$950
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của atm sacombank gần đây. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ atm sacombank gần đây.Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của atm sacombank gần đây. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ atm sacombank gần đây."Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói. ️
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025) là sự kiện đa phương quan trọng do Việt Nam đăng cai tại Hà Nội, diễn ra vào thời điểm ý nghĩa, đánh dấu 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 600 đại biểu là lãnh đạo cấp cao ASEAN, các chuyên gia, đối tác quốc tế và đại diện các doanh nghiệp lớn trong khu vực cùng thảo luận về các thách thức, xu hướng định hình tương lai ASEAN. Với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động", diễn đàn gồm 5 phiên toàn thể chính thức cùng nhiều hoạt động quan trọng được xem tạo bước đệm cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 nhằm tăng cường liên kết khu vực và tìm kiếm cơ hội để bứt phá, phát huy vai trò trung tâm. Sự kiện nhận được sự quan tâm của truyền thông quốc tế, đánh giá đây là một nền tảng chiến lược để định hình tương lai của khu vực ASEAN trong bối cảnh chuyển đổi toàn cầu đầy thách thức.Tại AFF 2025, Trung Nguyên Legend là thương hiệu được chọn cung ứng cà phê cho các đại biểu, khách mời, góp phần lan tỏa giá trị đặc biệt của cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam đến cộng đồng quốc tế. Đông đảo đại biểu, khách mời tham dự AFF 2025 đã có ấn tượng đặc biệt với hệ sinh thái cà phê đa dạng, khác biệt, và những ly cà phê năng lượng tuyệt hảo Ottoman - Roman - Thiền của Trung Nguyên Legend.Những sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend cũng được Bộ Ngoại giao đặc biệt chọn làm món quà ngoại giao gửi đến lãnh đạo cấp cao, nguyên thủ quốc gia, đoàn đại biểu, chuyên gia quốc tế tham dự chương trình, gửi gắm tinh thần, văn hóa và triết lý cà phê đến từ Việt Nam mong muốn lan tỏa đến cộng đồng ASEAN và bạn bè quốc tế.Đặc biệt, trong khuôn khổ AFF 2025, Trung Nguyên Legend đã giới thiệu trải nghiệm sản phẩm Thiền cà phê cho các chính khách cấp cao ASEAN, các chiến lược gia hàng đầu khu vực và quốc tế, mang đến một góc nhìn sâu sắc hơn về giá trị văn hóa cà phê đến từ Việt Nam. Đồng thời, tham gia tọa đàm "Thúc đẩy nông nghiệp thông minh vì An ninh lương thực khu vực", Trung Nguyên Legend đã trình bày tham luận "Hệ sinh thái cà phê Trung Nguyên Legend với nông nghiệp thông minh toàn diện" với nội dung chính là sáng tạo có trách nhiệm và bền bỉ trong một thế giới đầy biến động bằng những giải pháp từ cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và hội nhập sâu rộng của cộng đồng ASEAN trong tương lai.Với những đóng góp tích cực góp phần tạo nên thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, BTC chương trình đã tặng bằng khen và cúp ghi nhận sự hỗ trợ to lớn và cam kết vững chắc của Trung Nguyên Legend đối với Diễn đàn.Là thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã luôn không ngừng nỗ lực nâng tầm giá trị cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam trên toàn cầu. Trong nhiều năm qua, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend luôn được lựa chọn phục vụ, hiện diện tại các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu như APEC, ASEM, ASEAN, WEF, cũng như các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, trở thành "đại sứ ngoại giao" kết nối văn hóa Việt Nam với quốc tế. Trung Nguyên Legend còn là thương hiệu cà phê được chọn cung ứng, phục vụ tại các sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa mang tầm vóc quốc gia và quốc tế như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, các kỳ họp Quốc hội, Diễn đàn phụ nữ toàn cầu, Gumball 3000,… góp phần khẳng định, nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam. Các tuyệt phẩm cà phê năng lượng của Trung Nguyên Legend cũng được ưu tiên chọn làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia, chính khách quốc tế, các đại sứ như một món quà đại diện cho văn hóa và tinh thần cà phê Việt Nam. Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, những sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend cũng được Bộ Quốc Phòng chọn làm quà tặng ngoại giao thể hiện tinh thần sáng tạo, mạnh mẽ và năng động của Việt Nam gửi đến bạn bè quốc tế.Với tinh thần sáng tạo không ngừng, Trung Nguyên Legend đã nghiên cứu, cô lọc tinh hoa 3 nền văn minh cà phê thế giới trong các sản phẩm, không gian hàng quán giới thiệu đến bạn bè quốc tế, nhằm tôn vinh giá trị cà phê và văn hóa cà phê. Vừa qua, từ ngày 17 - 21.2.2025, Trung Nguyên Legend đã tham gia Gulfood 2025 tại Dubai (UAE) - triển lãm lớn nhất khu vực Trung Đông, một trong những triển lãm thương mại lớn hàng đầu thế giới về chuyên ngành thực phẩm, nông sản. Tại đây, hệ sản phẩm cà phê năng lượng đặc biệt cà phê Ottoman - Roman - Thiền cùng những nét văn hóa cà phê đặc sắc đến từ Việt Nam đã thu hút đông đảo khách tham quan quốc tế đến tìm hiểu, mở rộng cơ hội hợp tác.Đặc biệt, từ năm 2023, Trung Nguyên Legend đã hợp tác cùng các hãng thông tấn hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery, CNN, Bloomberg… thực hiện những bộ phim đặc sắc về cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam phát sóng toàn cầu. Câu chuyện Trung Nguyên Legend "kết hợp nông sản đặc trưng với việc xây dựng, định vị thương hiệu đại diện cho văn hóa, lối sống lành toàn diện" đã thay đổi cách nhìn nhận của thế giới về Việt Nam, từ một cường quốc xuất khẩu cà phê đang từng bước có những đóng góp quan trọng cho văn hóa cà phê toàn cầu. Trong đó, phim "The Awakenings of Coffee" (Con đường thức tỉnh từ cà phê) do Warner Bros. Discovery và Trung Nguyên Legend hợp tác sản xuất, tôn vinh giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột qua triết lý Cà phê Đạo do Nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ sáng tạo, đã và đang được phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu đến hết tháng 3.2025.Được biết, Trung Nguyên Legend đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm, mô hình, dự án, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, EU, Ấn Độ,… và trên toàn cầu. Đặc biệt, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đang chuẩn bị mở trụ sở chính tại Mỹ trong năm nay để quảng bá mạnh mẽ cà phê và văn hóa cà phê Việt Nam tại cường quốc kinh tế hàng đầu này. Với sự hiện diện đặc biệt tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, Trung Nguyên Legend tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc quảng bá và nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Không chỉ hiện thực hóa khát vọng "đưa cà phê Việt Nam được nhìn nhận trên phạm vi toàn cầu" để "tới một ngày, nói đến cà phê, thế giới sẽ nghĩ tới Việt Nam", Trung Nguyên Legend thể hiện sự đồng hành cùng cộng đồng ASEAN trong việc xây dựng một nền kinh tế sáng tạo, bền vững, hướng tới cộng đồng thế giới hòa bình, ổn định, phát triển. ️
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết. ️