Dân mạng ‘hả hê’ cảnh tài xế ô tô lấn làn, vượt ẩu bị CSGT xử phạt
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.Tổng thống tiếp theo của Ấn Độ đã làm nên lịch sử như thế nào?
Ngày 22.1, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án đối với 144 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.Tòa chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, sửa án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) 17 năm tù về tội nhận hối lộ và 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt mà bị cáo phải chịu là 22 năm tù (sơ thẩm bị cáo bị tuyên phạt 25 năm tù cho 2 tội danh này).Tòa phạt bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) 17 năm tù về tội nhận hối lộ (tòa sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù).Theo tòa phúc thẩm, bị cáo Trần Kỳ Hình đã nộp bổ sung hơn 4 tỉ đồng nên đã nộp đủ số tiền hưởng lợi bất chính. Ngoài ra, gia đình bị cáo Hình có công với cách mạng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều thành tích trong công tác, tham gia nhiều công tác xã hội...Bị cáo Đặng Việt Hà cũng đã nộp đủ số tiền nhận hối lộ ở giai đoạn sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo nộp thêm hơn 5 tỉ đồng, gia đình có công cách mạng, tham gia thiện nguyện, có đơn xin giảm nhẹ hình phạt của cán bộ công chức Cục Đăng kiểm Việt Nam...Ngoài ra, TAND cấp cao tại TP.HCM còn chấp nhận kháng cáo, giảm án cho nhiều bị cáo trong vụ án.Như Thanh Niên thông tin, bị cáo Trần Kỳ Hình với vị trí cục trưởng, vì vụ lợi cá nhân nhận tiền của các bị cáo từ đơn vị đăng kiểm tư nhân hơn 7,1 tỉ đồng. Ngoài ra, bị cáo còn phê duyệt thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đúng quy định.Đối với bị cáo Đặng Việt Hà, theo tòa, bị cáo đã thiếu giám sát và chỉ đạo lãnh đạo các phòng ban Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm trên cả nước nhận hối lộ; bị cáo vì vụ lợi cá nhân, khi nhận nhiệm vụ cục trưởng đã chỉ đạo cấp dưới nâng mức tiền nhận hối lộ của bản thân lên cao nhất. Tổng số tiền bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung là hơn 40 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.
Chơi 'xả láng' tại Bà Rịa-Vũng Tàu dịp lễ
Người phát ngôn Vatican Matteo Bruni cho biết Giáo hoàng Francis đã phải nhập viện sau hơn 1 tuần bị viêm phế quản mà không thuyên giảm. Nghị trình làm việc của Đức Thánh Cha buộc phải hủy ít nhất là đến thứ hai (17.2), theo AP hôm 15.2.Ông Bruni nói thêm sau khi nhập viện, người đứng đầu Tòa thánh được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường hô hấp và bị sốt.Đức Giáo hoàng bắt đầu bị khó thở và được chẩn đoán viêm phế quản từ ngày 6.2. Tuy nhiên, ngài vẫn tiếp tục công việc hằng ngày và chủ trì thánh lễ chủ nhật (9.2). Đến ngày 12.2, Đức Giáo hoàng không thể tự đọc bài phát biểu mà phải nhờ trợ lý đọc thay trong buổi tiếp kiến chung.Hôm 14.2, Đức Thánh Cha xuất hiện trong tình trạng nhợt nhạt và bị phù, do loại thuốc trị viêm phế quản gây giữ nước.Nhà báo Christopher Lamb của Đài CNN chuyên trách tại Vatican kể lại Giáo hoàng Francis trong một sự kiện vào sáng 14.2 dù tỉnh táo nhưng nói chuyện khá vất vả vì khó thở. Sau đó trong ngày, Đức Thánh Cha được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome.Sáng 14.2, Vatican xác nhận Đức Giáo hoàng đã gặp tổng cộng 5 khách mời, trong đó có Thủ tướng Slovakia Robert Fico."Đức Giáo hoàng rất bình tĩnh, tinh thần tốt và đọc một số tờ báo", AFP dẫn lời ông Bruni sau khi Đức Thánh Cha nhập viện.Hãng thông tấn ANSA dẫn nguồn tin từ Vatican cho hay Đức Giáo hoàng trải qua một đêm không sự cố ở bệnh viện và ngài đã hết sốt. "Liệu pháp điều trị mới, được bắt đầu hôm 14.2, đã cho diễn tiến khả quan", ANSA bổ sung.Lần gần nhất Giáo hoàng Francis phải nhập viện điều trị là vào tháng 6.2023, khi đó ngài được phẫu thuật loại bỏ mô sẹo trong ruột và thoát vị thành bụng. Bệnh viện Gemelli có phòng điều riêng cho người đứng đầu Tòa thánh.
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Chuyên gia tư vấn những lưu ý khi tiêm vắc-xin cho trẻ em
"Không muốn ai mắc nợ mình"- đó là chia sẻ của bà Thảo - chủ tiệm kinh doanh gốm sứ xuất khẩu ở TP.Thuận An, với PV Thanh Niên. Bà cho biết từ khi có ý định mở tiệm mì với mục đích san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho bà con lao động nghèo, bà được mẹ khuyên để giá 0 đồng. Tuy nhiên, dù làm thiện nguyện nhưng bà quan niệm không muốn ai mắc nợ mình nên để giá 1.000 đồng."Khi mọi người tới ăn và lấy tiền ra trả là họ không mắc nợ gì mình cả. Được trả tiền khiến mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi ghé tiệm. Còn nếu không có sẵn tiền lẻ thì trả bằng một nụ cười tôi cũng nhận", bà phân trần.Vậy là 1 tháng nay, tiệm mì gói phục vụ đều đặn vào buổi chiều từ 16 - 18 giờ, thứ hai đến thứ bảy. Mỗi buổi, tiệm bán được 200 - 250 gói mì tôm đủ loại. Ngoài ra còn có hủ tiếu, phở, bún ăn liền để khách chọn lựa. Vì còn bận công việc kinh doanh nên bà Thảo không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, vì thế bà chọn mì gói để chế biến nhanh và bảo quản được lâu. Biết mì gói ăn nhiều sẽ nóng, nên bà nấu một nồi nước dùng lớn và chất lượng với củ cải, cà rốt, nấm thay vì chỉ dùng nước sôi.