Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'
Mạng xã hội mới đây xôn xao khi xuất hiện một đoạn video, ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người bức xúc, khi một tài xế lái ô tô lấn làn, vượt ẩu tại khúc cua khuất tầm nhìn, suýt gây tai nạn đối đầu với nhiều ô tô và xe máy di chuyển ngược hướng.Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 phút ngày 26.2.2025, được xác định trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Lạng Sơn.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông ghi lại được, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 1. Khi đến một đoạn đường cong, tài xế một phen "hú vía" khi phát hiện phía trước xuất hiện một ô tô khác loại 7 chỗ màu đen đang vượt ẩu, lấn hẳn sang làn đường đối diện để vượt lên.Đúng lúc này, ở hướng ngược lại lúc này ngoài ô tô gắn camera hành còn có mốt số phương tiện khác đang di chuyển. Trong khi đoạn đường đèo lại nhỏ hẹp và quanh co khuất tầm nhìn. Thế nhưng tài xế lái xe vẫn bất chấp nguy hiểm cho xe chạy ngược chiều. Thậm chí còn không chịu giảm tốc độ nhường đường cho các xe đi đúng luật.Tình huống lái xe kiểu "tự sát" khiến ô tô gắn camera hành trình và các xe máy cùng hướng phải vội vàng lách sát vào lề đường để tránh. May mắn, vụ việc không dẫn đến tai nạn nguy hiểm kiểu đối đầu.Mặc dù vậy, trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải ở các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe cẩu thả, bất chấp nguy hiểm và xem thường luật của tài xế ô tô 7 chỗ.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Ô tô vượt ẩu xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đổi với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép (Điểm a Khoản 5 Điều 6). Ngoài ra, người vi phạm còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm nói trên dẫn đến tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.Nhà sập gần 4 năm nhưng không thể xây lại vì tranh chấp lối đi
Trang bị trên Grand i10 đánh trúng tâm lý người dùng khi trang bị những gì họ cần ở xe gia đình cỡ nhỏ
Xử phạt nghiêm công ty chứng khoán vi phạm trong chào bán trái phiếu doanh nghiệp
Nhà chức trách tuyên bố rằng 74 UAV đã bị bắn hạ khi đang tiến gần đến Moscow vào sáng sớm ngày 11.3. Sự kiện này đánh dấu cuộc tấn công bằng UAV lớn nhất nhằm vào thủ đô Moscow trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Thị trưởng Sobyanin cho rằng vụ tấn công là do quân đội Ukraine gây ra. Phía Ukraine chưa bình luận về thông tin trên."Các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại địa điểm có mảnh vỡ rơi xuống", Thị trưởng Sobyanin cho biết. Vụ việc khiến ít nhất một người thiệt mạng và 9 người khác bị thương, đồng thời gây ra hỏa hoạn ở nhiều nơi, theo The Kyiv Indenpendent.Vụ việc cũng khiến các sân bay ở Moscow phải chuyển hướng hoặc tạm dừng hoạt động. Cơ quan Vận tải Hàng không Nga thông báo hạn chế hoạt động của 2 sân bay lớn ở Moscow là Zhukovsky và Domodedovo vì lí do an ninh.Trong khi đó, Thống đốc vùng Moscow Andrei Vorobyov cho hay một số cư dân đã buộc phải sơ tán khỏi các chung cư ở quận Ramenskoye (Moscow), cách Điện Kremlin khoảng 50 km về phía đông nam.Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho hay lực lượng của họ đã chặn một cuộc tấn công lớn của 337 UAV của Ukraine trên nhiều khu vực, bao gồm 91 chiếc ở vùng Moscow, 126 chiếc ở vùng Kursk, 38 chiếc ở vùng Bryansk và những chiếc khác ở các vùng Belgorod, Ryazan, Kaluga, Lipetsk, Oryol, Voronezh và Nizhny Novgorod.Cuộc không kích diễn ra khi các phái đoàn Kyiv và Washington sắp họp tại Ả Rập Xê Út để thảo luận về các điều khoản hòa bình và cách thức chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc đây không phải là lần đầu tiên Ukraine phóng UAV vào Moscow vào đúng ngày một phái đoàn cấp cao dự kiến đến thăm thủ đô Nga. Tổng thư ký Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Feridun Sinirlioglu dự kiến sẽ có chuyến thăm Nga vào ngày 11.3.Trong một diễn biến khác, ông Lubos Blaha, thành viên Nghị viện châu Âu, nhận định Nga đang giành chiến thắng trong chiến dịch quân sự đặc biệt và nắm giữ thế chủ động trên chiến trường. Ông chia sẻ với TASS rằng: "Hiện Ukraine không có cơ hội, Ukraine không có nhân lực và nếu không có Mỹ, họ không có khả năng bảo vệ lãnh thổ".
