'Nam chính' 63 tuổi đòi bỏ về khi Quyền Linh xưng hô 'chú' trên show hẹn hò
Trận hòa 0-0 với CLB Hà Tĩnh ở vòng 12 V-League đã khiến CLB CAHN bỏ lỡ cơ hội thu hẹp cách biệt với nhóm đầu. Khoảng cách giữa thầy trò HLV Alexandre Polking với tốp 3 lúc này đã là 5 điểm. Trong bối cảnh Thể Công Viettel vẫn ổn định, còn Hà Nội và Nam Định đều bứt phá trở lại, CLB CAHN cần lấy lại mạch thắng nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.Đáng nói là ở trận hòa đội Hà Tĩnh, CLB CAHN dù có nhiều hảo thủ trong đội hình, nhưng bị đối thủ "bắn phá" cầu môn liên tục. Chất lượng trận đấu của học trò ông Polking bị đánh giá là thấp, với lối đá rời rạc, thiếu điểm nhấn và cần tới may mắn để rời sân với 1 điểm. Ở vòng 11, CLB CAHN cũng bị đội áp chót SLNA cầm hòa 1-1 trên sân Hàng Đẫy. Sau 11 trận, CLB CAHN mới giành được 4 chiến thắng, hòa 4 trận và thua 3 trận. Tỷ lệ thắng của đội cựu vương ở V-League mùa này chỉ vỏn vẹn 36,3%, thấp hơn nhiều so với mùa giải vô địch (55%). Dù có nhiều hảo thủ trên hàng công như Leo Artur, Alan Grafite, Đình Bắc, Quang Hải, Văn Đức... nhưng CLB CAHN chỉ ghi 14 bàn sau 11 trận, trung bình 1,27 bàn/trận (đứng thứ 6 tại V-League). Tất cả thông số nói trên đều đối lập với phong độ ở ASEAN Club Championship (giải vô địch các đội Đông Nam Á), nơi CLB CAHN đang "làm mưa làm gió". Tại giải đấu được xem như Cúp C1 của các CLB Đông Nam Á, HLV Polking cùng học trò đã thắng cả 5 trận vòng bảng trước Buriram United (2-1), Lion City Sailors (5-0), Kaya FC (2-1), Kuala Lumpur FC (3-2) và Borneo Samarinda (3-2). Đội CAHN đánh bại các đội vô địch của Thái Lan, Singapore để đoạt ngôi đầu bảng thuyết phục, trở thành đội duy nhất lúc này ở Cúp C1 Đông Nam Á giữ được thành tích toàn thắng. Trớ trêu là, CLB CAHN dù chỉ chơi 5 trận ở ASEAN Club Championship (chưa bằng một nửa V-League), nhưng đã có số chiến thắng nhiều hơn V-League (5 so với 4). Tỷ lệ thắng, số bàn thắng trung bình mỗi trận khi bước ra giải Đông Nam Á của CLB CAHN đều vượt trội giải trong nước. Nếu duy trì phong độ hiện tại, không khó để đội cựu vương V-League tiến đến trận chung kết, bởi đối thủ PSM Makassar (Indonesia) không thể so với CLB CAHN cả về chất lượng đội hình lẫn kinh nghiệm. Tuy nhiên, CLB CAHN cần mang phong độ ở giải Đông Nam Á về lại V-League, nếu luôn muốn bị các đối thủ gia tăng cách biệt điểm số. Ở vòng 13 V-League, Quang Hải cùng đồng đội sẽ đối đầu Quảng Nam, lúc 19 giờ 15 ngày 15.2 trên sân Hàng Đẫy. Đại diện Việt Nam còn lại dự Cúp C1 Đông Nam Á là CLB Thanh Hóa lại có màn thể hiện trái ngược. Đội bóng xứ Thanh chơi hay ở V-League với 22 điểm sau 11 vòng (kém đội đầu bảng 2 điểm nhưng đá ít hơn 2 trận), song lại đá kém ở giải Đông Nam Á khi chỉ thắng 1 trong 5 trận đã đấu và xếp thứ 5/6 đội ở bảng A chung cuộc.Kể chuyện sử xưa trên khăn lụa hè
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) chiều dài 51 km; điểm đầu kết nối với đường Vành đai 3 - TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM; điểm cuối giao với quốc lộ 22 (Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.Dự án được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT). Giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 19.617 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng BOT). Trong đó, phần vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp là 9.943 tỉ đồng, phần vốn Nhà nước tham gia vào dự án là 9.674 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 2.872 tỉ đồng; ngân sách TP.HCM 6.802 tỉ đồng).Theo phương án được duyệt, tuyến cao tốc nối TP.HCM với Tây Ninh sẽ được khởi công vào tháng 1.2026; hoàn thành, đưa dự án vào khai thác cuối năm 2027.Chiều 5.3, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết: Từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức Hợp đồng BOT.Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Cụ thể, đợt 1 có tổng cộng 2.102 cọc (trong đó TP.HCM 1.083 cọc và Tây Ninh 1.019 cọc) trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3.Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc (TP.HCM cắm 126 cọc và Tây Ninh 801 cọc) trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3. Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1 (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP); tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027."Công tác cắm mốc và công tác bàn giao ranh bồi thường giải phóng mặt bằng cho các địa phương sẽ được triển khai song song, làm cơ sở để các địa phương tiến hành công tác vận động người dân hỗ trợ công tác đo vẽ, kiểm đếm, thu thập hồ sơ pháp lý... trong bước tiếp theo. Việc tiến hành và hoàn thành trước 31.3 công tác cắm mốc, giao ranh phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đồng loạt trên địa bàn 21 xã, phường thuộc 2 địa phương TP.HCM và tỉnh Tây Ninh là một bước ngoặt quan trọng trong tiến độ triển khai dự án, tạo sự quan tâm, ủng hộ, đồng thuận, tâm lý phấn khởi trong người dân và tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ triển khai các bước tiếp theo" - ông Lương Minh Phúc nói.Bên cạnh đó, Ban Giao thông đang tập trung phối hợp với tỉnh Tây Ninh để khởi công gói thầu rà phá bom mìn trên địa bàn TP.HCM và Tây Ninh ,dự kiến vào ngày 25.4 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
Vì sao phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tại Việt Nam ngày càng lụi tàn?
