 có những nội dung chính sau: Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án từ 3 năm - 3 năm 6 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản và 10 - 12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt từ 13 năm - 15 năm 6 tháng tù.Ông Nhưỡng bị cáo buộc lợi dụng tư cách đại biểu Quốc hội, giúp đỡ Phạm Minh Cường (Cường "quắt") "bảo kê" khai thác cát và tác động thay đổi phiên tòa phúc thẩm theo hướng có lợi và giúp các doanh nghiệp có dự án. Đổi lại, ông Nhưỡng nhận lợi ích vật chất là tiền mặt và đất đai.Trình bày trước tòa, ông Nhưỡng nói, trong 43 năm làm việc đã phấn đấu, chiến đấu "không mệt mỏi" cho đất nước và quyền lợi nhân dân. Ở vụ án này, các doanh nghiệp đều trong tình trạng "bên bờ tuyệt vọng", bị cáo vì thế "cố gắng cứu vớt" họ, cũng là giúp sức cho phát triển địa phương.Ông Nhưỡng cho hay, những lập luận trên không nhằm biện hộ cho việc nhận tiền. Bị cáo thừa nhận đây là sai phạm, đã thực sự ăn năn. Hơn 1 năm trong trại tạm giam, cựu đại biểu Quốc hội đã "cải tạo bản thân rất quyết liệt, cố gắng tu sửa, đặc biệt về tâm can".Ông cũng bày tỏ rất mong được Đảng và nhân dân lượng thứ, được hưởng khoan hồng. Ông Nhưỡng xin hội đồng xét xử cân nhắc yếu tố sức khỏe suy giảm, tuổi cao để quyết định mức án nhẹ.Ngày 9.1.2025, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 1 phút ghi lại cảnh người đàn ông mặc thường phục, chỉnh đèn tín hiệu tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa (quận Bình Tân, TP.HCM) làm đèn tín hiệu thay đổi đột ngột.Vụ việc làm một số phương tiện di chuyển trên đường không kịp xử lý. Đoạn clip được người dùng mạng xã hội chia sẻ, bình luận với nhiều ý kiến trái chiều.Liên quan đến đoạn video clip này, cơ quan chức năng xác định đã xảy ra từ ngày 25.6.2024. Người đứng chỉnh đèn là thanh niên xung phong của quận Bình Tân, đến chỉnh đèn tín hiệu để hỗ trợ điều tiết giao thông qua khu vực.Đoạn clip này xuất hiện trong lúc người dân đang quan tâm đến các vấn đề liên quan xử phạt hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó có lỗi vượt đèn đỏ. Dù vụ việc đã xảy ra từ lâu nhưng đến những ngày gần đây thì bị "đào lại", tạo dư luận xấu.Cơ quan chức năng hiện đang củng cố hồ sơ, tiếp tục xác minh, mời người đăng tải clip lên để làm rõ vụ việc.Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 11.1.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.
Nhiều nghệ sĩ như NSND Kim Cương, NSND Trịnh Kim Chi, NSƯT Lê Thiện, NSƯT Phượng Loan... đến từ sớm và cùng các cấp lãnh đạo thăm hỏi các nghệ sĩ được tiếp nhận, nuôi dưỡng tại trung tâm.
