Giá xăng dầu hôm nay 19.3.2024: Tăng mạnh, tiến sát mốc 87 USD/thùng
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC 3 lần thay đổi giá vàng trong sáng 21.3, mỗi lần giảm từ 300.000 - 800.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm từ 900.000 đến 1,4 triệu đồng mỗi lượng. Tương tự, các đơn vị kinh doanh vàng khác như Bảo Tín Minh Châu, Doji, Phú Quý… cũng liên tục điều chỉnh giá đi xuống. Giá mua vàng miếng SJC xuống còn 96,4 triệu đồng, bán ra còn 98,9 triệu đồng.Cùng với đó, giá vàng nhẫn 4 số 9 của các đơn vị cũng lao dốc từ 200.000 - 600.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức mất giá trong sáng 21.3 lên 700.000 đến 1,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji là đơn vị giảm giá mua vàng mạnh nhất trên thị trường, lên 1,6 triệu đồng, xuống còn 96,9 triệu đồng, trong khi chiều bán ra còn 99,3 triệu đồng. Các công ty cũng giảm giá mua vào nhanh hơn so với bán ra. Công ty Bảo Tín Minh Châu là giảm giá mua vào còn 97,5 triệu đồng, bán ra 99,6 triệu đồng. Công ty Phú Quý mua vào với giá 97,3 triệu đồng, bán ra 99,3 triệu đồng…Ghi nhận trên thị trường, nhiều người mang vàng bán chốt lời, trong khi chiều mua vào giảm không bằng. Tại Công ty SJC, số khách hàng đến bán vàng khối lượng lớn hơn so với mua vào. Điều này khiến vàng trong nước giảm mạnh hơn so với giá thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ, giá vàng miếng SJC đã giảm 1,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra, còn mua vào giảm mạnh hơn lên đến 2,2 triệu đồng/lượng. Vàng trong nước giảm khoảng 2% chỉ trong một ngày, trong khi giá vàng thế giới giảm khoảng 0,5%. Kim loại quý thế giới giảm 15 USD/ounce, xuống còn 3.030 USD/ounce.Hơn 150 nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư
Chị An sinh ra tại TT.Hai Riêng, địa bàn có đồng bào thuộc 20 dân tộc thiểu số sinh sống. Điều kiện của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Từ nhỏ, chị chứng kiến những người bạn của mình phải bỏ dở việc học vì điều kiện gia đình. Thấu hiểu và đồng cảm với những thiệt thòi mà trẻ em vùng cao đang đối mặt, ngay từ khi còn học phổ thông, chị đã nuôi ước mơ thành lập nhóm thiện nguyện để chăm lo cho các em.Để thực hiện ước mơ, chị An chọn học chuyên ngành công tác xã hội. Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 2014, chị cùng các bạn tại TT.Hai Riêng thành lập CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng với 15 thành viên, bắt đầu hành trình sống hết mình vì trẻ em đồng bào thiểu số.Hơn 10 năm cùng CLB Hoa Xương Rồng rong ruổi khắp các bản làng ở H.Sông Hinh thực hiện chương trình thiện nguyện, chị An nhìn nhận được nhiều thứ. "Khi nhìn những mảnh đời đau thương ngoài kia, tôi thấy bản thân mình quá may mắn. Nhất là với những trẻ em người đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa, con chữ đối với các em quả thật rất khó khăn. Mùa đông là một cực hình khi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc", chị chia sẻ.Để chủ động kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB cùng nhau đi nhặt, xin ve chai để bán lấy tiền xây dựng quỹ. Đến những dịp lễ tết, cả nhóm lại cùng nhau bán nước, bán hoa để gây quỹ.Suốt 10 năm qua, dấu chân của những thành viên CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng in trên khắp bản làng của 11 xã, thị trấn tại H.Sông Hinh, thực hiện các chương trình như: Nấu ăn cho em, tặng quà dịp Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, tổ chức các hoạt động mùa hè, cắt tóc miễn phí..."Càng đi nhiều, chúng mình càng thấy còn quá nhiều mảnh đời khó khăn. Những hoạt động, chương trình mà câu lạc bộ tổ chức chỉ giải quyết vấn đề cấp thời, chưa chăm lo được đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em về lâu, về dài. Đó là nỗi trăn trở lớn nhất của các thành viên trong câu lạc bộ", chị An nói.Chị An cũng cho biết bản thân và các bạn trong CLB còn rất nhiều trăn trở với hoạt động thiện nguyện. Ước mơ lớn nhất của chị là thực hiện dự án nuôi em để chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho trẻ vùng cao một cách bền vững, lâu dài.Theo anh Hồ Vĩnh Hưng, Bí thư Huyện đoàn Sông Hinh, các hoạt động của chị An và CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cộng đồng, xã hội."Suốt 10 năm qua, chị An và CLB thiện nguyện đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em đồng bào tại H.Sông Hinh. Làm hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết, sự tận tâm của mình, chị An đã được Tỉnh đoàn Phú Yên tuyên dương gương người tốt, việc tốt năm 2020", anh Hưng cho biết.
Gánh bánh mì gần nửa thế kỷ ngon có tiếng chợ An Đông: ‘Nồi cơm’ của cả gia đình
Trong trường hợp của bệnh nhân Q., bác sĩ đã cho dùng kháng sinh để điều trị bệnh lậu, đồng thời, xử lý các “nốt sùi” bằng kỹ thuật đốt điện. Sau 7 ngày điều trị, các triệu chứng của bệnh nhân đã hết, soi tươi cho kết quả âm tính với vi khuẩn lậu, vết đốt sùi mào gà đã lành da. Bác sĩ đã tư vấn thêm cho bệnh nhân về quan hệ tình dục an toàn, quan hệ bằng miệng cũng có khả năng mắc bệnh lậu. Và khuyên bệnh nhân không nên cạo lông “vùng kín” vì sẽ dễ xây xước da, tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập vào gây sùi mào gà. Đồng thời, bác sĩ tư vấn bệnh nhân Q. nên tham khảo với chuyên gia về việc tiêm vắc xin HPV.
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Chiếm đường đậu xe
Theo ông Trần Văn Ngoan, một tiểu thương ở xã Huyền Sơn, H.Lục Nam (Bắc Giang), một số diện tích vải chín sớm ở Hải Dương, Quảng Ninh bắt đầu cho thu hoạch. Tại Hải Dương, giá vải mua buôn tại vườn dao động 50.000 - 60.000 đồng/kg. Còn tại Quảng Ninh, vải u trứng ngọt dù chưa ngon lắm nhưng chủ vườn đang bán 70.000 - 80.000 đồng/kg.