Đến trưa 22.1, tại một số tuyến đường huyết mạch nối TP.Thủ Đức (TP.HCM) với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai xảy ra tình trạng xe đông di chuyển chậm và ùn ứ cục bộ.Cụ thể, tại đường Võ Nguyên Giáp, tình trạng ùn ứ diễn ra cả 2 chiều (Bình Dương đi TP.HCM và ngược lại). Tuy nhiên, tại các giao lộ vẫn thông thoáng, vẫn có làn đường cho xe máy, ô tô đi thẳng từ Bình Dương vào trung tâm TP.HCM và ngược lại.Ghi nhận tại các giao lộ, có rất đông CSGT của Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức và Đội CSGT Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) tích cực điều tiết, phân luồng.Đại diện Đội CSGT Rạch Chiếc cho hay, nguyên nhân của tình trạng nói trên là do gần tết các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào cảng Trường Thọ và cảng Bình Dương tăng đột biến, xe đông nên di chuyển chậm.Dự đoán trước tình trạng này, từ 0 giờ ngày 22.1, tại các giao lộ, lực lượng CSGT Rạch Chiếc phối hợp CSGT TP.Thủ Đức chủ động túc trực, điều tiết.Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ vụ cháy xe đầu kéo và vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai) cũng làm giao thông tuyến Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ và Võ Chí Công bị ùn ứ, sáng 22.1.Đến trưa cùng ngày, đại diện Đội CSGT Cát Lái cho biết, giao thông trên tuyến đường Võ Chí Công và Mai Chí Thọ cơ bản được giải tỏa, tuy nhiên phương tiện vẫn còn di chuyển chậm.Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, dự đoán trước tình hình giáp tết, lượng phương tiện, hàng hóa tăng cao, lực lượng CSGT toàn thành phố chủ động lên kịch bản, bố trí ca trực, 100% quân số tham gia điều tiết giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông."Kể cả lãnh đạo các đội, trạm, tuyến quận, huyện toàn địa bàn cùng ra hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ người dân về du xuân, đón tết", lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.Lãnh đạo Phòng CSGT nhận định nguyên nhân ùn ứ tại một số tuyến huyết mạch qua TP.Thủ Đức sáng cùng ngày là do lượng phương tiện, hàng hóa vào các khu vực cảng tăng đột biến, cùng với các sự cố liên hoàn trên cao tốc gián tiếp gây ra sự việc. Hiện lực lượng CSGT đang tích cực phân luồng giao thông.