Người tiên phong đưa nho mẫu đơn từ Hàn Quốc về trồng ở miền Tây
Tại một buổi nói chuyện về nghệ thuật tổ chức cuộc sống hôn nhân, gia đình do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào tháng 12.2024, tiến sĩ Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, đã đặt ra câu hỏi: "Tương lai, liệu thế hệ Alpha có hỏi ba mẹ rằng tại sao con phải giao tiếp với con người?". Câu hỏi này khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn.Theo tiến sĩ Tô Nhi A, thế hệ Alpha – những đứa trẻ lớn lên trong thời đại công nghệ số – đang dần quen với việc giao tiếp qua điện thoại, AI... Trẻ cảm thấy nói chuyện với ba mẹ không còn thấy vui, đặc biệt trong bối cảnh các bậc phụ huynh thường thiếu kiên nhẫn hoặc không đáp ứng được nhu cầu trò chuyện của con. "Mẹ nào nhẫn nại thì nhẹ nhàng bảo: "Con tự chơi nha, mẹ mệt lắm", Nhưng mẹ nào không tích cực thì sẽ cấm đoán hoặc la mắng ngay từ câu hỏi thứ hai của con", tiến sĩ Tô Nhi A nói.Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ một câu chuyện thực tế về chính con trai mình, hồi cậu bé học lớp 2. Từ khi nhà chị có tivi thông minh điều khiển bằng giọng nói, cậu bé bắt đầu quen với việc "trò chuyện" với Google. Một lần, trong niềm vui khi bà ngoại sắp lên chơi, cậu bé hớn hở nói với Google: "Bà ngoại của mình sắp lên nhà mình chơi đó. Bạn có bà ngoại không?"Bất ngờ thay, Google đáp lại bằng một giọng rõ ràng và ấm áp: "Chúc mừng bạn! Niềm vui sum họp gia đình là điều rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi không có bà ngoại. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng khác là "họ hàng" của tôi như Gmail, Google maps…"Hứng thú, cậu bé tiếp tục hỏi: "Bạn có bạn học không? Trong lớp của mình có bạn Quang Anh đó". Google trả lời: "Xin lỗi bạn, tôi không đi học nhưng tôi có "bạn học". Chúng tôi được các kỹ sư của Google dạy mỗi ngày".Cuộc trò chuyện kéo dài qua nhiều câu hỏi khác nhau. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ rằng "bạn" Google không hề tỏ thái độ bực bội, luôn kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của cậu bé, kể cả khi cậu hỏi về tên của từng bạn trong lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy AI thú vị và dễ chịu hơn so với việc trò chuyện với người thật, bởi người lớn thường thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng.Chị Huỳnh Thủy (37 tuổi), cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết chị từng bàng hoàng khi nghe cậu con trai 12 tuổi thốt lên: "Mẹ khỏi trả lời, để con nhờ AI giải thích nhanh hơn". "Mình cũng biết AI nhưng không ngờ con trai lại xem ứng dụng AI này như bạn bè. Bé dùng AI để làm bài tập, tâm sự, hỏi ý kiến từ chuyện học hành đến bạn bè. Điều này khiến mình vừa bất ngờ, vừa lo lắng vì cảm giác như bản thân đang "thua" một cỗ máy trong việc trò chuyện với con", chị Thủy nói.Trong thời đại công nghệ, việc giới trẻ sử dụng AI như một công cụ để học tập và giải trí không còn xa lạ. Tuy nhiên, ngày càng có phụ huynh nhận ra con cái đang dần lệ thuộc vào AI để giao tiếp và tìm sự an ủi thay vì trò chuyện với gia đình. Anh Nguyễn Hữu Long (34 tuổi), ngụ khu dân cư Gia Hòa, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng: "Con trẻ thích sử dụng AI để hỏi vì AI phản hồi nhanh chóng, tuy nhiên câu trả lời đâu phải lúc nào cũng chính xác và an toàn. Các em nhỏ có thể không đủ khả năng để phân biệt đâu là thông tin chính xác và đâu là quan điểm sai lệch. Theo mình, phụ huynh nên hiểu và đồng hành cùng con, biến AI thành công cụ chung để cả nhà cùng trò chuyện, sau đó giải thích cho con biết. Điều này giúp trẻ thấy ba mẹ không "lạc hậu", mà là người bạn đáng tin cậy".Câu chuyện này đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm: khi trẻ em ngày càng thân thiết với AI, liệu chúng có dần xa rời mối quan hệ thực với cha mẹ? Theo tiến sĩ Tô Nhi A, để trẻ gắn bó và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn và lắng nghe con một cách chân thành ngay từ khi còn nhỏ."Nếu ba mẹ không chịu lắng nghe, không kiên nhẫn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Lâu dần, các em sẽ tìm đến AI, nơi luôn trả lời mọi câu hỏi mà không phán xét hay trách mắng", tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ.Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái trong gia đình, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Những lời trách mắng vô cớ hoặc thiếu sự đồng cảm chỉ khiến trẻ ngại ngùng, xa cách. Trẻ cần cảm nhận rằng cha mẹ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự quan tâm đến những trải nghiệm và cảm xúc của mình."Thứ xử lý duy nhất chính là lòng bao dung, thấu hiểu lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị đặc biệt của giao tiếp con người. Đây là điều mà AI không thể thay thế. Phụ huynh cần trở thành người đồng hành đáng tin cậy, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạn chế phụ thuộc vào những "người bạn ảo" như ChatGPT, Google…", tiến sĩ Tô Nhi A nói.