Hình ảnh những đứa trẻ thơ chụm đầu lại bên ngọn đèn dầu để tìm ánh sáng tri thức hay nói một cách chân phương là học bài và làm bài vào ban đêm là ký ức không thể nào quên của tôi hay những người bạn cùng thời. Năm tháng tuổi thơ của tôi dần trôi qua với lời dặn dò của người lớn: Cố gắng học bài và làm bài vào ban ngày vì ban đêm đèn dầu không đủ ánh sáng, ảnh hưởng đến thị lực. Cũng may, lúc nhỏ bài học không nhiều nên đa số là giải quyết vào ban ngày, khi nào bận rộn lắm mới học vào ban đêm.Những chiếc đèn dầu có nhiều loại với những công năng khác nhau: Đèn hột vịt thường được đặt trên bàn thờ gia tiên, đèn ABC có kích thước lớn hơn đèn hột vịt và thường được để ở phòng khách hay ở giữa nhà. Cả hai loại đèn thông dụng này đều có núm vặn điều chỉnh tim đèn để có được nguồn sáng như ý muốn. Ngoài hai loại đèn này, nhà nào sang hơn thì sử dụng đèn Hoa Kỳ mà theo nhiều người đây được xem như thành tựu nổi bật nhất của đèn dầu Việt Nam. Hầu như, mỗi nhà trong xóm đều có những chai dầu dự trữ đề phòng đèn hết dầu giữa chừng. Có những lúc hết dầu mà chưa kịp mua, thế là chạy khắp xóm để mượn hay xin một ít chế vào đèn để thắp sáng. Thế mới biết ánh sáng thật có giá trị vào những đêm tối! Hình ảnh những chiếc đèn dầu soi sáng con đường quê len lỏi vào trong tâm thức tôi và càng khắc sâu hơn khi tôi được đọc tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam và mãi mãi là những kỷ niệm đáng nhớ của một thời tuổi thơ.Năm tôi học lớp 9, ba sắm được một chiếc bình ắc quy và một chiếc đèn nhỏ. Thế là gian nhà nhỏ bừng lên ánh sáng trắng của bóng đèn sạc bình. Một chiếc bình nhỏ tương ứng với năng lượng và công suất của bóng đèn thắp sáng được trưng dụng thay thế những chiếc đèn dầu ngày xưa là một kỳ công của người dân nông thôn, dĩ nhiên trong đó có cả gia đình tôi. Nghề sạc bình rất thịnh hành vào thời điểm này. Có những nơi hoạt động hết công suất mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu của khách. Thế là hẹn lần, hẹn lượt và có nhiều khi là khách giận hờn vì không có bình để thắp sáng đèn vào ban đêm. Chiếc bình ắc quy không những thắp sáng mà có một công dụng nữa đó là sử dụng để xem TV. Những chiếc TV trắng đen ngày ấy khi gần hết bình là cái khung sẽ dần nhỏ lại cho đến khi không còn thấy hình được nữa. Nhiều khi đang xem phim hấp dẫn mà hết bình thì thật là tức anh ách! Nhưng dù sao đi nữa thì chiếc bình ắc quy vẫn được xem là một bước phát triển so với những chiếc đèn dầu."Dòng điện mê say gọi ngày tương lai. Dòng điện bao la, gọi đời bay xa …" - những ca từ trong bài hát Trị An âm vang mùa xuân của cố nhạc sĩ Tôn Thất Lập mà lúc nhỏ tôi nghe các cô chú hát trong những lần hội thi văn nghệ quần chúng đã trở thành sự thật ở xóm tôi, khi những cây cột điện lần lượt được dựng lên. Cả xóm được hòa chung vào lưới điện quốc gia trong khí thế "dòng điện trong ta gọi đời bay xa". Những chiếc đèn dầu, bình ắc quy từ từ trở thành những vật kỷ niệm của một thời đã qua khi được thay thế bằng những chiếc bóng đèn hiện đại với nhiều chủng loại, màu sắc, kích cỡ theo thị hiếu của khách hàng. Đời sống của người dân được nâng chất theo sự phát triển của mạng lưới điện nông thôn. Nếu trước đây, từ trung tâm huyện đi vào xóm là hình ảnh le lói của những ngọn đèn dầu, đèn pin soi đường thì giờ đây với hệ thống đèn đường những người dân xóm tôi yên tâm hơn khi có việc ra khỏi nhà vào ban đêm. Vào những buổi tối thứ bảy trên ti vi có cải lương, bà con trong xóm không sợ cái cảnh phải về nhà sớm giữa chừng khi chưa hết tuồng vì có ông điện lực đảm bảo rồi! Vui nhất là những lần có World Cup hay Euro Cup, cả xóm tôi thật rộn ràng. Ngay cả những người phụ nữ không biết đến bóng đá cũng nôn nao. Họ chuẩn bị đủ thứ, nào là mì gói, cháo ăn liền, cà phê, sữa… để cho cánh đàn ông có sức mà thức cùng bóng đá. Những tối trực tiếp bóng đá, quán cà phê chú Ba luôn đông nghẹt. Thật thú vị khi hàng chục người chụm đầu vào màn hình la rầm trời rầm đất mỗi khi có bàn thắng hay những pha hỏng ăn của cầu thủ. Khoảng thời gian giữa hai hiệp đấu là vui nhất. Thường là một nồi cháo lòng được chuẩn bị từ lúc đầu hôm để làm ấm lòng những tín đồ túc cầu giáo giữa đêm khuya. Nếu không có nồi cháo thì cũng xôi nếp, khoai lang hay mì gói. Tình làng nghĩa xóm thật ấm lòng làm sao với sự lan tỏa tích cực của mạng lưới điện trên khắp mọi miền. Trong dịp tết vừa rồi, ngồi hàn huyên tâm sự với những người bạn cùng thời tất cả chúng tôi đều có chung một suy nghĩ là từ khi mạng lưới điện được phủ sóng thì đời sống vật chất và tinh thần của mọi người được nâng lên dần, trong đó có cả người dân trong xóm tôi hay nói một cách khác là nhờ có điện mà cuộc sống được cải thiện và xa hơn nữa là kinh tế sẽ phát triển tạo tiền đề để đất nước được giàu mạnh hơn. Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng. - Nhận bài thi đến hết ngày 30.04.2025. - Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn
Làm thêm không quá 20 giờ/tuần, học sinh, sinh viên nói gì?
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.