Phú Quốc làm gì để trở thành điểm đến đặc sắc của thế giới?
Ngày 6.3, dưới sự bảo trợ của Tổng lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, Merck Healthcare Việt Nam phối hợp cùng bác sĩ sản phụ khoa, tổ chức tọa đàm "Lựa chọn làm mẹ: Có con hay không có con". Tọa đàm nhằm thảo luận về thực trạng mức sinh giảm; tình trạng hiếm muộn, vô sinh; những thách thức mà phụ nữ gặp phải khi quyết định làm mẹ…Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, chia sẻ tại tọa đàm rằng không như trước đây, ngày nay nam nữ trong nước có xu hướng lập gia đình muộn; có gia đình rồi họ trì hoãn việc sinh con. Do nữ ngày nay tham gia nhiều hoạt động xã hội, muốn dành thời gian cho riêng mình để học tập, thăng tiến trong nghề nghiệp. Việc lập gia đình, có con trễ, là yếu tố nguy cơ dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Vì sau tuổi 35 buồng trứng suy giảm dần - yếu tố gây hiếm muộn, vô sinh; nữ ở lứa tuổi này, khi có thai thì tỷ lệ sẩy thai cũng cao hơn.Ngoài lập gia đình và có con muộn, theo Phó giáo sư - tiến sĩ Diễm Tuyết, áp lực đủ thứ từ công việc, cuộc sống, thu nhập, ô nhiễm môi trường, ăn uống... cũng là những yếu tố liên quan đến hiếm muộn, vô sinh. Những yếu tố vừa nêu, cũng ảnh hưởng làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng - minh chứng qua xét nghiệm trong thực tế ở các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn, vô sinh.Có nhiều cặp vợ chồng "chạy sô" nhiều quá (làm 2-3 việc trong cùng ngày để kiếm thêm thu nhập) khiến việc gần gũi, tần suất quan hệ vợ chồng ít đi nên cũng giảm khả năng có thai.Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cũng cho biết thêm, ghi nhận thực tế cho thấy tình trạng hiếm muộn có con ngày càng gặp nhiều hơn ở những cặp vợ chồng trẻ (dưới 30 tuổi).Hiện nay, tỷ lệ hiếm muộn vô sinh chung trên thế giới là khoảng 10%; còn ở Việt Nam tỷ lệ này dao động từ 7 - 10% ở các cặp vợ chồng.Mức sinh cũng là vấn đề được các chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm. Theo đó, các chuyên gia cho rằng tình trạng giảm sinh có nhiều nguyên nhân, như: Gia tăng áp lực công việc, cuộc sống; chi phí nuôi con tăng nên các cặp vợ chồng ngại sinh con; ngày nay còn có xu hướng độc thân, hay không muốn có con; việc phụ nữ được tạo điều kiện học tập, phát triển, tham gia các hoạt động xã hội; cơ hội tiếp cận, sử dụng thuốc tránh thai tăng… cũng tác động đến tỷ lệ sinh con.Tiến sĩ Josefine Wallat, Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, chia sẻ, ở Đức đã phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm trong nhiều năm, dẫn đến dân số già hóa, lực lượng lao động ngày càng thu hẹp. Điều này ảnh hưởng (tiêu cực) đến sự thịnh vượng của đất nước và làm cho việc chăm sóc người cao tuổi trở nên khó khăn hơn… Còn Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, mức sinh trên thế giới và tại Việt Nam ngày càng giảm dần. Mức sinh bình quân của phụ nữ Việt Nam vào năm 2009 là 2,03 con/phụ nữ; nhưng đến năm 2024 chỉ còn 1,91 con/phụ nữ (riêng tại TP.HCM chỉ 1,3 con/phụ nữ) - con số này thấp hơn mức sinh thay thế của thế giới là 2,1 con/phụ nữ. Mức sinh thay thế nghĩa là khi cặp vợ chồng (bố, mẹ) mất đi thì có 2 người con thay thế.Hiện có 50% quốc gia có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế; ước tính đến năm 2050 sẽ là 77% quốc gia. Để cải thiện mức sinh, các chuyên gia cho rằng, cần có sự chung sức của cả xã hội - từ các cặp vợ chồng, gia đình; chính sách phúc lợi, hỗ trợ tài chính về thai sản, điều trị hiếm muộn, vô sinh; kéo dài thời gian nghỉ sinh…Việt Nam có thêm 'viên ngọc ẩn' hấp dẫn nhất châu lục
Ngoài Nghệ An, Hà Tĩnh cũng là nơi có nắng nóng đặc biệt gay gắt trên diện rộng với 3 nơi đạt mức nhiệt trên 40 độ C. Bên cạnh đó, tại Ba Tơ (Quảng Ngãi) cũng ghi nhận nắng nóng 40,9 độ C.