Anh Nguyễn Hoàng Hải (32 tuổi), làm việc ở Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), chia sẻ một trong những câu hỏi không dễ có câu trả lời vào mỗi dịp tết, chính là nên lì xì bao nhiêu?"Tôi cứ phân vân và chẳng thể tìm được câu trả lời hợp lý. Tôi rất ngại nếu lì xì mà bị… chê ít", anh Hải nói.Câu chuyện tế nhị này cũng là nỗi niềm của nhiều người trẻ. Họ muốn mừng tuổi cho con, cháu, là con của họ hàng, là con của đồng nghiệp, người quen thân… nhân dịp tết đến. Tuy nhiên, họ gặp khó trong việc nên để vào phong bao lì xì bao nhiêu tiền."Nếu lì xì chỉ 10.000 đồng, 20.000 đồng thì có vẻ ít. Tuy nhiên lì xì 50.000 đồng, 100.000 đồng hay 200.000 đồng thì tốn rất nhiều tiền. Nếu phải lì xì cho nhiều người, sẽ rất tốn kém", chị Đỗ Bích Hiền (30 tuổi), làm việc ở Công ty Zitahima (TP.Thủ Đức, TP.HCM), nói.Lê Hiền Trân (28 tuổi), làm việc ở Công ty TNHH thương mại Nhân Kim (Q.6, TP.HCM), cho hay: "Đã từng rơi vào tình cảnh… muối mặt vì sau khi lì xì cho con một người bạn, đứa trẻ mở phong bao lì xì và nói "chỉ có 20.000 đồng"."Mỗi dịp cận tết, tôi luôn liệt kê danh sách những con, cháu, trẻ em mà tôi sẽ lì xì để ước chừng số tiền cần phải chuẩn bị, bỏ sẵn vào phong bao lì xì. Nếu bỏ vào mỗi phong bao lì xì số tiền ít thì kỳ, mà nhiều thì có khi tốn cả hơn nửa tháng lương", Trân cho hay.Theo chuyên gia tâm lý Đỗ Thảo Hạnh (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), đây là câu hỏi không thể có câu trả lời hợp lý."Trước khi đặt ra thắc mắc "nên lì xì bao nhiêu?", thì mọi người cần hiểu ý nghĩa của lì xì (hay mừng tuổi) là một trong những phong tục đẹp của người VN trong dịp Tết Nguyên đán. Dù khoản tiền trong phong bao lì xì có bao nhiêu đi nữa, thì khi lì xì cũng chứa thông điệp mong người nhận có sự may mắn, niềm vui, vạn sự như ý dịp năm mới. Đây là phong tục luôn hiện hữu và không thể thiếu vào dịp tết cổ truyền", chị Hạnh nói.Chị Hạnh cho rằng: "Chúng ta đừng quá câu nệ hình thức và vật chất. Cũng đừng lo bị chê ít khi lì xì. Tùy khả năng tài chính của mỗi người mà tự "cân đo đong đếm" để có khoản tiền lì xì phù hợp. Chẳng hạn, nếu có điều kiện, có thể lì xì cho con, cháu 100.000 đồng, 200.000 đồng. Nhưng nếu chưa có nhiều dư dả, có thể lì xì 50.000 đồng, 20.000 đồng".Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thiện (Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM), cho rằng: "Cần lưu giữ ý nghĩa tốt đẹp của việc lì xì đầu năm. Ý nghĩa tốt đẹp ấy không thể hiện ở giá trị vật chất (tiền nhiều hay ít trong phong bao lì xì) mà nằm ở giá trị tinh thần, nghĩa là những lời chúc may mắn khi trao phong bao lì xì".Anh Thiện nói: "Đừng tự làm bản thân phải đau đầu khi cố tìm câu trả lời "nên lì xì bao nhiêu?". Nên tận hưởng tết. Chuyện lì xì thì tùy vào điều kiện kinh tế, mức độ thân thiết".Anh Thiện cũng cho rằng: "Phụ huynh có con cũng nên hướng dẫn con không nên mở phong bao lì xì sau khi nhận tiền mừng tuổi. Bên cạnh đó, cần dạy con về ý nghĩa của phong tục lì xì. Có như vậy, con sẽ không cảm thấy "tiền ít", so bì, tị nạnh khi được người khác lì xì".
Acer ra mắt laptop Swift mới dùng chip AMD Ryzen 8040 hỗ trợ Ryzen AI
Chiều 25.2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) cho các tổ chức tôn giáo và Tổng công ty Điện lực TP.HCM.Cụ thể, 8 tổ chức nhận sổ đỏ gồm: Giáo xứ Hà Đông, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) – Chi hội Gò Vấp, Chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Giáo xứ Nam Hưng, Chùa Ngọc Lâm (H.Hóc Môn), Chùa Di Lạc (Q.Bình Tân), Nhà hưu dưỡng linh mục Bắc Ninh, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức).Riêng Tổng công ty Điện lực TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đối với 30 khu đất làm trạm điện.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, an sinh xã hội và phát triển văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị có tính chất đặc thù trong công tác quản lý đất đai.Từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8.2024, TP.HCM đã có 26 hồ sơ của các cơ sở tôn giáo được trình và cấp sổ đỏ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.Tính chung từ năm 2008 đến nay, địa phương cấp hơn 1.000 sổ đỏ với tổng diện tích hơn 2,5 triệu m² đất cho các cơ sở tôn giáo. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức tôn giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận."Việc cấp sổ đỏ là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, đồng thời là cam kết của chính quyền trong việc đồng hành, hỗ trợ để các cơ sở tôn giáo hoạt động thuận lợi, ổn định", ông Thắng nói thêm.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tin tưởng với cơ sở pháp lý rõ ràng, các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện tốt phương châm "đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội", đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển thành phố.Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự phối hợp tích cực từ các tổ chức tôn giáo trong việc kê khai, đăng ký và hoàn thiện hồ sơ.Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai đến hết tháng 2.2025, toàn TP.HCM đã cấp 1.586.838 giấy chứng nhận cho cá nhân (tỷ lệ 99,7% so với diện tích đất cần cấp) và cấp 1.516.615 giấy chứng nhận cho tổ chức (tỷ lệ 92,5%).