Cận cảnh cây cầu thép vòm đầu tiên nối đôi bờ sông Hàn, sắp chuyển công năng
Một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tại cuộc giao ban đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ngày 11.3 là rà soát, phân cấp xử lý thủ tục hành chính.Ông Đỗ Đức Duy yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp. Các đơn vị phải rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tích hợp để giải quyết đồng thời các thủ tục hành chính có liên quan, đẩy nhanh tốc độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm thông suốt, liền mạch, minh bạch và hiệu quả.Ông Duy nêu ví dụ, bây giờ cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản với giao khu vực biển; một số thủ tục về lĩnh vực môi trường với chăn nuôi, thú y đều là cấp giấy phép của bộ, đều cùng một bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ có yêu cầu bổ sung thêm, các cơ quan hướng dẫn lại, chỉ để một bộ hồ sơ nhưng cấp được 2 giấy phép, hiện nay giấy phép cấp theo các luật chuyên ngành.Trước ngày 30.6, theo mốc thời gian của Chính phủ, các cục chuyên ngành phải hoàn thành chuyển đổi số dịch vụ công toàn trình, để giảm thiểu lỗ hổng phía dưới trong việc cấp phép, nhất là năng lực cán bộ tại các trung tâm vùng.Ngay trong năm nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, giảm 30% chi phí tuân thủ trong giải quyết thủ tục hành chính và bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Bởi, theo Bộ trưởng Duy, một số lĩnh vực của bộ đang giải quyết số lượng hồ sơ, thủ tục hành chính "rất lớn, thậm chí là rất rất lớn" như trồng trọt và bảo vệ thực vật. "Bộ có chức năng kiểm soát tại các cửa khẩu nhưng phải rà soát lại, liệu rằng là những thủ tục ấy có thể phân cấp cho địa phương được không hay cứ phải người của bộ ngồi ở đó. Bây giờ, một ngày một cục chuyên ngành giải quyết 2.000 hồ sơ, thủ tục hành chính là khối lượng khủng khiếp", ông Duy nói.Theo ông, nếu như chỉ là đối chiếu thủ tục, giấy tờ với biểu mẫu có sẵn để bấm nút thông quan thì không cần phải là cán bộ chuyên môn ở cấp cục, hoàn toàn có thể phân cấp cho địa phương hoặc phối hợp với hải quan để tích hợp.Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu các đơn vị, các thứ trưởng phụ trách phải rà soát ngay, sớm báo cáo lại để có phương án cắt giảm, phân cấp thủ tục hành chính.Cũng theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, một trong những ưu tiên trọng tâm thời gian tới là đẩy mạnh phát triển khoa, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số ngành nông nghiệp và môi trường.Trong tuần này, bộ sẽ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ chính trị và Nghị quyết 03 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu, đề xuất cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm."Bộ ta đang giao kinh phí cho các viện khoa học theo biên chế là lạc hậu lắm rồi, có những bộ đã thay đổi cơ chế này từ 15 năm trước, bây giờ yêu cầu là giao theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu, muốn làm được thì phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho các dự án, đề tài khoa học, công nghệ và các dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước", ông Duy nói và khẳng định, tới đây tất cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế đặt hàng sòng phẳng, không giao theo biên chế, không gọi là bao cấp nữa.Cơ quan đặt hàng là các cục quản lý chuyên ngành, Vụ Khoa học - Công nghệ tham mưu tổng hợp các cơ sở nghiên cứu khoa học có thể trong bộ, có thể ngoài bộ nếu như đơn vị trong bộ không phù hợp để đặt hàng.
Theo thông tin từ Bloomberg, chính phủ Trung Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về các chính sách của Apple, với nghi ngờ về hoạt động độc quyền trên App Store.Cơ quan quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra sơ bộ về hoạt động của Apple, đồng thời tổ chức nhiều cuộc thảo luận liên quan đến vấn đề này. Họ đã nhắm đến mức phí 30% mà Apple thu từ các giao dịch mua trong ứng dụng cũng như các hạn chế đối với thanh toán bên ngoài.Trung Quốc yêu cầu Apple chấm dứt tình trạng độc quyền, tương tự như những gì đã xảy ra tại Liên minh châu Âu (EU). Bloomberg nhận định rằng đây sẽ là "một điểm nóng khác" trong cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, ngay sau khi Google cũng bị điều tra tương tự.Vấn đề độc quyền của App Store được đưa ra vào đầu năm ngoái, xuất phát từ tranh chấp kéo dài giữa các nhà phát triển như Tencent Holdings, ByteDance và Apple. Cuộc điều tra hiện tại tập trung vào việc liệu mức phí của Apple có quá cao hay không, cũng như việc lệnh cấm các cửa hàng ứng dụng thay thế và thanh toán của bên thứ ba có cản trở cạnh tranh lành mạnh và ảnh hưởng đến người dùng Trung Quốc hay không.Apple đang chịu áp lực từ chính phủ để thay đổi chính sách, nếu không một cuộc điều tra chính thức sẽ được tiến hành. Các nhà phát triển đã tìm ra cách để tránh khoản phí 30% của Apple và Apple đang cố gắng thay đổi để ngăn tình trạng này. Bloomberg cho biết chính phủ Trung Quốc có thể không hành động chống lại Apple nếu các cuộc đàm phán hiện tại diễn ra tích cực.Trung Quốc là một thị trường quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của Apple, không chỉ vì vai trò trong sản xuất iPhone mà còn vì tiềm năng tiêu thụ lớn. Mặc dù Apple đang gặp khó khăn về doanh số do sự cạnh tranh từ các thương hiệu Trung Quốc, công ty sẽ cần đề xuất một giải pháp tương tự như những gì đã thực hiện với EU để tuân theo Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA).Hiện tại, không có luật nào ở Trung Quốc yêu cầu Apple phải thay đổi chính sách, tuy nhiên công ty đã phải hành động để xin giấy phép tương ứng. Không chỉ Apple, Google cũng đang đối mặt với một cuộc điều tra chính thức về hành vi chống cạnh tranh. Tình hình này hứa hẹn sẽ kéo dài, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền ông Donald Trump đã áp đặt mức thuế mới đối với Trung Quốc.
Vietnam Beauty Business Awards 2022 diễn ra hoành tráng
Cụ thể, giới chức Anh đã đề nghị Công ty công nghệ Apple (Mỹ) tạo hệ thống “cửa sau” (backdoor) trong dịch vụ lưu trữ đám mây được mã hóa, qua đó cho phép chính phủ Anh thu thập dữ liệu được bảo mật cao từ người dùng Apple, Washington Post đưa tin ngày 7.2.Đề nghị được Bộ Nội vụ Anh đưa ra hồi tháng 1, viện dẫn Đạo luật quyền điều tra (IPA), qua đó yêu cầu các công ty hỗ trợ cung cấp bằng chứng cho lực lượng thực thi pháp luật.Động thái mới nhất của Anh có thể dẫn đến những xung đột và tranh chấp với Apple và các hãng công nghệ nói chung, trong vấn đề quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. London muốn tiếp cận vào dịch vụ Bảo vệ dữ liệu nâng cao (ADP) của Apple, theo đó dữ liệu cá nhân của người dùng sẽ được lưu trữ trên dịch vụ đám mây. ADP sử dụng phương pháp bảo mật mã hóa đầu cuối, do đó chỉ có chủ sở hữu tài khoản mới có thể mở khóa và truy cập dữ liệu.Apple chưa bình luận về động thái mới nhất của chính phủ Anh. Song, trong đơn đệ trình lên quốc hội Anh năm ngoái, hãng công nghệ Mỹ đã bày tỏ quan ngại về đạo luật IPA, nói rằng nó giúp chính phủ bí mật ban hành lệnh yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ tạo phương thức truy cập dữ liệu người dùng mà chính chủ nhân dữ liệu không biết. Apple khẳng định quyền riêng tư là một trong những giá trị cốt lõi mà công ty hướng đến, đồng thời nêu thêm dịch vụ ADP “được các phóng viên và chuyên gia kỹ thuật hoan nghênh, coi đây là biện pháp bảo vệ vô giá cho dữ liệu riêng tư”.Ông Alan Woodward, giáo sư an ninh mạng tại Đại học Surrey (Anh), cho rằng tranh luận về vấn đề mã hóa dường như không có hồi kết và mỗi bên đều có lý lẽ của riêng mình. Nếu Apple chấp nhận đề nghị từ chính phủ Anh, họ sẽ tự hủy hoại danh tiếng, The Guardian dẫn lời ông Woodward nói.Hiện Apple để ngỏ khả năng từ chối hợp tác và có thể bỏ đi các tính năng an toàn quan trọng khỏi thị trường Anh, song điều này không đáp ứng đủ yêu cầu của chính phủ nước này, vốn còn muốn tiếp cận dữ liệu ở người dùng đang hoạt động ở những nước khác. Hiện chưa rõ Anh sẽ có động thái gì nếu Apple không hợp tác theo yêu cầu.